8. Cấu trúc luận văn
1.3. Sơ lƣợc về tác giả, văn bản Việt điệ nu linh tập, Lĩnh Nam chích
1.3.2. Sơ lược về tác giả, văn bản Lĩnh Nam chích quáilục
Cũng như một số tác phẩm văn học cổ khác Lĩnh Nam chích quái lục
được truyền đến ngày nay khơng thể tránh khỏi tình trạng “tam sao thất bản”. Việc xác định tác giả của cuốn sách này dựa trên những tài liệu hiện có là một việc làm rất khó với chúng ta.
Những tên tuổi thường hay được nhắc đến cùng với Lĩnh Nam chích quái là Trần Thế Pháp, Vũ Quỳnh và Kiều Phú.
Trong Kiến văn tiểu lục, Lê Q Đơn viết về Lĩnh Nam chích qi có
đoạn như sau: “Sách Lĩnh Nam chích quái, tục truyền do Trần Thế Pháp viết, sách Thiếu vi nam bản cũng nói vậy. Chúng ta khơng rõ Thế Pháp người ở
đâu. Hiện nay chỉ thấy được bài nói đầu của Vũ Quỳnh,…” [21, tr243]. Căn cứ vào ý kiến này hình như Trần Thế Pháp là tác giả của Lĩnh Nam chích qi
lục. Ngồi ra, nhà sử học, nhà thơ Đặng Minh Khiêm trong bài Tựa ở sách Vịnh sử thi tập của ông đề vào mùa xuân năm Quang Thiệu thứ 5 (1520) cũng
có nhắc tới Trần Thế Pháp và Lĩnh Nam chích quái lục:“ Vào khoảng năm Hồng Thuận, tơi vào sử qn, trộm có ý thuật lại chuyện xưa, hiềm vì sách chứa trong Bí thư qua nhiều cơn binh hỏa, đa phần mất mát. Chỉ cịn thấy có sách Đại Việt sử ký tồn thư của Ngơ Sĩ Liên, Đại Việt sử ký của Phan Phu
Tiên, Việt điện u linh tập lục của Lý Tế Xuyên, Lĩnh Nam chích quái lục của Trần Thế Pháp mà thơi…”
Hiện nay, những gì chúng ta biết về Trần Thế Pháp là rất hạn chế, căn cứ vào một số bản chép tay chúng ta biết thêm được rằng Trần Thế Pháp có hiệu là Thức Chi, quê ở Thạch Thất, Sơn Tây.
Vũ Quỳnh tự là Thủ Phác, hiệu Đốc Trai, lại có hiệu khác là Yến Xương người làng Mộ Trạch, huyện Đường An, Hải Dương. Ông sinh năm 1453, đậu tiến sĩ năm 26 tuổi (niên hiệu Hồng Đức thứ 9, 1478) làm quan đến Lễ bộ thượng thư. Ở cương vị Lễ bộ Thượng thư và là một học giả tinh thơng, cần mẫn lại là người có ý thức xây dựng nền văn hiến dân tộc, được phục hưng từ thời Đinh, Tiền Lê và triển khai mạnh mẽ từ thời Hậu Lê, trong cuộc đời của mình Vũ Quỳnh đã soạn nhiều cơng trình có giá trị: bộ sử Việt giám thông
khảo, tập thơ Tố Cầm, tập truyện Tân Đính Lĩnh Nam chích quái, sách Đại thành tốn Pháp.
Hiện nay, có hay khơng sự hợp tác giữa Trần Thế Pháp và Vũ Quỳnh trong việc viết Lĩnh Nam chích quái vẫn là một câu hỏi ngỏ. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu nghiêng về ý kiến cho rằng Trần Thế Pháp là người biên soạn bản Lĩnh Nam chích quái trước và sau đó Vũ Quỳnh dựa vào đó để viết ra
một tập truyện khác với cái tên Tân đính Lĩnh Nam chích quái. Tập Tân đính
Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh dày hơn, có thêm nhiều truyện hơn so
với Lĩnh Nam chích quái lục của Trần Thế Pháp. Các chuyện được kể hết sức độc đáo và sáng tạo, li kì, hấp dẫn, kích thích trí tưởng tượng của người đọc.
Nam chích qi có trước đó và biên soạn, chỉnh lí lại theo ý mình. Trong bài
hậu tự sách Lĩnh Nam chích quái (mùa xuân năm Hồng Đức thứ 23 -1492).
Tác giả viết: “…cho nên, kẻ ngu này tham khảo thêm sách khác thêm ý riêng
cho mình chữa lại cho đúng, biện chính những điều sai lầm của thưở trước, cho khỏi tiếng chê cười của đời sau, lại gọt bớt chỗ rườm rà theo chỗ giản dị để sách tiện mang cất, coi xem,…” [50, tr.19]. Như vậy, sách Lĩnh Nam chích quái của Kiều Phú đã chỉnh sửa, gọt bớt đi nhiều của sách Lĩnh Nam chích quái cổ.
Sau thế kỉ thứ XV, sau Vũ Quỳnh và Kiều Phú, sách Lĩnh Nam chích quái lại bị sửa chữa thêm bớt nhiều lần. Theo như bài tự của Vũ Quỳnh thì
ơng sắp xếp những chuyện cũ thành hai quyển. Sang đời Mạc, một nhà nho họ Đoàn lại thêm quyển thứ ba nữa. Sang thế kỉ thứ XVIII, Vũ Khâm Lân cũng tham gia vào việc thêm truyện mới cho Lĩnh Nam chích quái. Chắc chắn rằng từ thế kỷ thứ XVI đến thế kỉ thứ XIX, còn nhiều nhà nho khác mà ta không biết tên dần dần chép thêm những chuyện mới vào sau những truyện mà người trước đã chép. Vì vậy có những tên như Lĩnh Nam chích quái liệt truyện khảo chính, Lĩnh Nam chích qi tiếm đính, có những phần tục bổ, tục
biên ở cuối nhiều bản Lĩnh Nam chích quái.
Về số lượng và các truyện trong bản Lĩnh Nam chích quái cổ được cho là của Trần Thế Pháp cũng là một câu hỏi cần giải đáp. Nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh đã căn cứ vào 9 bản Lĩnh Nam chích quái khác nhau, mỗi bản
chép một số truyện không giống hẳn với các bản khác và thấy rằng bản ít nhất chép 22 truyện, bản nhiều nhất chép đến 42 truyện. Tổng số các truyện được chép lên đến 76 truyện khác nhau. Trong số 76 truyện đó chỉ có một số truyện do Vũ Quỳnh, Kiều Phú sưu tập. Theo Phan Huy Chú trong sách Lịch triều hiến chương loại chí (quyển 45) nguyên bản của Vũ Quỳnh – Kiều Phú
sau thì gồm 19 truyện [16, tr.52]. Và căn cứ vào bài tự của Vũ Quỳnh và bài hậu tự của Kiều Phú thì có lẽ con số 22 truyện là gần đúng. Trong bài tự của mình, Vũ Quỳnh có nhắc đến từng truyện với ý nghĩa của nó. Các truyện ơng kể ra là: “Họ Hồng Bàng”, “Dạ Thoa”, “Bạch Trĩ”, “Rùa vàng”,” Cây cau”, “Dưa hấu”, “Bánh chưng”, “Hà Ơ Lơi”, “Đổng Thiên Vương”, “Lý Ông Trọng”, “Nhất Dạ Trạch”, “Giếng Việt”, “Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không”, “Dương Không Lộ và Nguyễn Giác Hải”, “Ngư Tinh”, “Hồ Tinh”, “Hai Bà Trưng”, “Thần núi Tản Viên”, “Nam chiếu”, “Man Nương”, “Tô Lịch”, “Mộc tinh”. Trong bài Hậu tự, Kiều Phú cũng nêu lên từng truyện với ý nghĩa của nó. Các truyện ông kể đến là: “Họ Hồng Bàng”, “Nam Chiếu”, “Tô Lịch”, “Rùa vàng”, “Ngư tinh”, “Hồ tinh”, “Mộc tinh”, “Bánh chưng”, “Long Nhãn”, “Bạch trĩ”, “Đổng Thiên Vương”, “Lý Ông Trọng”, “Dưa hấu”, “Cây cau”, “Nhất Dạ Trạch”, “Giếng Việt”, “Hà Ơ Lơi”, “Dạ Thoa”, “Thần núi Tản Viên”, “Man Nương”, “Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không”, “Dương Không Lộ và Nguyễn Giác Hải”. Thứ tự mà Kiều Phú theo không giống như thứ tự mà Vũ Quỳnh đã theo nhưng số truyện đều là 22 truyện cả và các truyện kể ra gần như giống nhau chỉ có truyện “Bánh Trưng” là khơng có trong bài hậu tự của Kiều Phú, truyện “Long Nhãn” có trong bài hậu tự của Kiều Phú nhưng lại khơng có trong bài tự của Vũ Quỳnh. Như vậy con số lệch nhau giữa tập của Vũ Quỳnh và Kiều Phú là một truyện. Vậy đem tổng số truyện mà hai ơng nhắc đến ta có 23 truyện. Ơng Đinh Gia Khánh đã nghiên cứu 9 bản Lĩnh Nam chích quái
khác nhau và thấy rằng 23 truyện nói trên được chép trong hầu hết các bản. Điều đó chứng tỏ rằng 23 truyện trên là phần cốt lõi của tập Lĩnh Nam chích quái cổ. Chính vì vậy người chép 9 bản trên mới giữ nguyên phần lõi đó rồi mới thêm các truyện khác vào. Con số các truyện chép thêm từ 9 bản này đã lên tới 50 truyện. Trong số đó có nhiều truyện lấy từ sách Việt điện u linh tập đã nói ở trên.
quái gần với nguyên văn của Vũ Quỳnh và Kiều Phú, gần với những cốt lõi
của bản Lĩnh Nam chích quái cổ nhất cuối cùng Đinh Gia Khánh, Nguyễn Ngọc San đã công bố một bản dịch Lĩnh Nam chích qi có giá trị, là tài liệu
có cơ sở để các nhà nghiên cứu có thể dựa vào. Các ông chọn bản A.33 được lưu trữ tại thư viện khoa học xã hội là bản chính để dịch. Bản này cũng chia
Lĩnh Nam chích quái ra làm hai quyển thượng và hạ như Vũ Quỳnh đã viết
trong bài tự và số truyện cũng phù hợp với số truyện mà Vũ Quỳnh và Kiều Phú nêu ra, chỉ có thiếu truyện Dạ Thoa và đã được các dịch giả lấy ở một
bản khác (số sách A.750, Thư viện khoa học). Bản A.33 là bản tương đối cổ, chép vào năm Chính Hịa thứ 16, tức năm 1695 đời Lê Hy Tơng (ở tờ đầu có ghi: Chính Hịa thập lục tuế, tại Đinh Sửu, trọng đơng, cốc nhật). Ngồi bản dịch có từ lâu của Đinh Gia Khánh, Nguyễn Ngọc San thì bản dịch gần đây của Nguyễn Đăng Na cũng là bản dịch đáng tin cậy. Nguyễn Đăng Na đã dịch từ bản HV.486 hiện lưu trữ tại viện Sử học, theo ông đây là bản chưa bị Kiều Phú sửa đổi. Hiện nay, chúng tôi mới chỉ được tiếp xúc với một số truyện của
Lĩnh Nam chích quái do Nguyễn Đăng Na dịch, in trong Văn xuôi tự sự Việt
Nam thời trung đại (tập 1).
Điểm qua tình hình tác giả và văn bản ở trên thì thấy rằng Trần Thế Pháp là người đầu tiên sáng tạo ra Lĩnh Nam chích quái (hoặc ít nhất ơng cũng
được tiếp xúc với bản Lĩnh Nam chích qi của các nhà Nho trước đó và biên soạn lại). Có nhiều chứng cứ cho ta thấy các nhà Nho đời sau như Vũ Quỳnh, Kiều Phú đều dựa vào bản Lĩnh Nam chích quái cổ của Trần Thế Pháp để
sáng tạo ra tác phẩm của mình. Cơng lao của Trần Thế Pháp đối với Lĩnh Nam chích qi là điều khơng thể phủ định. Và cơng lao biên soạn, lưu giữ lại
Lĩnh Nam chích quái cổ của Vũ Quỳnh và Kiều Phú đều rất đáng được ghi
nhận. Đặc biệt tập Tân đính Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh là một sáng tạo nghệ thuật vượt bậc của một cây bút hết sức tài hoa.
Trong tình hình tài liệu hiện nay, việc tìm ra bản Lĩnh Nam chích qi lục của Trần Thế Pháp là rất khó. Phần lớn những bản lưu giữ hiện nay có thể
là do người đời sau chép lại từ bản của Vũ Quỳnh và Kiều Phú. Tuy nhiên, bằng tất cả những nỗ lực, các dịch giả đã cố gắng tiếp cận với những văn bản có cơ sở và đáng tin cậy, gần với nguyên tác của Trần Thế Pháp nhất.
Dưới đây là các truyện do Đinh Gia Khánh, Nguyễn Ngọc San giới thiệu trong bản dịch của mình:
Tập I:
1. Truyện Họ Hồng Bàng
2. Truyện Ngư tinh 3. Truyện Hồ Tinh
4. Truyện Đổng Thiên Vương
5. Truyện Nhất Dạ Trạch
6. Truyện Mộc Tinh
7. Truyện Cây cau
8. Truyện Bánh chưng
9. Truyện Dưa hấu
10. Truyện Chim Bạch trĩ
Tập II:
11. Truyện Lý Ông Trọng 12. Truyện Giếng Việt 13. Truyện Rùa vàng
14. Truyện Hai bà Trinh linh phu nhân họ Trưng 15. Truyện Man Nương
16. Truyện Nam Chiếu 17. Truyện sông Tô Lịch 18. Truyện núi Tản Viên
19. Truyện Hai vị thần ở Long Nhãn, Như nguyệt 20. Truyện Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không 21. Truyện Dương Không Lộ và Nguyễn Giác Hải
22. Truyện Hà Ơ Lơi
Tiểu kết Chƣơng 1:
Ở chương 1 chúng tơi đã trình bày những vấn đề chung của Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích qi lục. Trong đó có những khái niệm liên quan
đến thể loại chí qi, nhân vật kì ảo và phương thức thể hiện nhân vật. Ngoài ra, chúng tơi dành dung lượng lớn hơn để trình bày những tiền đề cho sự ra đời của hai tập sách Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục. Việt điện
u linh tập và Lĩnh Nam chích qi lục khơng chỉ viết theo thể loại chí qi mà
cịn chịu ảnh hưởng thẩm mĩ của văn học kì ảo Trung Quốc. Chúng đã tiếp thu những tinh hoa của văn học Trung Quốc đồng thời được nuôi dưỡng bởi những dưỡng chất từ văn học, văn hóa dân gian Việt Nam lại hấp thụ được những ưu điểm của văn xuôi lịch sử. Dựa trên những chất liệu của văn học dân gian và những sử liệu từ văn xuôi lịch sử, Lý Tế Xuyên và Trần Thế Pháp đã chưng cất, nhào nặn nên những tác phẩm của mình. Việt điện u linh tập và
Lĩnh Nam chích qi lục cịn là sản phẩm của thế giới tinh thần người Việt.
Nó thể hiện qua niềm tin và sự tơn kính những điều thiêng liêng và ở những phong tục gắn với đời sống sinh hoạt của cộng đồng người Việt thuở xa xưa. Các tác giả Lý Tế Xuyên, Trần Thế Pháp đã muốn ghi lại, lưu giữ lại những điều thiêng liêng của dân tộc, ghi lại tinh thần người Việt để con cháu đời đời hiểu rõ về cha ơng.
CHƢƠNG 2: NHÂN VẬT KÌ ẢO TRONG VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP VÀ LĨNH NAM CHÍCH QUÁI LỤC
2.1.Thống kê các nhân vật kì ảo trong Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam
chích quái lục
Bảng 1: Thống kê và phân loại các nhân vật kì ảo trong Việt điện u linh tập
STT Tên truyện Nhân vật kì ảo Nhân
thần
Nhiên thần
1 Bố Cái đại vương Phùng Hưng X
2
Triệu Việt Vương và Lý Nam đế
Rồng vàng X
Triệu Việt Vương X
Lý Nam Đế X
3 Thiên tổ địa chủ xã tắc đế quân Hậu tắc X
4
Nhị Trưng phu nhân
Trưng Trắc X
Trưng Nhị X
5 Hiệp chính Hựu thiện Trinh liệt
Châu mãnh phu phân Mỵ Ê X
6 Uy minh Dũng liệt Hiển trung Tá thánh Phu hiển Đại vương
Lý Hoảng X
Sao Vũ Khúc X
7 Hiệu úy Uy mãnh Anh liệt Phu
tín đại vương Lý Ơng Trọng X
STT Tên truyện Nhân vật kì ảo Nhân thần
Nhiên thần
Thắng cơng
9 Bảo quốc Trấn linh Định bang,
Quốc đô Thành hồng đại vương Tơ Lịch X
10 Hồng thánh Trung vũ Tá trị đại
vương Phạm Cự Lưỡng X
11 Đô thống Khuông quốc Tá thánh
vương Lê Phụng Hiểu X
12 Thái úy Trung tuệ Vũ lượng công Mục Thận X 13 Khước địch Thiện hựu, Trợ thuận
đại Vương. Uy địch dũng cảm, Hiển thắng đại vương
Trương Hống X
Trương Hát X
14 Chứng an Minh ứng Hựu quốc
công Lý Phục Man X
15 Hồi thiên Trung liệt Uy vũ trợ
thuận Vương Lý Vương X
16 Quả nghị Cương chính Uy huệ
Vương Cao Lỗ X
17 Ứng thiên hóa dục Nguyên trung
STT Tên truyện Nhân vật kì ảo Nhân thần
Nhiên thần
18 Minh chủ Linh ứng Chiêu cảm
Bảo hựu đại vương Thần núi Đồng Cổ X
19 Quảng lợi Thánh hựu uy Tế phu
ứng đại vương Thần Long Đỗ X
20 Khai nguyên Uy hiển Long trứ Trung vũ đại vương
Huyền Nguyên đế
quân X
21 Xung thiên Dũng liệt Chiêu ứng Uy tín đại vương
Thần thổ địa chùa
Kiến Sơ X
22 Tản viên Hựu thánh Khuông quốc Hiển ứng Vương
Sơn Tinh X
Thủy Tinh X
23 Khai thiên trấn quốc Trung Phụ Tá dực đại vương Thần thổ địa ở Đằng Châu X 24 Trung dực Vũ phụ Uy hiển Vương Thổ Lệnh X Thạch Khanh X
25 Thiện hộ Linh ứng Chương vũ quốc công
Phúc thần ở quán
Thủ quốc X
26
Lợi tế Linh thơng Huệ tín Vương Hỏa long tinh
quân X
27 Gia ứng Thiện cảm Lĩnh vũ đại
Bảng 2: Thống kê và phân loại các nhân vật kì ảo trong Lĩnh Nam chích qi lục
STT Tên truyện Nhân vật kì
ảo Thần linh Yêu quái Cao nhân đắc đạo Tà đạo Con người phàm trần có yếu tố kì ảo Nhiên thần Nhân thần Bán thần 1 Truyện Họ Hồng Bàng Lạc Long Quân X Âu Cơ X 2 Truyện Hồ Tinh Lạc Long Quân X Cáo chín đi X 3 Truyện Đổng Thiên Vương Long Quân X Phù Đổng Thiên Vương X 4 Truyện Nhất Dạ Trạch Chử Đồng Tử X Tiên Dung X 5 Truyện Mộc Tinh Thần Xương Cuồng X X Văn Du Tường X
STT Tên truyện Nhân vật kì ảo Thần linh Yêu quái Cao nhân đắc đạo Tà đạo Con người phàm trần có yếu tố kì ảo Nhiên thần Nhân thần Bán thần 6 Truyện Cây Cau Cao Tân X Cao Lang X Lưu Liên X 7 Truyện Bánh Chưng Vị thần báo mộng cho Lang Liêu X 8 Truyện Lý Ông Trọng Lý Ông Trọng X 9 Truyện Giếng Việt Ma Cô X Rắn thần X Ân hậu X Thôi Vỹ X