8. Cấu trúc luận văn
2.3. Các kiểu nhân vật kì ảo trong Lĩnh Nam chích quáilục
2.3.1. Các nhân vật kì ảo là thần linh
2.3.1.1. Nhiên thần
Lĩnh Nam chích quái lục là một trong số những cuốn sách đầu tiên ghi chép truyện về Lạc Long Quân và Âu Cơ (được coi là những vị thủy tổ của dân tộc ta). Mối lương duyên giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ là mối lương duyên giữa rồng và chim – hai loài ngự trị tối cao ở trên rừng và dưới biển. Cả hai vị thần đều mang trong mình những những điểm vượt trội: Lạc Long quân là vị thần bảo hộ của dân phương Nam, có phép thần thơng biến hóa lại có trí tuệ thơng thái. Cịn Âu Cơ có dung mạo đẹp đẽ lạ kì, khiến người người say mê. Kết quả của mối lương dun tốt đẹp đó chính là tổ tiên của người Việt chúng ta. Ở giai đoạn đầu của thần thoại, hôn nhân thường là giữa các vị thần với nhau. Có lẽ điều đó xuất phát từ quan niệm đề cao thần linh: sự hợp linh giữa
các vị thần sẽ tạo ra được những giống loài cao q nhất. Thần linh ln ở vị trí tối thượng, chính họ tạo ra con người và bảo trợ cho cuộc sống con người.
Bên cạnh kể về những vị thần được coi là thủy tổ của lồi người thì sách
Lĩnh Nam chích qi lục còn viết về những nhiên thần được sinh ra từ tinh túy
của sông núi nước Việt như: Sơn Tinh, Tô Lịch. Sơn Tinh là vị phúc thần của nhân dân vùng quanh núi Tản Viên. Một vị thần với phép thuật cao cường đã dạy cho tên quan cai trị kiêm thầy phù thủy Cao Biền một bài học. Thần cưỡi ngựa trắng ở trên mây cao nhổ nước bọt vào những những trò phù thủy của hắn khiến tên này phải than rằng: “Linh khí ở phương Nam khơng thể lường được.
Ơi! Cái vượng khí đời nào hết được!” [49, tr.93]. Sơn Tinh còn dùng tài năng
của mình để giành lấy người đẹp và cùng nhân dân chiến đấu với Thủy Tinh khi vị thần này đuổi theo bày thế trận địi cướp Mị Nương. Thần Sơng Tơ Lịch cũng là vị thần đại diện cho linh khí của nước Nam trước những trị tà ma của bọn người Phương Bắc. Vị thần này đã thản nhiên đùa với Cao Biền và cảnh báo với hắn: “Chớ yểm ta, ta là tinh ở Long Đỗ, đứng đầu các địa linh, ông xây thành ở đây, ta chưa được gặp, cho nên ta tới xem đó thơi, ta có sợ gì bùa phép?” [49, tr.91 - 92].
Trong Lĩnh Nam chích quái lục, Trần Thế Pháp không chỉ kể về những vị phúc thần như trên mà còn kể về các dâm thần, tà thần, phản thần như Thủy Tinh, Thần Xương Cuồng, Thần Ma La. Thủy Tinh vì lịng ghen tị, hiếu thắng đã dâng lũ khiến nhân dân rơi vào cảnh lũ lụt, khốn khổ. Buộc nhân dân phải chiến đấu chống lại vị thần này. Thần Xương Cuồng vốn là linh hồn của cây Chiên đàn bị Lạc Long Quân đánh đuổi phải lang thang khắp nơi. Giống yêu ma ấy lại quen thói cũ, giết người hại vật, quấy nhiễu dân chúng khiến nhân dân phải thờ phụng, cống nạp để đổi lấy sự n ổn. Chính vì những tội ác với dân chúng như vậy nên vị thần này đã bị pháp sư Văn Du Tường và đệ tử chém chết. Thần Ma La là thần được thờ phụng nhưng lại có những hành
động dâm dật: nhân lúc Sĩ Doanh đi vắng đã cải trang thành chàng rồi thông dâm với vợ chành là Vũ thị. Sau đó, lại dùng những lời lẽ lấp liếm hành động xấu xa của mình trước sự nghi hoặc của Vũ Thị. Ma La hiện lên với đầy đủ tính xấu hoang dâm, dối trá, lọc lừa.
2.3.1.2. Bán thần
Trong Lĩnh Nam chích quái xuất hiện một bán thần duy nhất đó là Hà Ơ Lơi. Ơ Lơi là kết quả của cuộc thơng dâm giữa thần Ma La và Vũ Thị. Ở giai đoạn sau của thần thoại, đã xuất hiện những mối quan hệ hợp hoan giữa người thần và người trần. Phần lớn những nhân vật được sinh ra từ những cuộc hợp hoan kiểu như thế này được kể trong truyện dân gian đều là những nhân vật tướng mạo đẹp đẽ, có khả năng phi thường, được đấng tối linh phái xuống để thực hiện nghĩa vụ cao cả cứu giúp chúng sinh. Nhưng Hà Ơ Lơi lại mang trong mình hình hài quái dị: “đen như sơn, da thị bóng như mỡ cao”. Lại chỉ thích có thanh sắc và sau này chết vì thanh sắc. Hà Ơ Lơi là biểu tượng cho thói dâm bơn ở đời.
2.3.1.3.Nhân thần
Ngoài viết truyện về các nhiên thần, bán thần, Trần Thế Pháp còn viết truyện về các nhân thần có cơng lao to lớn với đất nước như: Thánh Gióng, Lý Ơng Trọng, Trưng Trắc, Trưng Nhị, Trương Hống, Trương Hát.Giống như Lý Tế Xuyên, ông cũng viết về hành trạng của các thần khi còn sống và sự hiển linh sau khi mất.
Các nhân thần kể trên chỉ có một nhân thần được ghi trong Lĩnh Nam chích quái lục mà khơng có trong Việt điện u linh tập đó là Thánh Gióng. Về
Thánh Gióng, đã có rất nhiều nghiên cứu, trong đó cần kể đến nghiên cứu của Cao Huy Đỉnh và Tạ Chí Đại Trường. Cao Huy Đỉnh trong Người anh hùng
làng Gióng dựa vào những truyền thuyết về Thánh Gióng ở vùng Bắc Giang,
người mẹ của bộ lạc với thần tự nhiên. Cuộc đời anh hùng của Thánh Gióng gắn liền với bộ lạc: là người anh hùng được sinh ra bởi người mẹ của bộ lạc , chiến đấu bảo vệ bộ lạc trước sự xâm phạm của kẻ thù, giành chiến thắng và trở về bộ lạc mẹ. Rồi từ hình tượng ngường anh hùng bộ lạc Thánh Gióng đã phát triển thành hình tượng người anh hùng dân tộc. Qua những phân tích về nguồn gốc Thánh Gióng của Cao Huy Đỉnh, có thể thấy Thánh Gióng hiện lên qua những truyền thuyết dân gian là một bán thần được hợp linh giữa thần tự nhiên và người phàm trần [20, tr.35]. Khác với Cao Huy Đỉnh, Tạ Chí Đại Trường lại chỉ ra nguồn gốc của Thánh Gióng là một vị thần đá: “Ông thần
thứ ba phức tạp hơn, ít ra cũng được thờ cúng độc lập và có uy vũ một mình đến đầu thế kỉ IX khi phái Quang Bích xâm nhập khu vực quyền lực của ông: ông Đống hương Phù Đổng. Tên Phù Đổng được giải thích khá hợp lí chuyển từ tiếng pù – đống Tày Thái, có nghĩa là núi đá và hẳn tên Đống rút gọn từ đó. Sau này tuy khơng phải mang thành phần đá nhưng nó cịn có ý nghĩa núi như trường hợp các gị đống, nhất là đống mối mà tin tưởng phong thủy sẽ bồi đắp thêm vào quan niệm linh thiêng xưa cũ” [69, tr.14]. Những nghiên
cứu trên cho thấy Thánh Gióng là bán thần hoặc nhiên thần. Chúng tơi dựa vào văn bản của Lĩnh Nam chích quái lục thì cho rằng Thánh Gióng là một
nhân thần vì ơng được sinh ra bởi con người phàm trần (Cha mẹ ông người làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Cha ông là một phú ông hơn sáu mươi tuổi). Nhưng điều đặc biệt là Thánh Gióng chính là Thiên Tướng do Trời phái xuống đầu thai vào nhà Phú ông với xứ mệnh giúp dân tộc ta đánh giặc. Chính vì vậy, từ lúc lọt lịng mẹ Gióng đã mang nhiều yếu tố kì lạ: “ba
tuổi cịn khơng biết nói, nằm ngửa khơng ngồi dậy được” [49, tr.46]. Câu nói
đầu tiên là nhờ mẹ mời sứ giả vào để nói chuyện đánh giặc. Thánh Gióng ăn bao nhiêu không đủ no, duỗi chân đứng dậy cao mười thước. Trong những trang viết của Trần Thế Pháp, hình tượng Thánh Gióng hiện lên là người anh
hùng khổng lồ mang sức mạnh cộng đồng: vũ khí bằng sắt được triều đình rèn, nhân dân ni Gióng lớn mạnh. Khi đánh giặc Gióng là tiên phong cho quân đội dân tộc. Gióng dũng cảm xơng vào kẻ thù khiến kẻ thù khiếp sợ phải bỏ chạy, Ân Vương chết trận. Đánh xong giặc, Gióng từ đất Sóc Sơn bay về trời. Điều này hồn tịan phù hợp với kết cấu lúc sống là người anh hùng dân tộc, lúc khuất bóng thành thần linh, được thờ phụng của những truyện viết về nhân thần trong Lĩnh Nam chích quái lục.
So sánh hai bản Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục ta thấy
hành trạng và công lao của các vị nhân thần khác được viết về cơ bản là giống nhau. Tuy nhiên, có một số chỗ khơng đồng nhất. Chẳng hạn như truyện về Lý Ông Trọng. Một nhân vật được coi như người khổng lồ “cao đến hai trượng ba thước” ở Từ Liên, thuộc nước ta ngày trước. Về lí do ơng sang làm
quan cho nhà Tần thì Việt điện u linh tập ghi là: “Lúc ít tuổi làm chức sự ở huyện ấp, bị quan đô đốc đánh địn, than rằng: “Người ta ở đời có tráng chí, nên như chim loan chim phượng, cất cánh một cái bay xa vạn dặm, sao lại có thể chịu để người thóa mạ, làm nơ lệ cho người là sao?” Bèn bỏ đi học, ngày rịng thánh rã, thơng kinh hiểu sử, vào làm quan cho nhà Tần đến chức Tư Lệ hiệu úy” [76, tr.55]. Còn theo như sách Lĩnh Nam chích qi lục thì khi nhà
Tần muốn cất binh đánh ta, An Dương Vương đã đem Lý Ông Trọng tiến cho nhà Tần [49, tr.67]. Có lẽ Trần Thế Pháp muốn việc làm quan cho nhà Tần của Lý Ông Trọng gắn liền với việc bảo vệ vận nước thay vì chỉ là lý tưởng của cá nhân chăng? Và sau đó trong suốt truyện của mình Trần Thế Pháp đã ln thể hiện sự gắn bó của nhân vật này với dân tộc. Nếu trong Việt điện u
linh tập, Lý Ông Trọng làm quan cho nhà Tần đến khi về già trở về làng quê
trên đất Việt rồi qua đời. Cịn trong Lĩnh Nam chích qi lục, Lý Ông Trọng
đã được phong quan cao chức trọng triều đình nhà Tần lại được vua gả cơng chúa cho nhưng tất cả những điều đó khơng thể níu kéo ở lại đất Tần. Về già
ơng vẫn quyết về q hương của mình và nguyện chết trên quê hương. Qua những trang viết có phần khác nhau về hành trạng của Lý Ông Trọng,ta thấy được cách nhìn khác nhau của hai tác giả về nhân vật này. Lý Tế Xuyên nhìn nhân vật này trong đời sống cá thể còn Trần Thế Pháp lại thấy được mối quan hệ gắn bó của nhân vật này với nước Việt. Lý Ơng Trọng đã có cơng lao rất lớn trong việc duy trì mối bang giao giữa Việt và Tần. Ơng sẵn sàng bỏ vinh hoa phú q để về sống cuộc sống giản dị trên quê hương mình và sẵn sàng chết trên quê hương.
Một truyện nữa cũng có sự khác biệt giữa Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích qi lục đó là truyện kể về hai vị thần Trương Hống, Trương Hát.
Ở truyện này, Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục lại khác nhau ở sự hiển linh và công lao âm phù của hai thần. Trong Việt điện u linh tập hai vị thần này hiển linh và giúp đỡ vua Ngô Nam Tấn đánh thắng giặc Lý Huy, bình định được Tây Long. Đến đời Lý, khi Lý Thường Kiệt lập trại ở ven sơng Như Nguyệt để chống giặc Tống thì thần đã ngâm bài thơ Thần để cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta và gây tâm lí hoang mang cho quân địch, giúp Lý Thường Kiệt giành chiến thắng. Cịn trong Lĩnh Nam chích qi lục
hai vị thần này lại hiển linh giúp vua Lê Đại Hành chống Tống bằng việc đưa quỉ binh đến trợ giúp và đọc bài thơ thần thể hiện khí phách của dân tộc Việt khiến cho quân địch hoang mang, hoảng sợ, giày xéo lên nhau mà bỏ trốn, góp phần giúp Lê Đại Hành giành thắng lợi. Kể cả việc dựng đền thờ cho hai vị thần này cũng khác nhau: trong Việt điện u linh tập, vì nhớ ơn hai vị thần đã trợ giúp Vua Nam Tấn sai dựng đền thờ, phong người anh làm “Đại giang đô hộ
quốc thần vương”, đền thờ ở cửa sông Như Nguyệt, người em thì được phong
làm “Tiểu dương giang đô hộ quốc thần vương” đền thờ ở cửa sơng Nam
Bình. Cịn trong Lĩnh Nam chích quái lục, Lê Đại Hành đã dựng đền thờ và
miếu thờ ở tại ngã ba sông Long Nhãn, một vị là Khước mẫn đại vương lập miếu ở ngã sông Như Nguyệt.”
Cùng là chuyện về các vị thần đã được tiền nhân ghi chép, lưu truyền lại từ trước sao lại có sự khác nhau như vậy giữa Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục? Giả thiết đặt ra là có thể hai tác giả này đã tham khảo
những nguồn tài liệu khác nhau? Hoặc có thể Trần Thế Pháp đã từng dùng
Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên để tham khảo rồi kết hợp với những
nguồn tài liệu khác để viết ra tác phẩm của mình?