8. Cấu trúc luận văn
3.1. Phƣơng thức mơ phỏng theo các hình mẫu từ văn học dân gian
Phần lớn các nhân vật trong Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái
lục đều được mơ phỏng theo các hình mẫu từ văn học dân gian. Đó là hình
mẫu của nhân vật lịch sử được dân gian hóa. Phùng Hưng, Phù Đổng Thiên Vương, Lý Ông Trọng, Lê Phụng Hiểu, đều mang dáng dấp người anh hùng khổng lồ, có sức mạnh phi thường trong các truyền thuyết, thần thoại. Bên cạnh mô phỏng theo những nhân vật lịch sử được dân gian hóa, Lý Tế Xuyên, Trần Thế Pháp cịn mơ phỏng theo những nhân vật được nhân dân sáng tạo lên. Những nhân vật ấy là những vị nhiên thần gắn bó với sơng núi, đất, nước như: Lạc Long Quân, Âu Cơ, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Tô Lịch, Long Đỗ, Đồng Cổ,… Những vị nhiên thần được miêu tả kì vĩ, phóng khống theo bút pháp thần thoại. Bên cạnh các vị thần thì những bậc cao nhân tu hành đắc đạo cũng được miêu tả dựa trên những hình mẫu được nhân dân xây dựng: có q trình tu tập, có phép thuật kì lạ,... Và đặc biệt là sự xuất hiện hình mẫu của những con người lao động bình dị gắn bó với nhân dân như Mục Thận. Nhân vật Mục Thận hồn tồn vắng bóng trong các tập chính sử nhưng lại xuất hiện rất nhiều trong các truyện dã sử ven hồ tây. Điều đó cho thấy rằng Lý Tế Xun đã lấy hình mẫu con người lao động bình dị, có phẩm chất, năng lực phi thường, gắn bó, gần gũi với nhân dân từ trong những truyện dã sử được lưu truyền.
Các nhân vật kì ảo trong Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích qi lụccịn được xây dựng dựa theo các mơ típ của dân gian như: thụ thai thần kì:
có thai do bước qua người: “Truyện Man Nương”, do thần “đi lại”: “Truyện Hà Ơ Lơi”; ra đời thần kì: đẻ ra bọc “Truyện Họ Hồng Bàng”, “Truyện Hà Ơ Lơi”,…; cái chết thần kì: bay lên trời: “Truyện Đổng Thiên Vương”, “Truyện
Nhất Dạ Trạch”, rẽ nước xuống biển: “Truyện Rùa Vàng”, hóa kiếp: “Truyện Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Khơng”, hóa cây, hóa đá “Truyện Cây Cau, Man Nương”; diệt trừ yêu quái: “Truyện Ngư Tinh”, “Truyện Hồ Tinh”, “Truyện Mộc Tinh”; Người xấu có giọng hát ngọt ngào làm mê đắm các cô gái đẹp: “Truyện Hà Ơ Lơi”; dun kì ngộ: “Truyện Chử Đổng Tử”, thi thố pháp thuật: “Truyện Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không”, “Truyện núi Tản Viên”, “Tản Viên Hựu thánh Khuông quốc Hiển ứng Vương”, “Truyện Nguyễn Giác Hải, Dương Không Lộ”; báo mộng, hiển linh âm phù: hầu hết các truyện trong Việt điện u linh tập, một số truyện trong Lĩnh Nam chích quái lục như: “Hai bà Trinh linh phu nhân họ Trưng”, “Truyện sông Tô Lịch”,…
So với Việt điện u linh tập, Lĩnh Nam chích quái lục chịu ảnh hưởng của phương thức xây dựng của văn học dân gian nhiều hơn. Phần lớn các truyện trong Lĩnh Nam chích quái lục là truyện về các vị thần, cao nhân tu hành đắc đạo và con người trần tục có yếu tố kì lạ, chỉ có vài truyện nói về nhân vật lịch sử được dân gian hóa. Các motip trong Lĩnh Nam chích quái lục dày hơn và đa
dạng hơn ở Việt điện u linh tập. Trong Việt điện u linh tập chủ yếu dùng motip báo mộng, hiển linh âm phù cịn trong Lĩnh Nam chích qi bên cạnh motip báo mộng, hiển linh âm phù còn rất nhiều các motip khác, phong phú, sinh động hơn. Tuy chịu ảnh hưởng nhiều của phương thức xây dựng dân gian nhưng Lý Tế Xuyên và Trần Thế Pháp không máy móc, ở các ơng đã có hơi hướng của sự sáng tạo. Qua ngịi bút của mình Lý Tế Xuyên đã phát họa được sự nhanh trí của Mục Thận, tâm lí của Triệu Việt Vương và Cảo Nương. Cịn Trần Thế Pháp rõ ràng ơng đã sưu tầm và nhào nặn các truyện dân gian một cách sáng tạo, tạo ra sự hấp dẫn, sinh động cho những truyện trong Lĩnh Nam chích quái lục.