Quản trị tàisản có trong mối quan hệ với tàisản nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tài sản có tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 27 - 34)

1.2.6. Nội dung quản trị tàisản có

1.2.6.4. Quản trị tàisản có trong mối quan hệ với tàisản nợ

Quản trị lãi suất

Chính sách lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề cân đối thu nhập và chi phí ngân hàng, quyết định khả năng sinh lời. Theo nguyên tắc lãi suất càng cao ngân hàng càng huy động được nhiều nhưng lãi suất cao chi phí càng tăng và nếu doanh thu khơng tăng cùng với tốc độ tăng chi phí lợi nhuận giảm tương ứng. Quản trị tốt lãi suất đầu vào và đầu ra tức lãi suất đầu ra tăng nhanh hơn lãi suất đầu vào sẽ góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng, mang lại hiệu quả tài sản.

Phần lãi suất đầu vào ngân hàng phải trả cho yếu là lãi suất trả cho huy động. Lãi suất đầu ra phần lãi ngân hàng nhận được từ các khoản tín dụng, đầu tư…

Kiểm sốt lãi suất của nguồn vốn huy động cũng liên quan chặt chẽ đến việc xác định lãi suất tín dụng và đầu tư của ngân hàng.

Như vậy quản trị lãi suất là xây dựng chính sách lãi suất hiệu quả cho hoạt động ngân hàng, phù hợp quy định NHNN đồng thời quản trị tốt rủi ro lãi suất gây tổn thất tài sản ngân hàng.

Phân tích khe hở nhạy cảm lãi suất

Tất cả các tài sản và nợ được phân thành hai nhóm: Tài sản hoặc nợ nhạy cảm lãi suất, Tài sản hoặc nợ không nhạy cảm lãi suất.

Tiêu chí để phân loại tài sản hoặc nợ nhạy cảm lãi suất hoặc không nhạy cảm lãi suất tùy thuộc thu nhập lãi (đối với tài sản) hoặc chi phí lãi (đối với nợ) của chúng có biến đổi hay không khi lãi suất thị trường biến động.

Độ lệch (GAP) là sự khác biệt giữa tài sản nhạy cảm lãi suất (TSNCLS) và nợ nhạy cảm lãi suất (NNCLS). TNCLS và NNCLS là các khoản mục tài sản và nợ đến hạn thanh toán hoặc đến thời điểm tái định giá trong một khoảng thời gian lựa chọn.

GAP = TSNCLS – NNCLS

Đây là chiến lược phổ biến nhất trong việc ngăn ngừa và kiềm chế rủi ro lãi suất. Yêu cầu của kỹ thuật quản lý: Phải tiến hành phân tích kỳ hạn, định giá các cơ hội gắn liền với các tài sản sinh lời của ngân hàng, của những khoản tiền gửi cũng như các khoản vay trên thị trường.

Nếu nhà quản lý thấy rằng mức độ rủi ro của ngân hàng là quá lớn thì họ phải thực hiện một số điều chỉnh sao cho giá trị của các tài sản nhạy cảm lãi suất trở nên phù hợp với mức tối đa với giá trị của vốn tiền gửi và vốn vay nhạy cảm lãi suất. Do đó tại bất cứ thời điểm nào, ngân hàng có thể tự bảo vệ trước những thay đổi của lãi suất, dù nó vận động theo chiều hướng nào, bằng cách đảm bảo cân bằng sau:

Giá trị TSNCLS = Giá trị NNCLS

Sự biến động của lãi suất thị trường và Khe hở nhạy cảm lãi suất (GAP) ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng:

+ GAP = 0: Rủi ro định giá lại không xuất hiện. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên được bảo vệ dù lãi suất thay đổi theo hường nào. Tuy nhiên, GAP = 0 khơng loại trừ được hồn tồn rủi ro lãi suất, vì lãi suất của tài sản và lãi suất của các khoản nợ không ràng buộc chặt chẽ với nhau.

+ GAP > 0: Ngân hàng nhạy cảm về tài sản có. Rủi ro định giá lại xuất hiện, khi lãi suất tăng, giá trị tài sản có định giá lại với mức lãi suất lớn hơn giá trị tài sản

nợ định giá lại, thu từ lãi trên tài sản sẽ tăng nhiều hơn chi phí trả lãi cho vốn huy động, nếu các yếu tố khác không đổi, thu nhập lãi của Ngân hàng sẽ tăng lên. Ngược lại, lãi suất giảm thu nhập lãi của Ngân hàng sẽ giảm.

+ GAP < 0: Ngân hàng nhạy cảm về tài sản nợ. Rủi ro định giá lại xuất hiện khi lãi suất thị trường sẽ tăng và làm giảm lợi nhuận của ngân hàng (Giá trị tài sản có định giá lại với mức lãi suất nhỏ hơn giá trị tài sản nợ định giá lại). Ngược lại, lãi suất giảm thu nhập lãi của Ngân hàng sẽ tăng.

Tài sản nhạy cảm với lãi suất và nợ nhạy cảm với lãi suất được tính theo kỳ hạn nên kỳ hạn càng dài thì sai số càng lớn trong tính tốn. Muốn nắm bắt toàn bộ ảnh hưởng của biến động lãi suất đối với thu nhập ròng, cần rút ngắn mốc thời gian thành kỳ hạn theo ngày, sẽ khó khăn cho những Ngân hàng chưa có hệ thống thơng tin hiện đại.

Để xử lý vấn đề này trong giai đoạn hiện nay ta sử dụng một phương pháp tính khác, trong đó giả thiết rằng hệ số tương quan giữa biến động lãi suất thị trường và thu nhập cũng như chi phí về lãi của Ngân hàng có trị số bằng 1. Điều này có nghĩa là khi lãi suất thị trường tăng (hoặc giảm) 10%, thì thu nhập về lãi của tài sản nhạy cảm lãi suất và chi phí về lãi của nợ nhạy cảm lãi suất cũng sẽ tăng (hoặc giảm) đúng 10%. Từ giả thuyết trên ta có cơng thức tính như sau:

TNi = it (TSNCLS) - in (NNCLS)

TNi : mức biến động của thu nhập lãi ròng it : biến động của lãi suất tài sản

in : biến động của lãi suất nợ

Trong trường hợp biến động của lãi suất tài sản và biến động của lãi suất nợ bằng nhau thì cơng thức trên rút gọn như sau:

TNi = i (TSNCLS - NNCLS) = i (GAP)

Chiến lược quản trị rủi ro lãi suất

Nhà quản trị có thể lựa chọn tập trung vào việc xử lý độ lệch để kiểm soát rủi ro lãi suất. Chiến lược này gồm hai bước:

+ Tiên đoán chiều hướng tương lai của lãi suất.

Thực hiện điều chỉnh theo tính nhạy cảm lãi suất của tài sản và nợ để giành lợi thế khi dự kiến lãi suất biến động.

Khi lãi suất dự kiến tăng và Ngân hàng ở trạng thái độ lệch dương thì hệ số chênh lệch lãi sẽ tăng, vì thu nhập tài sản nhạy cảm lãi suất sẽ tăng hơn chi phí nhạy cảm lãi suất.

Ngân hàng cần phải điều chỉnh lại danh mục của mình, nếu tin rằng lãi suất sẽ tăng, trong khi ngân hàng đang ở độ lệch âm.

+ Giảm kỳ hạn của tài sản.

Cho vay với lãi suất thả nổi nhiều hơn.

Kéo dài kỳ hạn các khoản mục nợ của ngân hàng

Khi lãi suất dự kiến giảm, việc điều chỉnh danh mục sẽ thực hiện ngược lại trong chiến lược quản trị chủ động. Nhà quản trị đưa ra các giải pháp để chuyển sang trạng thái độ lệch âm để đảm bảo có lợi khi lãi suất giảm.

Chiến lược quản trị thụ động

Chiến lược quản trị chủ động mưu tìm doanh lợi qua sự tiên đốn biến động lãi suất, còn quản trị thụ động nhắm vào việc ngăn chặn tổn thất do biến động lãi suất.

Một chiến lươc chủ động tìm cách nâng mức thu nhập lãi ròng, chiến lược thụ động cố gắng hạn chế tình hình bất ổn của thu nhập lãi ròng. Chiến lược thụ động nhắm vào việc duy trì cân bằng giữa tài sản nhạy cảm lãi suất và nợ nhạy cảm lãi suất.)

Quản trị kỳ hạn

Chuyển hoá tài sản là một chức năng cơ bản của ngân hàng, đó là việc chuyển hoá từ những chứng khoán sơ cấp (huy động vốn) thành những chứng khoán thứ cấp (sử dụng vốn). Kì hạn giữa các khoản mục thuộc tài sản nợ thường không

cân xứng với các khoản mục thuộc tài sản có. Sự khơng cân xứng này sẽ làm cho ngân hàng phải chịu rủi ro về lãi suất.

Các nhà quản trị ngân hàng cần phải đánh giá sự cân xứng về thời hạn không chỉ ở cân xứng kì hạn mà cịn cả sự cân xứng về thời lượng của tài sản nợ và tài sản có. Bởi vì, thực tế cho thấy rằng tính tốn sao cho có được sự khớp đúng về kì hạn vẫn chưa thể loại bỏ được hoàn toàn rủi ro lãi suất trong khi nếu tính đến cả sự khớp đúng về thời lượng có thể cho biết được yếu tố thời gian của tất cả các luồng tiền cũng như kì hạn đến hạn của tài sản nợ và tài sản có - lúc này rủi ro lãi suất có thể được triệt tiêu.

Mơ hình thời lượng

Thời lượng của tài sản là thước đo thời gian tồn tại luồng tiền của tài sản này,

được tính trên cơ sở các giá trị hiện tại của nó.

Ngân hàng có thể tính tốn thời lượng của bất kì một tài sản cho thu nhập cố định nào theo công thức:

       n t t t n t t t y CF y CF t D 1 1 ) 1 ( ) 1 ( * Trong đó:

D : Thời lượng của tài sản.

CFt : Luồng tiền nhận được tại thời điểm t.

y : Mức lãi suất thị trường hiện hành.

t : Thời điểm xảy ra luồng tiền (t = 1, 2, 3,…,n).

Mơ hình thời lượng lượng hóa rủi ro lãi suất bằng cách xác định mức thay đổi vốn tự có của NH khi lãi suất thị trường thay đổi:

Công thức: ) r + Δr L D ( r + Δr A D = ΔL ΔA = ΔE A L 1 1         r + Δr A ) A L D (D = A L 1      Trong đó:

∆E : Mức thay đổi vốn tự có của ngân hàng. ∆A : Mức thay đổi tài sản có của ngân hàng. ∆L : Mức thay đổi tài sản nợ của ngân hàng.

DA : Thời lượng của tồn bộ tài sản có, DA = wAi * DAi.

DL : Thời lượng của toàn bộ tài sản nợ, DL = wLi * DLi.

∆r : Mức thay đổi lãi suất.

Như vậy, sự thay đổi lãi suất ngoài dự kiến tác động đến mức vốn tự có của ngân hàng phụ thuộc vào ba yếu tố sau:

- Chênh lệch thời lượng giữa tài sản có và tài sản nợ đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ đòn bẩy k = L/A: Chênh lệch này càng lớn thì rủi ro lãi suất đối với ngân hàng càng cao.

- Quy mơ của ngân hàng, tức là tổng tài sản có A: Quy mơ tài sản của ngân hàng càng lớn thì tiềm ẩn rủi ro lãi suất đối với ngân hàng này càng cao.

- Mức thay đổi lãi suất ∆r: Mức thay đổi lãi suất càng cao thì tiềm ẩn rủi ro lãi suất đối với ngân hàng càng cao.

Trong ba yếu tố trên thì ảnh hưởng của yếu tố lãi suất thường mang tính chất ngoại sinh đối với ngân hàng bởi vì sự thay đổi lãi suất thường là từ sự thay đổi chính sách tiền tệ của NHNN. Cịn đối với mức độ chênh lệch thời lượng và quy mơ tài sản thì được đặt dưới sự kiểm sốt của ngân hàng.

Mơ hình kỳ hạn đến hạn

Dựa vào thời hạn của tài sản-nợ và thời điểm đáo hạn của tài sản-nợ để đo lường sự biến động của giá trị chúng trước sự biến động của lãi suất.

Để áp dụng mơ hình kỳ hạn đến hạn đối với một danh mục tài sản, trước hết phải xác định được kỳ hạn bình quân của danh mục tài sản-nợ, mỗi tài sản hay nợ trong danh mục đều có kỳ hạn đến hạn riêng biệt, và mỗi chúng chiếm một tỷ trọng nhất định.

Giả sử gọi MAi là kỳ hạn đến hạn của tài sản thứ I, tài sản này chiếm tỷ trọng Wai trong nhóm tài sản có, tương tự là MLi là kỳ hạn đến hạn của nợ thứ I, có tỷ

trọng WLi trong danh mục nợ. Kỳ hạn đến hạn trung bình của tất cả các tài sản có và tất cả tài sản nợ trong bảng cân đối tài sản ngân hàng là MA và ML thì:

MA = ∑ MAi WAi

Với:∑ WAi = ∑ WLi = 100% i = 1,n

ML = MLi WLi

đặc điểm của sự biến động giá trị (danh mục) tài sản – nợ trong mơ hình: a. Mỗi sự tăng hoặc giảm của lãi suất thị trường đều dẫn đến một sự giảm hoặc tăng giá trị danh mục tài sản và giá trị danh mục nợ của ngân hàng.

b. Kỳ hạn đến hạn trung bình của danh mục tài sản và danh mục nợ có thu nhập cố định càng dài thì lãi suất thị trường thay đổi (tăng hoặc giảm) giá trị biến động càng lớn.

c. Lãi suất thị trường thay đổi, kỳ hạn của danh mục tài sản hoặc nợ càng dài thì mức độ biến động giá trị của chúng càng giảm.

Như vậy, ảnh hưởng của lãi suất lên bảng cân đối tài sản phụ thuộc vào mức độ và tính chất của sự khơng cân xứng kỳ hạn giữa danh mục tài sản có và tài sản nơ. Có nghĩa là nhân tố quyết định cho sự ảnh hưởng là chênh lệch giữa kỳ hạn đến hạn bình qn của tài sản có và kỳ hạn đến hạn bình qn của tài sản nợ.

Mặt khác, trong bảng cân đối tài sản ngân hàng, chênh lệch giữa giá trị tài sản và giá trị tài sản nợ (A-L) chính là giá trị vốn tự có hay vốn cổ phần của ngân hàng (E).

Ngồi ra, ngân hàng có thể tính số chênh lệch với độ nhạy cảm lãi suất của thị trường (mơ hình định giá lại - The repricing model). Mơ hình này cho ngân hàng có thể có được đầy đủ các thơng tin về cơ cấu tài sản có và tài sản nợ sẽ được định giá lại; ngân hàng dễ dàng xác định được sự thay đổi của thu nhập lãi suất ròng khi lãi suất thay đổi. Tuy nhiên mơ hình này cũng chỉ phản ánh được một phần rủi ro lãi suất với thị trường bởi nó mới chỉ đề cập đến giá trị ghi sổ mà chưa đề cập đến giá trị thị trường của tài sản có và tài sản nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tài sản có tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)