3.1.2 .Định hướng quản trị tàisản có
3.2 Giải pháp quản trị tàisản có
3.2.4 Nhóm biện pháp quản trị tín dụng
Xây dựng danh mục tín dụng
Để hoạch định mục tiêu quản trị danh mục cho vay cần gắn với mối liên hệ chặt với các mục tiêu về lợi nhuận, tăng trưởng thị phần, phát triển thương hiệu ngân hàng. Cân nhắc mức độ tổn thất danh mục cho vay mà ngân hàng có thể chấp nhận được với quy mơ vốn tự có của Eximbank.
Xây dựng các phương án danh mục cho vay khác nhau với tỷ trọng các loại tài sản cho vay thiết kế đa dạng từ đó hình thành lợi nhuận và tổn thất khác nhau giữa các phương án. Eximbank cần lựa chọn phương án phù hợp nhất cho hoàn thành mục tiêu, đồng thời đảm bảo linh hoạt trong thực hiện.
Tăng cường cơng tác giám sát danh mục tín dụng
Trên cơ sở rà sốt, phân tích rủi ro ảnh hưởng đến khả năng giảm sút thu nhập và mất vốn của danh mục cho vay hiện tại (do thay đổi mơi trường kinh
doanh, chính sách nhà nước, sự biến động của bản thân doanh nghiệp, các nguyên nhân thuộc về bản thân ngân hàng … ) thực hiện điều chỉnh danh mục cho vay một cách kịp thời, hợp lý nhằm tạo sự cân đối của danh mục giữa các tài sản có rủi ro cao và tài sản có rủi ro thấp từ đó tạo thu nhập hợp lý và điều tiết được rủi ro.
Hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ năng động eximbank cần tập
phát triển tín dụng cá nhân nhiều hơn, bên cạnh chú trọng thế mạnh tài trợ xuất nhập khẩu của mình.
Để làm được điều đó cần đẩy mạnh phát triển đội ngũ nhân viên bán lẻ, tìm kiếm khách hàng chủ động. Tiến hành cho vay tiểu thương tại các chợ, các tiệm tạp hóa nhỏ lẻ có nguồn thu ổn định, điều này các ngân hàng khác đã tiến hành rất mạnh mẽ tuy nhiên Eximbank mới bắt đầu thâm nhập trong thời gian gần đây. Tiếp tục đẩy mạnh công tác cho vay du học, tạo mối liên kết với các trung tâm du học để có thể tìm kiếm khách hàng nhanh chóng hơn, cung cấp dịch vụ trọn gói từ chứng minh tài chính du học, phát hành bank draf, chuyển tiền du học...
(Phụ lục 3.2:Xây dựng mơ hình ngân hàng bán lẻ)
Nâng cao hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đáp ứng chuẩn mực Basel
Mục đích của hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạn tín dụng nội bộ là hỗ trợ quyết định cho vay, phân loại nợ để quản lý. Do đó cần xây dựng hệ thống đáp ứng được các chỉ tiêu sau:
Tạo lập cơ sở dự liệu thống nhất, đồng bô về khách hàng vay vốn tạo tiền đề cho việc ra quyết định tín dụng. Xây dựng hệ thống thơng tin quản lý về cơ cấu chất lượng danh mục tín dụng.
Phải đảm bảo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được thực hiện thống nhất, tập trung trong suốt quá trình cho vay từ hội sở cho tới Chi nhánh nhằm đảm bảo mục tiêu an toàn quản lý rủi ro cho hệ thống, tránh trường hợp cùng một khách hàng mỗi chi nhánh lại có sự đánh giá quá chênh lệch với nhau từ đó đưa ra quyết định tín dụng khác biệt, dẫn tới sự thiếu nhất quán, ảnh hưởng đến sự chuyên nghiệp trong hoạt động cho vay.
Hệ thống được xây dựng theo thông lệ quốc tế nhưng cũng đảm bảo yếu tố phù hợp với đặc thù hoạt động tín dụng, đối tượng khách hàng và chiến lược phát triển chung của Eximbank.
Hiện nay hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chỉ mới đơn thuần ở bước phân loại khách hàng, phân loại nợ chưa xác định được xác suất vỡ nợ (PD) và tổn thất dự kiến (LGD) của khách hàng hay khoản vay theo yêu cầu Basel II, hoặc có chăng chỉ ở hội sở, việc xác định tổn thất cũng chỉ dựa trên kinh nghiệm cán bộ tín dụng, trong q trình thẩm định cho tới ra quyết định cho vay chỉ có phần đánh giá khách hàng mà chưa đề cập tới dự tính tổn thất gây ra khi món vay q hạn hoặc khơng có khả năng thu hồi. Do đó, Eximbank cần xem xét việc thành lập bộ phận chuyên trách đảm nhận cơng tác đánh giá phân tích tín dụng ngay tại mỗi Chi nhánh, để có thể hộ trở các cán bộ tín dụng ngay khi có hồ sơ vay. Cần mở các lớp đào tạo chuyên môn nâng cao khả năng nhân viên tín dụng đảm trách xếp hạng tín dụng nội bô, đảm bảo các thông tin khách hàng phải được cập nhập thường xuyên liên tục.
Tập trung giải quyết nợ xấu
Tăng cường hơn nữa công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các bộ phận nghiệp vụ. Ngân hàng cần tuyển dụng đội ngũ nhân viên có năng lực thực sự để có khả năng thẩm định ngay từ khâu ra quyết định cho đến nhận định cảnh báo kịp thời rủi ro trong quá trình cho vay. Đặc biệt chú trọng đến thẩm định tư cách khách hàng vì nó thực sự quan trọng ảnh hưởng đến thiện chí trả nợ khách hàng đi vay. Thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động khách hàng tránh trường hợp sử dụng vốn sai mục đích của khách hàng dẫn đến khả năng thất thoát vốn ngân hàng.
Thực hiện nghiêm túc cơng tác phân loại và trích lập dự phịng
Ngân hàng cần nâng cao nhận thức chủ động trong việc trích lập dự phòng rủi ro, để khi xảy ra nợ xấu ngân hàng không gặp cú sốc có thể tự giải quyết mà khơng ảnh hưởng nhiều đến tình hình kinh doanh. Mặc dù việc trích lập dự phịng làm giảm lợi nhuận ngân hàng nhưng để đạt mục tiêu ổn định vượt qua giai đoạn kinh tế khó khăn điều này là cần thiết.
Thành lập phòng chuyên xử lý nợ tại SGD1, mỗi Chi nhánh khi tiến hành giải quyết thủ tục kiện tụng thanh lý tài sản bộ phận này có thể chuẩn bị cơ sở pháp lý, giấy tờ cần thiết nhanh chóng hơn, chun nghiệp hơn. Vì cán bộ tín dụng nếu vừa đảm trách công tác tại cơ sở vừa chuẩn bị hồ sơ thủ tục sẽ mất rất nhiều thời gian, gặp khó khăn chun mơn.
Bộ phận xử lý nợ ngân hàng cần thực hiện báo cáo định kỳ hàng tháng, quý về tiến độ xử lý các khoản nợ xấu, đánh giá khả năng thu hồi các khoản nợ, các đề xuất trình hội đồng quản trị ban điều hành để kịp thời có hướng giải quyết.
Nâng cao đạo đức nghề nghiệp cán bộ tín dụng
Lựa chọn những cán bộ có năng lực, có trình độ chun mơn và đạo đức tốt để bố trí vào bộ phận tín dụng quan hệ trực tiếp khách hàng (FO).
Bố trí đủ và phân cơng cơng việc hợp lý cho cán bộ, tránh tình trạng quá tải cho cán bộ, chằng hạn như cán bộ chuyên trách bán hàng chỉ chuyên thực hiện tìm kiếm khách hàng vay, hướng dẫn hồ sơ. Bộ phận hỗ trợ tín dụng (BO) hỗ trợ các công tác hướng dẫn công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo khách hàng, giải ngân, lưu trữ hồ sơ...không để kế tốn giao dịch phải kiêm nhiệm như tình trạng hiện nay. Muốn thực hiện được Eximbank cần có chính sách tuyển dụng đào tạo nhân sự hợp lý đảm bảo hiệu quả.
Tăng cường công tác đào tạo, tái đào đạo, thực hiện đào tạo định kỳ và thường xuyên để nâng cao trình độ kiến thức.
Xây dựng chế độ đánh giá, khen thưởng và kỷ luật dựa trên chất lượng tín dụng và hiệu quả cơng việc mà cán bộ đó thực hiện.
Tăng cường hoạt động thẩm định tài sả đảm bảo, hoàn thiện về mặt pháp lý của các tài sản đảm bảo tiền vay để thuận lợi trong xử lý tài sản bảo đảm, nguồn thu nợ thứ hai khi rủi ro tín dụng xảy ra.
Trong hoạt động thẩm định tài sản đảm bảo cần chú trọng xác thực tình trạng thực tế của tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo cần có đủ hồ sơ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của chủ thể đi vay, tránh trường hợp xảy ra tranh chấp với các thành viên liên quan. Đối với bất động sản ngân hàng cần nghiên cứu bảng giá thị trường
cập nhật thường xuyên để có thể đánh giá đúng giá trị tài sản đảm bảo tránh cho vay vượt tỷ lệ đảm bảo. Đối với động sản (các máy móc thiết bị sản xuất kinh doanh, phương tiện vận tải..) có thể kết hợp với đơn vị có uy tín trong ngành đánh giá giá trị tài sản, nhân viên phải thẩm định đảm bảo khơng có sự khác biệt giữa mô tả ban đầu và thực tế, nhân viên thẩm định ngân hàng sẽ phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra sai phạm. Nghiêm chỉnh chấp hành công tác đánh giá lại tài sản định kỳ, không làm chiếu lệ dẫn đến rủi ro.
Ngân hàng phải đốc thúc khách hàng hoàn thiện các thủ tục về tài sản bảo đảm, việc đăng ký sở hữu tài sản trên đất đặc biệt là nhà xưởng, cơng trình xây dựng trên đất thế chấp...để có cơ sở xử lý tranh chấp nếu có xảy ra.