3.1.2 .Định hướng quản trị tàisản có
3.3. Những đề xuất
3.3.2 Đối với Ngânhàng Nhà nước
Ngăn chặn sự cạnh tranh kém lành mạnh: tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh, tranh giành khách hàng vay vốn giữa các ngân hàng như cho vay để hoàn trả các khoản vay của các ngân hàng khác, hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao. NHNN cần có sự kiểm tra, kiểm sốt có hiệu quả những hoạt động kinh doanh của các NHTM, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn.
Xây dựng hành lang pháp lý cho công tác quản trị danh mục cho vay, có chế tài xử phạt vi phạm. Vì mục tiêu lợi nhuận nguy cơ ngân hàng chạy theo thị trường
rất cao, có thể dẫn đến việc tập trung tín dụng qua cao gây ảnh hưởng hoạt động hệ thống cạnh tranh không lành mạnh, NHNN cần có văn bản cụ thể hướng dẫn các ngân hàng đa dạng hoá danh mục trong giới hạn an tồn cho phép.
NHNN tăng cường cơng tác thanh tra, giám sát hoạt động của TCTD: trước
mắt tập trung thanh tra các TCTD có tăng trưởng tín dụng cao, xử lý nghiêm và kịp thời đối với những sai phạm của tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo việc thực thi chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng có hiệu quả trên cơ sở đồng thuận để đạt được. Có chế tài xử phạt thơng báo cơng khai với những vi phạm để tránh sai phạm. Các tổ chức tín dụng tự giám sát việc thực hiện trần lãi suất huy động vốn, trường hợp phát hiện vi phạm tại tổ chức tín dụng nào, báo cáo NHNN để xử lý nghiêm.
Tiếp tục nghiên cứu vận vận dụng quản trị rủi ro theo chuẩn mực Basel phù
hợp điều kiện Việt Nam. Đây là công việc cấp thiết trong lộ trình đến 2020 áp dụng tiêu chuẩn Basel 2. NHNN khuyến khích việc xây dựng xếp hạng tín dụng nội bộ
mỗi NHTM, áp dụng mơ hình đo lường rủi ro nội bộ vào cơng tác cho vay nâng cao ý thức quản trị NHTM.
Nghiên cứu và triển khai các công cụ quản trị tín dụng hiện đại, cơng cụ phái sinh cho thị trường tài chính: như hốn đổi tín dụng, chứng khốn hóa khoản nợ...Đây là các cơng cụ của một thị trường tài chính phát triển cao nhằm giúp các TCTD phòng ngừa và bảo hiểm rủi ro, san sẻ rủi ro ngân hàng. Để làm được NHNN cần xây dựng hành lang pháp lý quy định cụ thể để vận dụng trong tình hình Việt Nam, khuyến khích NHTM sử dụng vì mục tiêu bảo hiểm rủi ro chứ không phải đầu cơ gây nguy hại như ở một số thị trường phát triển: Mỹ, Châu Âu.
Kết luận chương 3
Xuất phát từ thực tế phân tích hoạt động quản trị tài sản có Eximbank trong chương 2, tác giả đưa ra một số kiến nghị đối với NHNN, Chính phủ bộ ngành, cũng như những giải pháp riêng cho Eximbank gắn với đinh hướng hoạt động trong thời gian tới của ngân hàng, hướng tới hồn thiện chính sách quản trị tài sản có ngân hàng, giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn và đảm bảo an toàn hoạt động.
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn khó khăn kinh tế tồn cầu nói chung và kinh tế trong nước nói riêng, hoạt động ngân hàng ngày càng gặp nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến quy mô và chất lượng tài sản. Với ý nghĩa trên, công tác quản trị tài sản có trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu của ngân hàng thương mại.
Dựa trên cơ sở lý luận quản trị tài sản có, luận văn tập trung phân tích hoạt động quản trị tài sản có tại Eximbank, từ đó đưa ra giải pháp cải thiện hoạt động quản trị tài sản có, nhất là trong giai đoạn hiện này khả năng sinh lời tài sản ngân hàng ngày càng giảm sút, thu nhập lãi cận biên và chêch lệch lãi suất cận biên xu hướng thu hẹp. Luận văn gợi mở cho việc phát triển ngân hàng bán lẻ tại Eximbank phù hợp với xu hướng chuyển đối từ tập trung hoạt động ngân hàng bán sỉ, sang hoạt động bán lẽ, tăng thu nhập ngân hàng, nâng tầm Eximbank thành ngân hàng đa năng trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Thuyết minh báo
cáo tài chính, Báo cáo thường niên từ năm 2009, 2010, 2011, 2012 của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.
2. Báo cáo thường niên các ngân hàng: STB, MB, ACB, Vietinbank năm 2009-
2012
3. Cơng ty chứng khốn BIDV BSC (2013) “ Báo cáo triển vọng ngành ”, Hà Nội
4. PGS.TS Trần Huy Hoàng, “Quản trị Ngân hàng”, NXB Lao động Xã hội,
TP. Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức, Trần Huy Hoàng, Trầm Xuân Hương
(2005), “Tiền Tệ - Ngân Hàng”, NXB Thống Kê, TP. Hồ Chí Minh.
6. Peter S Rose (2004), “Quản trị Ngân hàng”, NXB Thống Kê, Hà Nội
7. KPMG (2013) “Khảo sát ngành ngân hàng Việt Nam năm 2013”, Hà Nội
8. Thông tư số 15/2009/TT-NHNN ngày 10/08/2009 quy định về tỷ lệ tối đa
của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với TCTD.
9. Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 qui định về các tỷ lệ bảo
đảm an toàn trong hoạt động của TCTD.
10. Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN qui định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD.
11. Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản
có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
12. Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 qui định về các tỷ lệ bảo
13. Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN ngày 12/03/2008 Ban hành quy định xếp loại NHTMCP quy định chất lượng các khoản vay và ứng trước cho khách hàng, các TCTD khác.
Tiếng Anh:
1. Charles W. Smithson (2003), “Credit Portfolio Management”, Wiley Finance.
2.Timothy W.Kock (1995), Bank Management, University of South Carolina, The Dryden Press.
3.Thomas P.Fitch (1997), Dictionary of Banking terms, Barron’s Educational Series, Inc.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1.1 : Các loại tổn thất trong hoạt động tín dụng ngân hàng.
Liên quan tới danh mục cho vay của ngân hàng thương mại, có hai loại tổn thất cần phân biệt sau đây:
Thứ nhất, Tổn thất dự kiến được hay còn gọi là tổn thất kỳ vọng - Expected
Loss (EL). Loại tổn thất này được xác định từ xác suất vỡ nợ của người vay (Probability at Default - PD), tỷ lệ không thu hồi được của khoản vay khi vỡ nợ (Loss given at Default - LGD) và giá trị của khoản vay tại thời điểm vỡ nợ (Exposure at Default - EAD).
Công thức xác định căn cứ vào quy định của ủy ban Basel như sau: EL = PD * LGD * EAD
Muốn tính tốn được loại tổn thất này, các ngân hàng phải căn cứ vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để có được các yếu tố PD và LGD. Theo quan điểm ngân hàng hiện đại, tổn thất kỳ vọng (EL) được xem là một loại chi phí kinh doanh, nó được ngân hàng tính tốn và đưa vào trong lãi suất cho vay khi thực hiện giao dịch với khách hàng. Đây là cách để ngân hàng có thể bù đắp những tổn thất mà ngân hàng đã xác định được. Quỹ dự phịng mà ngân hàng trích lập chính
là để đối phó với loại tổn thất này.
Thứ hai: Tổn thất khơng kỳ vọng cịn gọi là tổn thất khơng dự tính được/ tổn
thất ngồi dự kiến (Unexpected Loss – UL) là hậu quả của biến cố rủi ro phát sinh ngoài dự kiến. Do xác suất xảy ra biến cố cũng như mức độ thiệt hại của biến cố không xác định được, nên tổn thất không kỳ vọng khơng được xem là chi phí trong kinh doanh. Nói một cách chính xác, tổn thất khơng kỳ vọng là rủi ro, tức là biến cố thiệt hại nhưng khơng chắc chắn có xảy ra hay khơng.
Có thể thấy sự khác biệt giữa tổn thất kỳ vọng (EL) và tổn thất không kỳ vọng (UL) trong hoạt động cho vay của ngân hàng qua hình 1.2. trang 20. Sơ đồ
hình vẽ cho thấy tổn thất kỳ vọng (EL) được biểu diễn bằng một đường thẳng, nó là giá trị trung bình (mean) của phân phối xác suất tổn thất. Nhưng tổn thất thực tế
bình. Tổn thất không kỳ vọng (UL) thực chất là giá trị khác biệt (giá trị chênh lệch) thực tế so với giá trị trung bình của phân phối xác suất tổn thất. Chính vì khơng tính tốn được một cách chính xác nên ngân hàng khơng có cơ sở để trích dự phòng như đối với tổn thất kỳ vọng (EL) mà chúng được bù đắp bởi giá trị vốn kinh tế (Economic Capital) của ngân hàng.
Phụ lục 1.2: Các công cụ hiện đại điều chỉnh danh mục tín dụng.
Hốn đổi rủi ro tín dụng – Credit Default Swaps- CDS
Hốn đổi rủi ro tín dụng nằm trong nhóm các cơng cụ phái sinh tín dụng (Credit Derivatives). Khác với các loại phái sinh hàng hóa, trong các giao dịch phái sinh tín dụng, chủ thể tham gia chủ yếu là các ngân hàng /tổ chức tài chính,những người ln phải đối mặt với rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của mình vì vậy tác dụng chủ yếu của phái sinh tín dụng là giúp ngân hàng/ tổ chức tài
chính cấu trúc lại danh mục của mình. Với chức năng kinh doanh tín dụng, các ngân hàng thu nhận rủi ro từ nhiều chủ thể đi vay khác nhau, do đó chuyển giao rủi ro để giảm thiểu sự tập trung rủi ro trên danh mục là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng khi sử dụng các cơng cụ phái sinh tín dụng. Rủi ro tín dụng ở đây bao gồm tất cả những biến cố về việc không thu được nợ từ các khoản cho vay, đầu tư.
Trong số các loại phái sinh tín dụng, cơng cụ được sử dụng nhiếu nhất trong quản trị danh mục cho vay là hoán đổi rủi ro tín dụng. Hốn đổi rủi ro tín dụng có cơ chế hoạt động tương tự như bảo hiểm tín dụng, trong đó một cơng ty bán bảo hiểm cam kết sẽ chi trả cho người mua bảo hiểm (ngân hàng/ cơng ty tài chính ..) khi xảy ra biến cố rủi ro tín dụng đối với tài sản tham chiếu, với điều kiện người mua bảo hiểm phải trả phí. Khi ngân hàng mua bảo hiểm cũng có nghĩa là ngân hàng cần bảo vệ trước rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào liên quan đến tàisản tham chiếu trên danh mục tài sản của họ.
Khi sử dụng các cơng cụ hốn đổi rủi ro tín dụng, mặc dù dư nợ của khoảncho vay được bảo hiểm vẫn tồn tại trên danh mục cho vay của ngân hàng nhưng rủi ro vỡ nợ của nó đã được một tổ chức là đối tác trong giao dịch hoán đổi đảm trách. Hợp đồng
hốn đổi rủi ro tín dụng là một hợp đồng song phương giữa ngânhàng mua bảo hiểm và người bán. Trong hợp đồng có 3 yếu tố cần phải thỏa thuận gồm có:
- Tài sản tham chiếu
Tài sản tham chiếu được xem là đối tượng được bảo hiểm. Đây có thể là khoản cho vay, hoặc tập hợp các trái phiếu…đang tồn tại trên bảng cân đối tài sản của hàng. Kỳ hạn của hợp đồng hoán đổi không nhất thiết trùng với kỳ hạn của tài sản tham chiếu mà có thể ngắn hơn. Đối với ngân hàng mua bảo hiểm, ban đầu tài sản tham chiếu có thể chỉ là một khoản cho vay đơn lẻ, sau đó mở rộng cho một nhóm các khoản cho vay (trong phương thức hốn đổi gói rủi ro tín dụng - Basket Default Swaps) rồi tiến tới hoán đổi cho cả danh mục cho vay – Portfolio Default Swaps mà trong đó số lượng tài sản tham chiếu có thể lên tới vài trăm khoản vay đang tồn tại trên danh mục của ngân hàng.
Biến cố rủi ro tín dụng
Đây là sự kiện xảy ra có liên quan đến khoản vay (tức đối tượng được bảo hiểm trong hợp đồng). Sự kiện này có thể là phá sản, mất khả năng thanh toán, ngừng hoạt động, xuống hạng, khơng có ý muốn trả nợ, tái cấu trúc…của người vay nợ. Tùy hình thức hốn đổi thỏa thuận, biến cố rủi ro có thể chỉ liên quan đến một tài sản đầu tiên trong nhóm tài sản tham chiếu, hoặc có thể tồn bộ các tài sản trên danh mục hốn đổi. Tuy nhiên, hốn đổi rủi ro tín dụng chỉ liên quan đến giá trị gốc (danh nghĩa) của tài sản tham chiếu, khơng tính đến lợi tức thu được từ tài
sản đó. Cũng tương tự như hợp đồng bảo hiểm, trong hợp đồng hốn đổi rủi ro tín dụng phải có những điều khoản loại trừ việc trả tiền, hay nói cách khác là quy định về những nguyên nhân dẫn đến biến cố rủi ro xảy ra nhưng người bán bảo hiểm khơng có trách nhiệm phải chi trả. Ngồi ra cũng có những quy định về điều khoản giới hạn nghĩa vụ trả tiền của người bán bảo hiểm. Đổi lấy sự cam kết của người bán, ngân hàng mua bảo hiểm sẽ phải thanh tốn phí một lần hoặc định kỳ đều đặn theo sự thỏa thuận giữa hai bên.
Phương thức thanh toán:
Trong hợp đồng thường quy định người bán phải thanh toán cho người mua phần chênh lệch giữa giá trị danh nghĩa của tài sản tham chiếu (ghi trong hợp đồng hốn đổi) và giá trị có thể thu hồi của nó khi biến cố rủi ro tín dụng xảy ra.
Giá trị có thể thu hồi của khoản nợ được xác định thơng qua một q trình xử lý sau biến cố vỡ nợ. Trong trường hợp không xác định được giá trị thu hồi thì có thể tham khảo từ giá của một tài sản khác tương đương về chất lượng và kỳ hạn. Do hoạt động theo cơ chế bảo hiểm nên hốn đổi rủi ro tín dụng thực chất là sự chia sẻ rủi ro giữa các ngân hàng/ tổ chức tài chính tham gia mua bảo hiểm.
Cịn ngân hàng hoặc cơng ty bảo hiểm, tức người bán bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc “lấy số đơng bù cho số ít”, cam kết chi trả dựa trên việc thu phí bảo hiểm.
Chứng khốn hố khoản nợ- Securitizations
Chứng khốn hóa là việc phát hành chứng khoán trên cơ sở giá trị của các khoản phải thu mà một ngân hàng/ tổ chức tài chính đang sở hữu. Các khoản phải thu này có thể hình thành từ các khoản cho vay có thế chấp tài sản (Collateralized Loan Obligations-CLOs) hoặc từ các trái phiếu có thế chấp (Collateralized Bond Obligations - CBOs). Trong trường hợp nghĩa vụ nợ bắt nguồn từ cho vay có thế chấp, một CLO có thể gồm một loạt các dạng cho vay khác nhau như khoản cho vay trung dài hạn, tín dụng tuần hồn, khoản vay có bảo đảm, khơng có bảo đảm, đồng tài trợ hoặc là song phương, khoản vay đang hoạt động nhưng cũng có thể là các khoản nợ vay khơng hoạt động/ nợ xấu ….
Về cấu trúc, có hai loại chứng khốn hóa căn bản là chứng khốn hóa theo cấu trúc truyền thống (Traditional Securitizations) và chứng khốn hóa theo cấu trúc nhân tạo (Synthetic Securitizations). Sự khác nhau căn bản giữa hai loại này là ở chỗ: chứng khốn hóa theo cấu trúc nhân tạo là sự phát triển ở một mức cao hơn so với chứng khốn hóa theo cấu trúc truyền thống. Chính vì vậy, chức năng ý nghĩa của nó khơng chỉ đơn thuần gói gọn trong việc thay đổi cơ cấu dư nợ, nhằm giảm thiểu rủi ro tập trung trên danh mục mà nó cịn là phương tiện đầu cơ
của các nhà ngân hàng. Cách thức thực hiện chứng khốn hóa theo cấu trúc nhân tạo có sự kết hợp của chứng khốn hóa truyền thống và hốn đổi rủi ro tín dụng. Chính vì lợi ích của chứng khốn hóa nhân tạo khơng liên quan trực tiếp đến quản trị danh mục cho vay, nên phần dưới đây luận án chỉ tập trung vào chứng khốn hóa theo cấu trúc truyền thống xét ở khía cạnh ích lợi và cách thức sử dụng nó trong quản trị danh mục cho vay của ngân hàng.
Chứng khốn hóa theo cấu trúc truyền thống cịn gọi là chứng khốn hóa dạng tiền mặt. Điểm đặc trưng của nó là quyền sở hữu các khoản cho vay có thế chấp được chuyển nhượng một cách hợp pháp từ người khởi tạo giao dịch (ngân hàng thực hiện cho vay) sang cho một tổ chức chun mơn hóa (cịn gọi là tổ chức mục đích đặc biệt - The Special Purpose Vehicle, viết tắt là SPV). Sau đó tổ chức này phát