2.1 .Tổng quan về NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam
2.1.4. Môi trường kinh doanh
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình Eximbank đối mặt với khơng ít khó khăn cũng như cơ hội thuận lợi phát triển.
Cơ hội:
- Kinh tế Việt nam đang có dấu hiệu phục hồi, cùng với chính sách hỗ trợ, kích cầu của Chính phủ, nhiều doanh nghiệp đã mạnh d+6ạn đầu tư, đẩy nhanh hoạt động luân chuyển vốn, đây là tiền đề thuận lợi cho ngành ngân hàng tiếp tục phát triển.
- Nền kinh tế toàn cầu phục hồi sẽ kéo theo sự phát triển của thị trường xuất nhập khẩu, đây là cơ hội để Eximbank phát huy thế mạnh của mình.
- Qui mô dân số và cơ cấu dân số thuận lợi: Việt nam với dân số hơn 86 triệu người, đa phần trong độ tuổi lao động, kết cấu dân số trẻ đây là một thị trường tiềm năng cho các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng.
- Sự gia nhập của các Ngân hàng nước ngồi có uy tín là cơ hội để Eximbank tiếp cận với nền tảng công nghệ ngân hàng, học hỏi các sản phẩm tài chính hiện đại trên thế giới và là nguồn động lực để tự nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
Thách thức:
- Thách thức lớn nhất đối với Eximbank là áp lực cạnh tranh:
Thứ nhất, đó là sự cạnh tranh giữa các NHTM trong nước: các NHTM quốc doanh mới được cổ phần hóa như Vietcombank, Vietinbank có tiềm lực tài chính mạnh, trong khi đó các NHTMCP như ACB, Sacombank thì lại có sự linh hoạt và năng động trong hoạt động.
Thứ hai, cạnh tranh với Ngân hàng nước ngoài: các Ngân hàng nước ngồi có lợi thế về vốn, cơng nghệ và trình độ quản trị , thêm vào đó theo lộ trình WTO, Việt Nam sẽ dần phải dỡ bỏ các rào cản; với một nền kinh tế đang phát triển, thị trường Việt nam sẽ được nhiều Ngân hàng nước ngoài chú ý tới.
Ngoài ra, nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng hiện nay là từ hoạt động tín dụng, trong khi đó hoạt động cho vay cũng gặp phải cạnh tranh và tiềm ẩn rủi ro khi nền kinh tế chưa thực sự hồi phục vững chắc.
- Khách hàng ngày càng trở nên khó tính hơn và mong đợi nhiều hơn ở dịch vụ ngân hàng.
Điểm mạnh
- Eximbank có nguồn lực tài chính mạnh, xét về vốn chủ sở hữu và xét về qui mô tổng tài sản thì Eximbank thuộc nhóm 5 NHTMCP có tổng tài sản cao nhất hiện nay (khơng tính Vietcombank và Vietinbank) giúp Eximbank có cơ hội tăng hiệu quả hoạt động trong thời gian tới.
- Về dịch vụ cung cấp: Eximbank là một trong những ngân hàng Việt nam hàng đầu cung cấp các dịch vụ, hoạt động kinh doanh khá đa dạng và phát huy được thế mạnh trong lĩnh vực trong lĩnh vực họat động xuất nhập khẩu như tài trợ tín dụng, thanh tốn trong nước và quốc tế cũng như các nghiệp vụ phi tín dụng như ngoại hối, vàng.
- Đội ngũ nhân viên trẻ , năng động, có trình độ chun mơn cao; đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực quản trị ngân hàng.
- Với hệ thống mạng lưới ngân hàng ở hơn 86 nước trên thế giới, Eximbank có điều kiện thuận lợi để cung cấp tốt các dịch vụ về thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu.
- Eximbank có đối tác chiến lược là SMBC - tập địan tài chính Nhật hàng đầu thế giới (chiếm 15.13% cổ phần) cùng với 16 đối tác chiến lược trong nước đã giúp Eximbank trong các vấn đề liên quan đến chuyển giao cơng nghệ, tìm kiếm thị trường và kỷ năng quản lý điều hành.
Điểm yếu
- Quy mô vốn và tài sản lớn song so với các NHTMCP khác như ACB, Sacombank hiệu quả hoạt động của Eximbank chưa cao.
- Mạng lưới họat động của Eximbank còn khá khiêm tốn, thêm vào đó các Chi nhánh/Phịng giao dịch lại tập trung chủ yếu ở TPHCM và Hà nội, đây là khu vực nhiều tiềm năng song cũng là nơi tập trung nhiều NHTM trong và ngồi nước, vì vậy, sự cạnh tranh là rất gay gắt
- Sản phẩm dịch vụ vẫn còn nghèo nàn so với các ngân hàng trên thế giới: theo thống kê ngân hàng Nhật có thể cung cấp 5,000 dịch vụ, Thailand là 2,000 dịch vụ. Số lượng dịch vụ của Ngân hàng Việt nam nói chung và Eximbank nói riêng cịn khá nhỏ bé và đơn điệu so với ngân hàng các nước trong khu vực và thế giới .
- Hiệu quả marketing chưa cao: Eximbank đã luôn đầu tư cho việc phát triển sản phẩm mới. Tuy nhiên tỷ lệ sản phẩm mới được khách hàng chấp nhận và có chu kỳ sống lâu chưa nhiều.