Quản trị đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tài sản có tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 50 - 68)

2.1 .Tổng quan về NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

2.3. Thực trạng quản trị tàisản có tại Eximbank

2.3.2. Quản trị đầu tư

Kênh đầu tư tài chính là một trong những kênh mang lại nguồn thu cho ngân hàng giúp đa dạng nguồn thu đồng thời phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Là hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng để kinh doanh chứng khoán, các loại giấy tờ có giá trên thị trường tài chính (bao gồm cả cổ phiếu niêm yết và chưa niêm yết) và liên doanh, góp vốn mua cổ phần nhằm mục đích thu lợi nhuận (Trích: Quy chế tổ chức, hoạt động đầu tư tài chính Eximbank)

Quản trị đầu tư hướng tới mục tiêu đem lại hiệu quả cao nhất giảm thiểu tối đa rủi ro, thất thoát cho ngân hàng trong q trình đầu tư tài chính.

Quy định chung

Quản trị đầu tư tài chính đươc đảm trách bởi các bộ phận liên quan sau: Phịng đầu tư tài chính trực thuộc Khối ngân quỹ - Đầu tư tài chính, Hội đồng đầu tư Trung ương trực thuộc hội đồng quản trị, Khối giám sát hoạt động

Phịng đầu tư tài chính đảm trách chính việc thực hiện các thủ tục nghiệp vụ để kinh doanh, mua bán các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, tham gia đầu tư vốn vào các quỹ đầu tư kinh doanh chứng chỉ quỹ đầu tư, đầu tư các loại trái phiếu Chính phủ, chính quyền địa phương, liên doanh góp vốn, mua cổ phần các doanh nghiệp trong nước. Eximbank cung cấp các dịch vụ tư vấn về đầu tư tài chính, nhận ủy thác vốn từ tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư vào thị trường tài chính.

Chiến lược và phương pháp quản trị đầu tư

Hoạt động đầu tư của Eximbank sử dụng chiến lược kết hợp chuyển đáo hạn với chuyển đáo hạn về phía sau. Để đáp ứng nhu cầu thanh khoản duy trì danh mục chứng khốn có tính thanh khoản cao với tỷ lệ so với tổng huy động tối thiểu 5%.

Với chứng khoán đầu tư sinh lời Eximbank đầu tư vào kỳ hạn dài giữ đến ngày đáo hạn, và đầu tư trực tiếp góp vốn và đầu tư dài hạn.

Dựa trên chiến lược đầu tư đặt ra bộ phận đầu tư chịu trách nhiệm duy trì danh mục đảm bảo an tồn và sinh lợi đồng thời tuân thủ quy định pháp luật hiện hành. Khi có biến động thị trường khả năng năng rủi ro danh mục phải trình Hội

đồng đầu tư Trung ương phương án điều chỉnh danh mục tức thời. Eximbank đã xây dựng hệ thống văn bản quy định quy trình đầu tư, trách nhiệm, quyền hạn các bộ phận liên quan làm cơ sở đánh giá công tác quản trị đầu tư. (Phụ lục 2.3: Quy trình đầu tư tài chính).

Tình hình đầu tư tại Eximbank giai đoạn 2009-2012 Danh mục đầu tư theo loại hình

Bảng 2.3: Danh mục đầu tư theo loại hình của Eximbank giai đoạn 2009-2012

Đơn vị tính: (triệu đồng)

Loại hình đầu tư Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1.CK kinh doanh 108.697 - - -

2. CK đầu tư sẵn sàng để bán 332.515 44.817 2.192 1.002.192

2.1.CK vốn đầu tư sẵn sàng để bán 332.515 44.817 2.192 2.192

2.2.CK nợ đầu tư sẵn sàng để bán - - 0 1.000.000

3. CK nợ đầu tư giữ đến hạn 8.165.783 20.662.148 26.374.602 10.749.844

4. Góp vốn đầu tư dài hạn 824.685 1.345.237 1.011.550 2.453.381

4.1Góp vốn đầu tư vào cty liên kết 145.350 156.373 100.211 97.351

4.2 Đầu tư dài hạn khác 679.335 1.188.864 911.339 2.420.555

Tổng đầu tư 9.431.680 22.039.982 27.388.344 14.205.417

Tổng tài sản có 65.448.356 131.110.882 183.567.032 170.156.010

% Tổng tài sản có 14,41% 16,81% 14,92% 8,35%

( Nguồn: Tổng hợp từ Bảng cân đối kế toán EIB 2009-2012)

Khoản mục đầu tư của Eximbank tăng liên tục từ năm 2009 đến năm 2011, sụt giảm mạnh vào năm 2012. Năm 2010 là năm tăng nhanh nhất của khoản mục 12.608.302 triệu (133,68%) so với năm 2009. Năm 2011 tăng 5.348.362 triệu (24,27%) so với năm 2010. Năm 2012 giảm 13.182.927 triệu (48,13%) so với 2011. Khoản mục đầu tư tăng lên tương ứng với sự gia tăng của tổng tài sản có tuy nhiên tỷ lệ phần trăm khoản mục đầu tư tăng giảm không ổn định, tuy nhiên con số không có sự cách biệt ngồi trừ năm 2012, tỷ trọng so với tổng tài sản có giảm gần một nữa.

Danh mục đầu tư của Eximbank tập trung vào trái phiếu bằng cách nắm giữ số lượng lớn chứng khoán đầu tư giữ đến hạn, tỷ trọng đầu tư vào trái phiếu ln được duy trì ở mức xấp xỷ 90%, hướng đầu tư thiên về an toàn tài sản. Năm 2012,

tỷ trọng đầu tư cổ phiếu tăng lên 16% do chiến lược đầu tư mua cổ phần Sacombank.

Biểu đồ 2.2 :Tổng góp vốn, đầu tư từ 2009-2012

Danh mục đầu tư theo đối tượng phát hành

Bảng 2.4: Danh mục đầu tư theo đối tượng phát hành giai đoạn 2009-2012

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

CK đầu tư sẵn sàng để bán 332.515 44.817 2.192 1.002.192

Đầu tư vào CK Chính phủ - - - 1.000

Đầu tư vào TCTD khác 119.770 31.747 772 722

Đầu tư vào các TCKT 212.515 13.070 1.470 1.470

CK đầu tư giữ đến hạn 8.165.783 20.662.148 26.374.602 10.749.844

CK do Chính phủ phát hành 2.929.823 2.277.461 1.641.085 1.289.675

CK do TCTD phát hành 4.568.272 17.069.496 20.570.830 6.600.000

CK do các TCKT phát hành 667.688 1.315.191 4.162.687 2.860.169

NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 0 5000000 10000000 15000000 20000000 25000000 30000000 8165783 20662148 26374602 11749844 1265897 1377834 1013742 2244473 trái phiếu cổ phiếu

Góp vốn, đầu tư dài hạn 824.685 1.345.237 1.011.550 2.453.381

Đầu tư vào các TCTD 89.687 289.071 17.222 1.672.663

Đầu tư vào tổ chức kinh tế 589.648 899.793 894.117 683.367

Đầu tư vào công ty liên kết 145.350 156.373 100.211 97.351

Tổng đầu tư 9.431.680 22.039.982 27.388.344 14.205.417

( Nguồn: Tổng hợp từ Thuyết minh Báo cáo tài chính EIB 2009-2012)

Cơ cấu danh mục đầu tư của EIB theo đối tượng phát hành, chứng khoán do các TCTD khác phát hành chiếm tỷ trọng tương đối lớn tăng liên tục qua các năm từ hơn 36% năm 2009 lên tới 75% năm 2011. Năm 2012 chứng khoán TCTD giảm xuống 58,24%. Trong khi đó Trái phiếu Chính phủ có xu hướng giảm dần từ hơn 52% năm 2008 xuống còn gần 6% vào năm 2011. Điều này cho thấy danh mục đầu tư có EIB có mức độ rủi ro cao, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế và hệ thống ngân hàng vẫn cịn khó khăn như hiện nay.

Chứng khoán vốn đầu tư sẵn sàng để bán của Eximbank có xu hướng giảm dần qua các năm. Chủ yếu Eximbank nắm giữ chứng khoán TCTD khác như: TMCP Gia Định, Sài Gịn Thương Tín, Sài Gịn Cơng Thương, Phương Nam...đồng thời đầu tư vào các tổ chức kinh tế lớn như: Cty CP cơng nghệ Nguyễn Hồng, CP Thủy Sản Số 1, CP Đầu tư và Kinh doanh vàng Việt Nam, CP ĐT Nghiệp vụ ngân hàng... Qua năm 2012 thị trường chứng khốn trầm lắng, khơng ít ngân hàng gánh các khoản lỗ đầu tư tài chính, chủ yếu là đầu tư vào cổ phiếu. Trước tình hình đó Eximbank mua vào một tỷ đồng vào trái phiếu Chính phủ nâng tỷ lệ đầu tư tăng lên 9% nhằm an tồn hóa danh mục đầu tư.

Trong giai đoạn 2009-2011, khoản mục chứng khốn đầu tư giữ đến hạn thì chứng khốn do Chính phủ phát hành có xu hướng giảm, Chứng khoán do các TCTD khác phát hành tăng lên đáng kể tập trung vào nhóm các ngân hàng cổ phần lớn như TMCP Á Châu, TMCP Kỹ thương Việt Nam, TMCP Sài Gịn Thương Tín, Ngân hàng Đầu tư và phát triển...vì hoạt động các ngân hàng nói trên được đánh giá tốt, việc đầu tư vào lãnh vực am hiểu kỳ vọng sẽ đem lại hiệu quả đầu tư cho

Eximbank. Bên cạnh đó, do tình hình kinh tế khó khăn, các tổ chức kinh tế trong nước hoạt động kém hiệu quả hơn nên Eximbank cũng hạn chế đầu tư chứng khoán do các đơn vị này phát hành. Năm 2012, tình hình hoạt động các TCTD gặp nhiều bất ổn, Eximbank đã giảm khối lượng đầu tư vào các TCTD gần 68% so với 2012, chỉ tập trung vào cổ phiếu Sacombank hơn 9.7% theo chiến lược Hội đồng quản trị đề ra nhằm tiến tới mục tiêu sát nhập trong tương lai 3-5 năm tới.

Trong khoản mục đầu tư dài hạn, đầu tư dài vào TCTD khác tăng giảm không ổn định qua các năm, Eximbank đầu tư vào tổ chức kinh tế tăng lên qua các năm ngoài trừ năm 2011, tương tự khoản mục đầu tư vào công ty liên kết giảm xuống trong năm 2011.

Sở dĩ đầu tư dài hạn giảm trong năm 2011 là do quy định của NHNN, các khoản đầu tư vào cơng ty chứng khốn và thực hiện các dịch vụ tài chính như bảo hiểm, chuyển tiền, kinh doanh ngoại hối… không đưa ra khỏi vốn tự có cấp 1 trong việc tính tốn hệ số an tồn vốn nên EIB đã cơ cấu lại danh mục đầu tư, thối tồn bộ vốn các khoản đầu tư có rủi ro cao nhằm đảm bảo hệ số an toàn vốn CAR. Cụ thể: Eximbank đã bán tồn bộ chứng khốn vốn của Ngân hàng TMCP Gia Định, Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội, CTCP Cơng nghệ Nguyễn Hồng, CTCP Thủy sản số 1; đồng thời Eximbank cũng bán trái phiếu, kỳ phiếu của một số TCTD như Đại Á, VIB, BIDV, Việt Nam Thương tín, Gia Định, Việt Á.

Đồng thời, EIB cũng rút toàn bộ vốn đầu tư dài hạn tại doanh nghiệp như Ngân hàng Việt Á 289 tỷ đồng, Công Ty CP Đầu tư và Phát triển Ngoại thương 20 tỷ đồng nhằm đảm bảo hệ số an tồn vốn CAR , khiến cho khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn của ngân hàng năm 2011 giảm 28% so với năm 2010.

Hiệu quả tổng góp vốn, đầu tư

Bảng 2.5: Hiệu quả tổng góp vốn, đầu tư giai đoạn 2009-2012

(Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Lỗ/Thu nhập từ mua bán CKKD (39.834) (2.001) - -

Thu nhập do mua bán CK kinh doanh 20.954 6.907 - -

Lỗ do mua bán CK kinh doanh (50.915) (18.781) - -

Dự phòng giảm giá CK kinh doanh (9.873) 9.873 - -

Lỗ/Thu nhập từ mua bán CKĐT 185.919 (28.559) (2.014) (2.659)

Thu nhập do mua bán CK đầu tư 177.973 4.045 1 -

Lỗ do mua bán CK đầu tư (21.996) (117.291) (14.235) (2.659)

Hồn nhập/trích lập DP giảm giá CKĐT 29.942 84.687 12.220 -

Lỗ/Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 78.277 35.903 59.522 (15.516)

Cổ tức nhận từ góp vốn mua cổ phần 51.612 8.838 11.879 8.084

Từ chứng khoán Vốn kinh doanh 5.301 1.055 - -

Từ chứng Vốn đầu tư 10.911 5.408 1.291 151

Từ góp vốn, đầu tư dài hạn 35.400 2.375 10.588 7.933

Thu từ bán các khoản ĐT dài hạn khác - 15.268 91.718 (42.152)

+ Phân chia lợi nhuận từ cty kiên kết - 3.324 (10.177) (565)

+ Hồn nhập/trích lập DP giảm giá 26.665 8.473 (33.898) 19.117

Tổng thu nhập từ đầu tư 224.362 5.343 57.508 (18.175)

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo hoạt động kinh doanh EIB 2009-2012)

Hoạt động đầu tư Eximbank ngồi năm 2012 thì các năm cịn lại đều mang lại lợi nhuận. Đặc biệt trong năm 2009 thu nhập từ đầu tư đạt lợi nhuận cao nhất tăng 210% so với năm 2008. Thu nhập mang lại chủ yếu cho Eximbank là từ góp vốn, mua cổ phần đặc biệt là đầu tư dài hạn. Khoản mục này đem lại nguồn tiền bù đắp cho phần lỗ từ việc đầu tư vào chứng khoán kinh doanh, và chứng khoán đầu tư. Thu nhập đem lại chủ yếu từ hưởng cổ tức. Việc đầu tư vào chứng khốn kinh doanh của Eximbank khơng mang lại hiệu quả, liên tục từ năm 2009 - 2010 luôn lỗ, đến năm 2011 Eximbank đã cắt lỗ. Chứng khốn đầu tư ngồi trừ năm 2009 mang lại thu nhập cao nhất còn lại các năm đều lỗ. Nhận thấy tình hình đầu tư của Eximbank khơng đem lại hiệu quả cao vì mặc dù giá trị khoản mục mục này tăng

lên của các năm nhưng thu nhập mà nó mang lại tăng không tương xứng. Riêng trong năm 2012, lãi từ góp vốn mua cổ phần bị âm do Eximbank tiến hành bán các khoán đầu tư dài hạn thua lỗ vì vậy thu nhập từ khoản mục này bị âm, kéo theo tổng thu nhập từ hoạt động đầu tư bị âm 15.516 triệu.

Đầu tư của Eximbank không mang lại hiệu quả cao là do bộ phận đầu tư chứng khốn chưa có nhận định thị trường chuẩn xác do đó mua chứng khốn ở lúc thị trường cao giá và bán ra mức giá thấp hơn. Mặc khác tình hình kinh doanh của các tổ chức phát hành khó khăn làm chứng khốn giảm giá Eximbank phải tăng trích lập dự phịng giảm giá nhất là trong năm 2011 việc tập trung quá nhiều vào chứng khoán do các TCTD khác phát hành tạo ra rủi ro khi hệ thống ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Năm 2012 là một năm hết sức khó khăn cho hoạt động các doanh nghiệp mà Eximbank nắm giữ cổ phiếu vì thế thu nhập từ đó cũng giảm sút.

Đánh giá công tác quản trị danh mục đầu tư

Về xác định chiến lược xây dựng chính sách danh mục đầu tư: Hàng năm, Hội đồng đầu tư sẽ thơng qua chính lược đầu tư Eximbank hướng tập trung mục tiêu đảm bảo thanh khoản hay sinh lợi. Xác định đối tượng, ngành lĩnh vực ưu tiên đầu tư.

Xây dựng danh mục đầu tư: Dựa trên cơ sở báo các phân tích, dự báo diễn

biến thị trường triển vọng ngành, bộ phận đầu tư xây dựng danh mục cụ thể bao gồm tỷ trọng chứng khoán do tổ chức kinh tế phát hành, TCTD, Chính phủ...

Về thẩm định danh mục lựa chọn đầu tư: Sau khi xác định cụ thể tỷ trọng

ngành lĩnh vực đầu tư, bộ phận đầu tư lập kế hoạch thẩm định: đối với trái phiếu chính phủ, chính quyền đảm bảo lãi suất cao hơn lãi suất bình quân đầu vào của Eximbank, đối với đối tượng trái phiếu do TCKT, các TCTD phải đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, triển vọng tương lai các tổ chức. Quy định về thẩm định đầu tư được bản hành cụ thể trong văn bản quy chế đầu tư chứng khoán vốn và chứng khốn nợ Eximbank.

Về việc phân loại trích lập dự phịng giảm giá chứng khốn: Eximbank đảm

được cụ thể hóa trong quy định nội bộ, thời hạn trích lập được thực hiện theo chu kỳ q/năm. Phịng đầu tư tài chính kết hợp phịng kể tốn tổng hợp lập kế hoạch theo dõi định kỳ. Việc sử dụng dự phòng bù đắp tổn thất sẽ được quyết định bởi Hội đồng đầu tư.

Về tính tuân thủ quy định giới hạn đầu tư: căn cứ theo quy định Thông tư

13/2010/TT-NHNN về các tỷ lệ đảm bảo an tồn trong hoạt động tín dụng, Eximbank ban hành quyết định 469/2010/EIB/QĐ-HĐQT quy định cụ thể ngân hàng chỉ được phép sử dụng vốn điều lệ, vốn dự trữ để góp vốn mua cổ phần, giới hạn đầu tư góp vốn mua cổ phần khơng được vượt q 11% vốn điều lệ các tổ chức đầu tư, tổng góp vốn mua cổ phần tất cả các công ty trực thuộc không vượt quá 25% vốn đề lệ và quỹ dự trữ ngân hàng.

2.3.3 Quản trị danh mục tín dụng

Tín dụng là nghiệp vụ chính mang lại nguồn thu cho ngân hàng đồng thời cũng chứa đựng rủi ro vì vậy Eximbank tập trung trong cơng tác quản trị tín dụng đưa ra các văn bản cụ thể hướng dẫn quy trình cụ thể cho phận cấp tín dụng và bộ phận kiểm soát rủi ro tại hội sở.

Nguyên tắc cấp tín dụng:

+ Đảm bảo sự phân định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cấp tín dụng

+ Các bộ phận thuộc Bộ phận cấp tín dụng tổ chức thực hiện cấp tín dụng phải bảo đảm nguyên tắc tách bạch giữa bộ phận quan hệ khách hàng với bộ phận thẩm định tín dụng và bộ phận hổ trợ tín dụng; tách bạch giữa cán bộ thẩm định tín dụng với cán bộ thẩm định giá tài sản đảm bảo là bất động sản.

Bộ phận tín dụng được tổ chức mơ hình 3 bộ phận bao gồm: (a) Bộ phận quan hệ khách hàng (Front Office: FO), (b) Bộ phận thẩm định tín dụng (Middle Office: MO), (c) Bộ phận hỗ trợ tín dụng (Back Office: BO), ngồi ra cịn có (d) Bộ phận thẩm định tài sản đảm bảo.

Đối với việc cấp tín dụng tại Chi nhánh, PGD đều phải đảm bảo tách bạch giữa các bộ phận. Bộ phận quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm tìm kiếm khách

hàng, phát triển tín dụng, các sản phẩm, chăm sóc tư vấn trực tiếp khách hàng. Bộ phận thẩm định tín dụng chịu trách nhiệm thẩm định khách hàng, hồ sơ vay vốn, lập báo cáo thẩm đinh, đề xuất tín dụng và là đầu mối đánh giá lại khách hàng sau khi cấp tín dụng. Bộ phận hỗ trợ tín dụng dự thảo hợp đồng, văn bản tín dụng trình cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tài sản có tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 50 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)