Hoạt động tài chính vi mơ ở Banglades

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng kinh nghiệm quốc tế về tài chính vi mô phục vụ người nghèo tại việt nam (Trang 30 - 33)

2 .Hoạt động TCV Mở một số quốc gia

2.2.1 Hoạt động tài chính vi mơ ở Banglades

Tài chính vi mơ thực sự được nhiều người biết đến từ những năm 70 của thế kỷ 20 khi Muhammad Yunus thành lập ngân hàng Grameen và tiến hành nghiên cứu đầu tiên tại thị trấn Jobra, gần trường Đại học Chittagong, Bangladesh. Kể từ thời điểm này, rất nhiều cơ sở cung cấp dịch vụ tài chính vi mơ đã thành cơng trong việc tiếp cận với những người nghèo, thậm chí là những người rất nghèo, với mục tiêu giúp họ tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao điều kiện sống. Chính vì vậy, dịch vụ này đã thực sự trở thành một yếu tố quan trọng nhằm hỗ trợ người nghèo, và đặc biệt giúp cho phụ nữ vùng nông thôn có tư duy độc tập, tự tin và dần tìm được chỗ đứng của mình trong gia đình và xã hội.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy chương trình tài chính vi mơ có nhiều tác động tích cực tới việc nâng cao mức sống của người nghèo. Dịch vụ này không chỉ giúp họ dần thốt khỏi “đường nghèo” mà cịn trang bị cho họ những kiến thức hay kỹ năng để tự phát triển bản thân, đó mới chính là mục tiêu lâu dài mà chương trình này muốn hướng tới. Thực tế, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, lãi suất áp dụng đối với người nghèo là cao, thậm chỉ rất cao và dường như đi ngược với mục tiêu ban đầu của tài chính vi mơ. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu, người dân được phỏng vấn phần lớn cho rằng mức lãi suất này là hợp lý và họ đều chung quan điểm về những lợi ích mà chương trình này mang lại, không chỉ giúp người nghèo tiếp cận nguồn vốn ưu đãi mà cịn góp phần đáng kể trong việc phát triển nguồn nhân lực tại Bangladesh.

Các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mơ tiêu biểu:

* Ngân hàng Grameen

Khi nghiên cứu về các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô tại Bangladesh, chúng ta không thể không đề cập tới ngân hàng Grameen – đơn vị tiên phong trong việc thành lập và đưa nền công nghiệp hiện đại này vào hoạt động với mục tiêu giúp người dân dần thoát nghèo. Ngân hàng này được Giáo sư Mohammad Yunus thành lập vào năm 1976 khi ông tiến hành dự án với nội dung nghiên cứu khả năng thiết kế hệ thống tín dụng nhằm cung cấp dịch vụ ngân hàng tại những khu vực nơng thơn khó khăn. Ban đầu, mơ hình tài chính vi mơ chỉ được Yunus triển khai tại thị trấn Jobra, sau này, ông đã mở rộng quy mơ hoạt động của chương trình ra một số tỉnh khác trên đất nước Bangladesh. Vào tháng 10 năm 1983, dự án ngân hàng Grameen được chuyển thể thành ngân hàng trực thuộc Chính phủ Bangladesh. Và cho đến ngày nay, ngân hàng này chính thức hoạt động dưới sự điều hành của những người dân nghèo vùng nông thôn – những “vị khách” mà ngân hàng phục vụ. Cụ thể, 94% số cổ phiếu do người đi vay nắm giữ, phần cịn lại 6% được quản lý bởi Chính phủ nước này.

* Ngân hàng PKSF

PKSF là một Ngân hàng tài chính vi mơ bán bn được Chính phủ Bangladesh thành lập vào tháng 5 năm 1990. PKSF hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận thơng qua việc cho vay bán buôn cho các TCTCVM ở cộng đồng. Hiện nay PKSF cho vay 233 TCTCVM ở cộng đồng, qua các tổ chức này PKSF đã gián tiếp hỗ trợ 5,74 triệu hộ gia đình với dư nợ hơn 2 tỷ USD.

Các dịch vụ tài chính vi mơ a. Tín dụng vi mơ

Với vị trí là quốc gia đầu tiên áp dụng dịch vụ tài chính vi mơ, hiển nhiên những thành quả mà Bangladesh gặt hái được qua chương trình này hồn tồn được quốc tế ghi nhận. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu gần đây, ngành tín dụng vi mơ

tại Bangladesh đang dần rơi vào khủng hoảng do việc biến tài chính vi mơ trở thành cơng cụ kiếm lời của những kẻ cho vay nặng lãi. Cụ thể, dưới lớp vỏ “tài chính vi mơ”, hiện tượng cho vay với lãi suất cao nhằm kiếm lời từ những người dân nghèo vô tội đang len lỏi ngày một dữ dội vào những khu “ổ chuột” của Bangladesh, khiến những người nghèo – đối tượng được chương trình quan tâm nhất đang trở thành con nợ ‘dài hạn”.

b. Bảo hiểm vi mơ

Bangladesh đang thí điểm một sản phẩm BHVM được thiết kế đặc biệt đáp ứng nhu cầu cho dân số có thu nhập thấp, dưới 2 đơla/ngày, sống ở khu vực nông thôn. Với đặc điểm khách hàng là người nghèo, chưa bao giờ được tiếp cận với bất cứ hình thức bảo trợ xã hội hay bảo hiểm thương mại nào, BHVM - sản phẩm mang đặc tính chia sẻ rủi ro với mức phí thấp và giới hạn phí tổn - thường bảo hiểm cho rất nhiều lĩnh vực, từ nhân thọ và chăm sóc sức khoẻ tới thời tiết, tài sản, mùa màng, gia súc và thiên tai.

BHVM phát triển khá chậm dù dân số nơi đây đang phát triển với tốc độ chóng mặt và tổng số người nghèo hiện đã lên tới 160 triệu người. Tại Bangladesh hiện có 11 cơng ty bảo hiểm nhân thọ chính thức đang cung cấp sản phẩm BHVM, so với số lượng hàng nghìn tổ chức TCVM được cấp phép đang cho người nghèo vay vốn

Hoạt động TCVM ở Bangladesh phát triển rất mạnh kể từ được khi ngân hàng Grameen khởi xướng. Sự phát triển của ngân hàng Grameen dựa trên sự hỗ trợ về vốn ban đầu và sự điều hành của chính phủ và sau đó chuyển giao dần cho những người nghèo nắm giữ. Nghĩa là chính phủ đứng ra điều hành và hỗ trợ vốn cho hoạt động ban đầu của ngân hàng Grameen, sau khi đã có hoạt động hiệu quả thì chính phủ sẽ chuyển giao dần quyền điều hành cho những khách hàng của ngân hàng, để những người nghèo tự chủ trong việc quản lý ngân hàng phục vụ cho chính quền lợi của họ. Việc để cho các khách hàng trở thành chủ của ngân hàng Grameen đã tạo cho các khách hàng động lực để cố gắng đóng góp cho ngân hàng, đảm bảo sự phát triển của ngân hàng.

Tuy nhiên sự bùng nổ quá nhanh các TCTCVM, kết hợp với sự quản lý lỏng lẻo của chính phủ đã khiến cho một số tổ chức TCVM tại Bangladesh đang bị biến tướng thành các dịch vụ cho vay lãi suất cắt cổ, đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên mục tiêu xã hội, khiến những người nghèo ngày càng nghèo hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng kinh nghiệm quốc tế về tài chính vi mô phục vụ người nghèo tại việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)