3 .4Tổng hợp kết quả hoạt động của một số tổ chức TCV Mở Việt Nam
3.4.2 Hoạt động tiếtkiệm
3.4.2.1 Huy động vốn dưới hình thức tiếtkiệm bắt buộc
Chỉ các TCTCVM bán chính thức mới áp dụng hình thức tiết kiệm bắt buộc, mỗi khi vay một khoản tiền, các thành viên phải cam kết đóng một khoản tiềm tiết kiệm bắt buộc, khoản tiền này được yêu cầu đóng định kỳ và được hưởng lãi suất. , đây là một dạng bảo đảm nhằm tăng tính liên kết và trách nhiệm giữa các thành viên tham gia. Mức tiết kiệm bắt buộc tùy thuộc cách tính của mỗi tổ chức, thơng thường theo giá trị khoản vay (từ 1-5%), hoặc theo giá trị tuyệt đối đóng góp hàng tháng (3-10 ngàn VND).
Bảng 3.7: Mức tiết kiệm bắt buộc và tiết kiệm tự nguyện của một số TCTCVM bán chính thức tính đến 2009 Bang 7 No Tên tổ chức SL KH tham gia TK bắt buộc SL KH tham gia TK tự nguyện TK bắt buộc (Triệu VNĐ) TK tự nguyện (Triệu VNĐ) Số huyện triển khai Tổng nguồn vốn (Triệu VNĐ) Tỷ trọng TK/Tổng nguồn vốn 1 TYM 34.464 1.516 32.483 1.446 18 176.526 19,22% 2 CEP - HCM 113.843 41.650 97.588 10.553 44 424.408 25,48% 3 FPW-Thanh Hoá 5.668 0 1.814 0 6 10.958 16,55% 4 Bình Minh-SEDA 4.644 327 2.212 135 3 11.298 20,77% 5 Qũy HTPN PTKT-HCM 7.524 7.524 3.207 24 35.632 9,00% 6 TCVM TuyênQuang 18.007 4.352 5 40.585 10,72% 7 Quỹ PT vì PNnghèo Hà Tĩnh 30.162 8.606 8 55.672 15,46% 8 Dự án Việt - Bỉ 41.050 21.009 3 17 69.350 30,30% 9 Tổng các TCTVMbán chính thức 352.437 76.835 207.830 23.949 211 970.885 23,87%
Phần huy động tiết kiệm bắt buộc của các TCTVM bán chính thức lớn hơn nhiều so với huy động tự nguyện. Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn huy động từ tiết kiệm bắt buộc của các TCTCVM này cũng chỉ chiếm 21,4% trong tổng nguồn vốn. Phần tiền gửi bắt buộc do các tổ chức TCVM Việt Nam quy định hầu như chỉ có ý nghĩa tượng trưng. Về phần các quy định pháp lý và thơng lệ thì ngay cả hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa có quy định hoặc thông lệ gửi tiền gửi/tiền tiết kiệm bắt buộc khi vay vốn. Tuy nhiên hình thức này rất quan trọng trong TCVM vì đây cịn là phương pháp hỗ trợ việc hình thành các hành vi tiết kiệm và phịng ngừa rủi ro trong cộng đồng người nghèo.
3.4.2.2Huy động vốn dưới hình thức tiết kiệm tự nguyện
Đối với các TCTCVM bán chính thức, việc huy động vốn từ tiết kiệm tự nguyện là rất ít ỏi. Trong số đó, hai tổ chức TYM và CEP có khả năng huy động tự nguyện tương đối tốt nhưng tỷ trọng cũng chỉ trên 2% tổng nguồn vốn hoạt động. Tổng thể, tỷ trọng tiết kiệm tự nguyện chỉ chiếm trung bình 2,47% trên tổng nguồn vốn của các TCTCVM bán chính thức. (Nguyễn Kim Anh, 2010)
Nhìn chung, khả năng huy động tiết kiệm tự nguyện thấp của các TCTCVM bán chính thức phụ thuộc vào hai vấn đề: (1) Chưa có quy định pháp lý về việc cho phép các tổ chức TCVM bán chính thức huy động tiết kiệm; và (2) uy tín trong cộng đồng của các tổ chức này chưa đủ lớn để huy động tiết kiệm từ các thành phần kinh tế khác nhau.
3.4.3 Các hoạt động kinh doanh khác:
Ngồi hai hình thức dịch vụ chủ yếu là Tiết kiệm và Tín dụng, các tổ chức TCVM cịn triển khai nhiều hoạt động kinh doanh khác như Bảo hiểm vi mô, Chuyển tiền, thanh toán… nhưng những hoạt động này đều nhỏ lẻ, mang tính thử nghiệm là chính.
3.5.1 Những hoạt động đã đạt được:
3.5.1.1Hoạt động TCVM ngày càng được mở rộng về quy mô:
Các tổ chức TCVM ở Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh trong thời gian vừa qua, chúng ta có thể thấy sự phát triển về mặt nhân lực qua và nguồn vốn hoạt động tăng trưởng qua từng năm:
Bảng 3.8: Sự phát triển về số nhân viên của một số tổ chức TCVM ở Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010
Đơn vị tính: người Bang 8 Tổ chức 2006 2007 2008 2009 2010 Binhminh CDC 21 19 35 25 25 CAFPE BR-VT 14 14 14 14 15 CEP 189 226 255 300 339 Nhóm M7 167 169 131 173 171 TCVM Thanh Hoa 61 32 44 52 67 TYM 145 157 195 231 265 Nguồn Tổng hợp từ Mix
3.5.1.2Số lượng khách hàng ngày càng tăng mạnh
Mức độ tiếp cận của các tổ chức TCVM ngày càng cao, xem xét tỷ lệ tăng trưởng các khách hàng được hưởng dịch vụ tín dụng của các tổ chức TCVM tại Viêt Nam, ta thấy mức tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 20% trong 3 năm gần đây (xem bảng 3.9). Điều này cho thấy nỗ lực rất lớn của các tổ chức TCVM, đồng thời cũng cho thấy tiềm năng phát triển của thị trường TCVM Việt Nam.
Tuy nhiên tỷ lệ phát triển thị trường quá lớn cũng tạo ra thách thức cho các TCTCVM trong việc quản lý khách hàng và độ an toàn của các khoản cho vay.
Bảng 3.9: Số lượng khách hàng vay vốn theo từng năm trong giai đoạn 2006-2010
Đơn vị tính: người Bang 9 Tổ chức 2006 2007 2008 2009 2010 CAFPE BR-VT 6450 7283 7284 8000 9777 CEP 64233 74360 107866 134141 164400 Nhóm M7 30553 31488 21520 31161 24788 TCVM Thanh Hoa 5572 4691 5357 6446 9414 TYM 22497 25482 33935 40282 54903 Tổng 129305 143304 175962 220030 263282 Tăng trưởng 11% 23% 25% 20% Nguồn Tổng hợp từ Mix
3.5.1.3 Hoạt động của các tổ chức TCVM ngày càng có hiệu quả hơn:
Hoạt động của các TCTCVM tại Việt Nam ngày càng có hiệu quả hơn thơng qua việc nâng cao năng lực làm việc của nhân viên và chuyên môn hóa, tối ưu hóa hoạt động của tổ chức để giảm chi phí hoạt động của tổ chức.
Năng lực của nhân viên được nâng cao thể hiện qua số lượng khách hàng mà mỗi nhân viên trong tổ chức có thể phục vụ được, theo như thống kê trong bảng 3.10 thì trong năm 2010, ngoài BinhMinhCDC và nhóm M7, có thể nhận thấy số lượng khách hàng mà một nhân viên khai thác được nhìn chung là có tỷ lệ tăng trưởng dương qua các năm, cho thấy hiệu quả hoạt động của nhân viên trong các tổ chức TCVM ngày càng được cải thiện.Và con số này cao hơn tỷ lệ trung bình của khu vực Châu Á Thái Bình Dương năm 2010 là 114 khách hàng / nhân viên (Theo thống kê của Mix)
Bảng 3.10: Bảng thống kê tỷ lệ khách hàng/nhân viên của các TCTCVM Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010
Đơn vị tính: người Bang 10 Name 2006 2007 2008 2009 2010 Binhminh CDC 173 214 126 163 147 % tăng trưởng 24% -41% 29% -10% CAFPE BR-VT 461 520 520 571 652 % tăng trưởng 13% 0% 10% 14% CEP 340 329 423 447 485 % tăng trưởng -3% 29% 6% 9% Nhóm M7 184 190 184 185 148 % tăng trưởng 3% -3% 0% -20% TCVM Thanh Hoa 91 147 122 124 141 % tăng trưởng 62% -17% 2% 14% TYM 155 162 174 174 207 % tăng trưởng 5% 7% 0% 19% WU Ha Tinh 192 176 207 155 237 % tăng trưởng -8% 18% -25% 53% Nguồn Tổng hợp từ Mix
Việc cải tiến hoạt động, nâng cao hiệu quả của hệ thống được thể hiện qua chỉ số chi phí hoạt động bình qn cho mỗi giao dịch. Bảng 3.11 thống kê chi phí hoạt động trung bình cho mỗi khoản vay cho thấy tỷ lệ này giảm dần qua các năm thể hiện hiệu quả của các bộ máy tổ chức của các tổ chức TCVM ngày càng được cải thiện. Con số này nhìn chung thấp hơn so với chi phí trung bình của khu vực Châu Á Thái Bình Dương là 19,59 % trong năm 2010
Bảng 3.11: Tỷ lệ chi phí hoạt động trung bình cho mỗi khoản vay của các TCTCVM Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010
Đơn vị tính: % Bang 11 Tổ chức 2006 2007 2008 2009 2010 Binhminh CDC 23.34% 21.44% 22.78% 26.43% 25.55% CEP 15.49% 16.52% 9.85% 9.36% 8.88% Nhóm M7 7,06% 8,09% 9,78% 9,75% TCVM Thanh Hoa 15.66% 15.77% 14.48% 16.71% 14.69% TYM 15.33% 11.69% 11.21% 11.22% 10.40% Nguồn Tổng hợp từ Mix 3.5.2 Những mặt hạn chế còn tồn tại:
Hoạt động TCVM ở Việt Nam tuy có khởi sắc trong những năm gần đây với hướng chuyên nghiệp hơn nhưng thực chất thì ngành TCVM tại Việt Nam vẫn cịn rất non trẻ. Do đó cịn rất nhiều tồn tại cần giải quyết để tạo điều kiện cho các TCTCVM phát triển bền vững và chuyên nghiệp hơn
3.5.2.1Những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động của các tổ chức TCVM
a. Các sản phẩm dịch vụ cung ứng còn nghèo nàn, chưa đa dạng:
Hiện nay các dịch vụ tài chính TCVM được cung cấp tại Việt Nam cịn rất ít, chúng ta có thể tham khảo bảng 3.12 thống kê các dịch vụ TCVM tại Việt Nam hiện nay. Ngoài các tổ chức tài chính chính thức là ngân hàng NHNo, ngân hàng CSXH và hệ thống quỹ TDND thì các TCTCVM cịn lại có rất ít các hình thức dịch vụ TCVM phục vụ cho người nghèo.
Bang 12
Loại dịch vụ AGRIBANK NHCSXH QTDND Các TCTCVM
Tiền gửi cá nhân 32 12 12 2
Tiền gửi tổ chức 7 5 5 0
Cho vay, bao thanh toán, chiết khấu 32 17 12 5
Bảo lãnh 9 2 2 0
Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, thẻ 43 11 2 0
Kinh doanh ngoại tệ, bảo hiểm vi
mô, ủy thác, khác…. 71 0 0 2
Tổng số 194 47 31 9
(Nguyễn Kim Anh, 2010) Có thể thấy tại Việt Nam hiện nay mới chỉ có các loại hình dịch vụ cơ bản nhất như cho vay theo nhóm, trả góp theo thời gian hoặc tiết kiệm bắt buộc và tiết kiệm tự nguyện. Các sản phẩm khác như bảo hiểm vi mơ thì mới chỉ trong giai đoạn thử nghiệm ở một vài tổ chức như M7 Ninh Phước, CEP.
b. Tốc độ mở rộng mạng lưới phục vụ quá nhanh.
Chúng ta có thể thấy tỷ lệ tăng trưởng khách hàng hàng năm của các tổ chức TCVM khoảng 20%, đây là tỷ lệ tăng trưởng cao, biểu hiện của sự mở rộng nhanh chóng thị trường của các tổ chức TCVM. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn các rủi ro khi thị trường tăng trưởng quá nhanh như:
- Việc người nghèo tại nhiều khu vực, nơi việc tiếp cận tín dụng tương đối dễ dàng sẽ tạo nên rủi ro của việc các hộ nghèo nợ quá nhiều, do đó tăng rủi ro hệ thống của việc sụp đổ tổ chức TCVM khi các hộ dân không trả được nợ.
- Khơng kiểm sốt được các khoản vay tái tài chính đơn giản (gia hạn nợ, đảo nợ), hoặc các khoản vay hiện tại quay vòng; do các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khơng điều phối và so sánh hồ sơ đầu tư của khách hàng, khơng có hệ thống đối chiếu tín dụng hay hệ thống cảnh báo sớm.
c. Hoạt động còn manh mún, nhỏ lẻ:
Mỗi khỏan gửi tiết kiệm trung bình chỉ bằng khoảng 1/2 trung bình của khu vực 35/ 65usd
Mỗi khoản vay trung bình cho mỗi khách hàng là 194 chỉ chiếm 2/3 so với 302USD của khu vực (xem bảng 3.6)
Có thể thấy các tổ chức TCVM Việt Nam đang cịn manh mún nhỏ lẻ, do đó độ chun nghiệp chưa cao, nhất là về mặt nhân sự, quản lý
d. Các TCTCVM bán chính thức cịn ít khách hàng và danh mục đầu tư cũng ít hơn so với các tổ chức TCVM tương tự trên thế giới.(Nguyễn Kim Anh, 2010)
Số khách hàng của các tổ chức này chỉ bằng 1/2 so với mức bình quân của các tổ chức khác trên tồn cầu và bằng 1/3 mức bình qn của các tổ chức tín dụng vi mơ Châu Á, dù được thành lập cùng một thời điểm. Giá trị danh mục khoản vay của các tổ chức này bằng 1/10 so với mức bình qn của các tổ chức tín dụng vi mơ trên thế giới. Quy mô hoạt động tương đối nhỏ của một số tổ chức TCVM chính thức và hầu hết các tổ chức TCVM bán chính thức làm tăng cơ cấu chí phí của các tổ chức này tính trên mỗi khách hàng mà họ phục vụ và làm hạn chế sự phát triển của hiệu quả kinh tế nhờ quy mô. Hơn nữa, các tài khoản tiền gửi và tài khoản cho vay với số dư nhỏ làm tăng chi phí giao dịch cộng với việc khơng có hiệu quả kinh tế nhờ quy mô khiến cho các tổ chức này tốn nhiều chi phí hơn so với mức đáng ra phải trả. Tác động này còn mạnh hơn đối với trường hợp các tổ chức TCVM bán chính thức nhỏ hơn và khơng dự kiến có khả năng chuyển đổi trong ngắn hạn hoặc trung hạn, hay thậm chí là khơng bao giờ có khả năng chuyển đổi.
3.5.2.2Nguyên nhân của các khuyết điển còn tồn tại: 3.5.2.2.1 Các nguyên nhân nội tại:
- Các sản phẩm dịch vụ cịn đơn điệu, chưa phát triển đa dạng hóa các sản phẩm phù hợp với nhiều nhu cầu của khách hàng
- Nguồn nhân lực còn thiếu và yếu, như đã trình bày ở trên, tỷ lệ khách hàng/ nhân viên tại Việt Nam hiện nay là rất cao so với mức bình qn khu vực. Bên cạnh đó, các đội ngũ nhân viên ở nông thôn đa số là chưa được đào tạo bài bản về kỹ năng quản lý cũng như kiến thức về kinh tế.
- Chưa tự chủ được về mặt tài chính, khả năng huy động vốn khơng cao, nguồn vốn chủ yếu dựa vào cáo nguồn tài trợ.
- Hoạt động chưa thật sự chun nghiệp, chưa có mơ hình quản lý rõ ràng dẫn đến hiệu quả thấp
3.5.2.2.2 Các nguyên nhân khách quan:
- Sự nhận biết về vai trò và tầm quan trọng của TCVM cịn hạn chế trong tồn xã hội, và ngay cả trong các cơ quan, tổ chức chính phủ cũng chưa thật sự quan tâm đến tầm quan trọng và sự vận hành của TCVM.
- Chính phủ chưa quan tâm và có định hướng phát triển rõ ràng cho ngành TCVM, chưa xây dựng được chiến lược phát triển TCVM quốc gia. Do đó các hoạt động TCVM tại Việt Nam vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ; các TCTCVM hầu hết chỉ hoạt động dưới dạng các dự án, có thời gian tồn tại ngắn.
- Hành lang pháp lý cho hoạt động của các TCTCVM chưa hồn thiện, dẫn đến khó khăn cho các TCTCVM trong hoạt động của mình.
- Việc áp dụng các tiêu chuẩn kế toán quốc tế hiện tại chưa được thực hiện tốt. Còn thiếu những cơ quan và cơ chế giám sát các hoạt động tín dụng của các TCTCVM một cách hiệu quả
Kết luận chương 3:
Có thể thấy ngành TCVM ở Việt Nam mới chỉ được đặt những nền móng ban đầu, hầu như các TCTCVM chưa có nhiều cơ hội để có thể phát triển thành TCTCVM chuyên nghiệp. Các đặc điểm chung nhất của ngành TCVM Việt Nam có thể tóm tắt lại như sau:
Chính phủ quan tâm đến xóa đói giảm nghèo, nhưng chưa quan tâm đến việc tạo ra hành làng pháp lý và các chính sách phù hợp cho phát triển các TCTCVM mà chỉ chú trọng đến các chương trình tài trợ, ưu đãi cho người nghèo
Hoạt động TCVM tại Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của chính sách bảo trợ của nhà nước thông qua NHCSXH, nên hoạt động xóa đói giảm nghèo chưa thực sự hiệu quả, đồng thời tạo áp lực cạnh tranh không công bằng đối với các TCTCVM khác.
Thị trường TCVM Việt Nam là rất lớn, tuy nhiên các TCTCVM hoạt động nhỏ, lẻ, chưa cung cấp được các dịch vụ đa dạng cho người nghèo. Dẫn đến khả năng tiếp cận TCVM của người nghèo còn rất thấp.
CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VI MƠ VIỆT NAM
4.1Xu hướng phát triển tài chính vi mơ
4.1.1 Dịch chuyển dần từ hoạt động từ thiện sang hoạt động kinh doanh:
Quan niệm trước đây cho rằng dịch vụ tín dụng cho người nghèo phải là hoạt động từ thiện, do chính phủ bao cấp hoặc các tổ chức nhân đạo tài trợ. Quan niệm này làm cho là quan niệm sai lầm, dẫn đến việc các khoản tín dụng cho người nghèo được hiểu là các khoản tiền từ thiện, không sinh lời và khả năng thu hồi thấp. Từ đó dẫn đến các vấn đề tiêu cực trong việc quản lý nguồn vốn cấp cho người nghèo như: cho vay không đúng đối tượng, tỷ lện nợ quá hạn, nợ xấu cao,... dẫn đến hiệu quá của nguồn vốn cóa đói giảm nghèo thấp.