Hoạt động TCV Mở Thái Lan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng kinh nghiệm quốc tế về tài chính vi mô phục vụ người nghèo tại việt nam (Trang 36 - 41)

2 .Hoạt động TCV Mở một số quốc gia

2.2.3 Hoạt động TCV Mở Thái Lan

Chính phủ Thái Lan rất quan tâm và tạo điều kiện cho các chương trình tài chính vi mơ; Kết hợp các nhiệm vụ và trách nhiệm của Chính phủ cùng các cơ quan liên quan nhằm xây dựng và thúc đẩy các khung pháp lý hỗ trợ mạnh mẽ cho hoạt động của các TCTCVM, tạo lập và mở rộng mạng lưới quản lý.(Lê Thị Phí Hà, 2009).

Để quản lý hoạt động tài chính vi mơ thành cơng, Chính phủ Thái Lan luôn chú trọng tới việc ban hành các quy định về giám sát và điều hành phù hợp để hỗ trợ các tổ chức tín dụng vi mơ xây dựng được một hệ thống quản lý rủi ro tốt và xây dựng văn hóa riêng cho từng tổ chức.

Bên cạnh việc coi trọng rủi ro tín dụng, Chính phủ Thái Lan cũng rất quan tâm đến các rủi ro khác như rủi ro chiến lược, rủi ro hoạt động của các TCTCVM.

Với những chiến lược trên cho thấy Chính phủ Thái Lan đặc biệt quan tâm đến phát triển lĩnh vực tài chính vi mơ như một cơng cụ xóa đói giảm nghèo hữu hiệu và có những hỗ trợ về mơi trường pháp lý cho ngành tài chính vi mơ

Hiện nay ở Thái Lan, có rất nhiều tổ chức tín dụng vi mơ, tuy nhiên, tôi chỉ đề cập đến 3 tổ chức: Hợp tác xã tín dụng Thái Lan (BAAC), hiệp hội tín dụng Klongchan và Liên đồn hiệp hội tín dụng Thái Lan

a. Hoạt động tài chính vi mơ của BAAC

Với mục tiêu nâng cao đời sống của nông dân Thái Lan thông qua việc hỗ trợ tài chính cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, hoạt động đầu tư và Marketing sản

phẩm nơng nghiệp, BAAC có nhiệm vụ tìm kiếm nguồn vốn cho hoạt động tài chính vi mơ đảm bảo chi phí hoạt động hiệu quả và quản lý tài chính bền vững. Cung cấp các dịch vụ tín dụng tới người nơng dân để giúp họ nâng cao hiệu quả sản xuất; phát triển các sản phẩm mới cho người nông dân và mở rộng điểm giao dịch để tăng khả năng tiếp cận của nông dân tới các dịch vụ tài chính của BAAC mà khơng tốn chi phí của họ; phát triển và cung cấp các dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.

Để hỗ trợ người dân một cách hiệu quả, BAAC cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính vi mơ tới người dân, bao gồm: Dịch vụ tiền gửi; cho vay; dịch vụ thanh toán; dịch vụ chuyển tiền; dịch vụ bảo hiểm cho các hộ nghèo, hộ thu nhập thấp và các doanh nghiệp nhỏ. Đa dạng các dịch vụ giúp người dân có nhiều cơ hội lựa chọn dịch vụ của ngân hàng. Không chỉ đa dạng về các sản phẩm và dịch vụ, BAAC còn cung cấp vốn vay tới người dân bằng rất nhiều hình thức cho vay khác nhau như: Cho vay trực tiếp tới khách hàng vay vốn; cho vay thông qua các hợp tác xã; cho vay thông qua các hiệp hội; cho vay thông qua các ngân hàng làng; cho vay qua các nhóm tương hỗ; cho vay dưới sự bảo lãnh của ngân hàng.

Với dịch vụ đa dạng và nhiều phương thức hỗ trợ vốn vay khác nhau, hoạt động tài chính vi mơ của BAAC đã giúp người nghèo ở khu vực nơng thơn có khả năng tham gia vào phát triển sản xuất nông nghiệp và các hoạt động liên quan đến nơng nghiệp. Nhiều hộ gia đình có đủ năng lực quản lý doanh nghiệp nhỏ.

Một trong các hoạt động tài chính vi mơ đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển của tài chính nơng thơn đó là hoạt động tín dụng vi mơ. BAAC cung cấp các món vay nhỏ tới người nghèo khơng có tài sản thế chấp, có nghề nghiệp ổn định và lịch sử tín dụng tốt. Hoạt động tín dụng vi mơ cho phép người nghèo thực hiện các dự án nhỏ nhằm nâng cao thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống và thoát nghèo. BAAC thực hiện cho vay bán bn đến các tổ nhóm và các tổ nhóm sẽ cho các thành viên vay lại. Đồng thời, BAAC sẽ thực hiện cho vay nếu như tổ nhóm đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau:

• Một là, tổ nhóm phải chứng minh được có khả năng quản lý hoạt động SXKD, có kế hoạch sản xuất cụ thể.

• Hai là, tổ nhóm phải có điều lệ hoạt động rõ ràng.

• Ba là, các thành viên phải sống cùng địa phương/cộng đồng.

• Bốn là, lĩnh vực SXKD phải phù hợp với hoạt động nông nghiệp, tuân thủ các quy tắc của cộng đồng nơi sinh sống.

• Năm là, tổ nhóm phải đảm bảo truyền đạt được kỹ năng SXKD cho các thành viên.

Đối với các tổ nhóm đã phát triển theo hướng một doanh nghiệp tài chính nhỏ hoạt động dựa trên cộng đồng thì BAAC chỉ cung cấp món vay nếu tổ nhóm chứng minh được việc thực hiện tiết kiệm bắt buộc và cho vay lại các thành viên trong nhóm để họ tự SXKD. BAAC phân loại khách hàng là các tổ nhóm hoặc các doanh nghiệp tài chính nhỏ dựa trên cộng đồng với các tiêu chí: Tổ nhóm đã phát triển thành một tổ nhóm vững mạnh; có hệ thống quản lý tài chính tốt; có hệ thống kiểm tra nội bộ, hệ thống văn bản và quản lý tài chính chuẩn; có quy tắc hoạt động rõ ràng về chất lượng thành viên, tiết kiệm, vốn góp của các thành viên, phân chia cổ tức, phúc lợi xã hội, chế độ hợp thành của các thành viên và các quy định cần thiết khác về hoạt động của tổ nhóm; phải có hội đồng quản lý với sự tham gia của các thành viên có năng lực, tư cách đạo đức tốt.

b. Hiệp hội tín dụng Klongchan

Hiệp hội tín dụng Klongchan được thành lập ngày 4/12/1983 với mục tiêu ban đầu là hỗ trợ những người dân sống trong cộng đồng gặp khó khăn khi chuyển đến nơi ở mới. Đến năm 1986, hiệp hội tín dụng đã trở thành tổ chức có địa vị pháp lý và trở thành thành viên của Liên đồn các hiệp hội tín dụng Thái Lan. Kinh phí hoạt động của hiệp hội do chính những thành viên của hiệp hội đóng góp.

Hiệp hội tín dụng Klongchan được coi là “bà đỡ” đối với cộng đồng người nghèo của vùng Klongchan, hỗ trợ tín dụng cho các thành viên với những quy định rất chặt

chẽ về vốn góp ban đầu. Bên cạnh việc hỗ trợ về tín dụng, hiệp hội còn thực hiện các hoạt động khác như: Hỗ trợ rủi ro đối với các khoản vay của thành viên; thành lập quỹ tương hỗ để hỗ trợ các thành viên gặp khó khăn.

c. Liên đồn hiệp hội tín dụng Thái Lan

Liên đồn hiệp hội tín dụng Thái Lan được thành lập tháng 4 năm 2005, tiền thân là một bộ phận trong Liên đoàn các hợp tác xã Thái Lan.

Liên đoàn các hợp tác xã Thái Lan được thành lập năm 1968 với nhiệm vụ hỗ trợ sự phát triển của các hợp tác xã tín dụng Thái Lan trong các lĩnh vực nơng nghiệp, bao gồm: các hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã ngư nghiệp, hợp tác xã giải quyết vấn đề đất đai; phi nông nghiệp, bao gồm: Các hợp tác xã dịch vụ, hợp tác xã người tiêu dùng, hiệp hội tín dụng và hợp tác xã tín dụng và tiết kiệm. Sau khi được tách ra, nhiệm vụ chính của Liên đồn hiệp hội tín dụng Thái Lan là: Đẩy mạnh vai trị của các hiệp hội tín dụng; hỗ trợ các hiệp hội tín dụng nâng cao trình độ quản lý chuyên nghiệp; nâng cao vị thế của liên đồn như trung tâm các dịch vụ tài chính, giáo dục và công nghệ thông tin; đại diện cho các hiệp hội tín dụng trong các hoạt động trong và ngồi nước.

Liên đồn hoạt động dựa trên vốn góp của các thành viên là các hiệp hội tín dụng, đối tượng hỗ trợ của liên đồn là các hiệp hội tín dụng thành viên. Để có thể phát triển bền vững và tự chủ, bên cạnh vốn của các thành viên, liên đoàn hiệp hội tín dụng Thái Lan cịn thực hiện đa dạng các chương trình và dịch vụ như: Đào tạo tập huấn về kế tốn, quản lý tín dụng, đào tạo tiểu giáo viên, đào tạo cán bộ quản lý, tài chính vi mơ, cơng nghệ thơng tin… bên cạnh việc tổ chức các chương trình đào tạo cho các thành viên của liên đồn, liên đồn cịn thực hiện kiểm tốn các thành viên, tổ chức các chương trình thực địa; cung cấp các dịch vụ về tổ chức hội thảo (phòng họp, chỗ ở,…) cho mọi đối tượng. Ngồi ra, liên đồn cịn triển khai các chương trình dành riêng cho thanh niên và phụ nữ nhằm giúp họ tìm kiếm cơ hội nâng cao thu nhập thông qua các hoạt động đào tạo, giao lưu học hỏi. Một số dịch vụ điển

hình của liên đồn như: Chương trình bảo trợ rủi ro; Dịch vụ bảo hiểm nhân sinh; Quỹ rủi ro; Quỹ tương hỗ.

Liên đoàn các hiệp hội tín dụng Thái Lan là một ví dụ điển hình cho mơ hình TCTCVM hoạt động ở tầm vĩ mơ, có trách nhiệm hỗ trợ các TCTCVM thành viên thực hiện tốt trách nhiệm trước cộng đồng.

Hình thức cho vay và quản lý tín dụng tại BAAC, Hiệp hội tín dụng Klongchan, Liên đồn hiệp hội tín dụng Thái Lan

• Thứ nhất, BAAC đưa ra rất nhiều sản phẩm cho vay đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho các khách hàng có khả năng lựa chọn sản phẩm. Ngoài ra, việc tiếp cận được với những khách hàng tại cấp cơ sở thơng qua các tổ nhóm đã cho thấy tính hiệu quả trong việc cung cấp vốn tới các khách hàng và sự thuận lợi trong quản lý vốn vay.

• Thứ hai, theo BAAC việc cho vay với lãi suất thị trường đi kèm với chất lượng phục vụ tốt sẽ đảm bảo được tính bền vững và giảm sự bao cấp của Chính phủ.

• Thứ ba, theo Hiệp hội tín dụng Klongchan và Liên đồn hiệp hội tín dụng Thái Lan thì sự đóng góp của các thành viên vào hoạt động của tổ chức đóng vai trị quan trọng nhất đến sự tồn tại và phát triển của hiệp hội. Ngồi ra, việc đa dạng hóa các sản phẩm cung cấp tới khách hàng quyết định sự vững mạnh của tổ chức.

• Thứ tư, việc áp dụng cơng nghệ tiên tiến trong quy trình phê duyệt khoản vay sẽ giúp xử lý phân tích khoản vay chính xác, nhanh chóng và hiệu quả giảm được chi phí xử lý rủi ro.

• Thứ năm, các ngân hàng cịn ln có các chương trình dạy nghề, xúc tiến việc làm, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho người dân, nhờ vậy họ có thể có một cơng việc ổn định, đảm bảo và thu nhập cao hơn. Đây thực sự là một sự hỗ trợ mang tính lâu dài, thể hiện sự quan tâm và thấu hiểu nhu cầu người dân của Hiệp hội tín dụng Thái Lan cũng như của BAAC

Như vậy ở Thái Lan, chính phủ rất quan tâm đến phát triển TCVM để đạt mục tiêu xóa địi giảm nghèo, tuy nhiên vai trị của chính phủ chỉ nằm ở tầm vĩ mô, hỗ trợ các TCVM về hành lang pháp lý và các hoạt động giám sát. Đặc biệt là hoạt động giám sát các rủi ro đối với TCTCVM

Trong khi đó, các tổ chức TCVM hồn tồn tự chủ trong hoạt động của mình, họ được tồn quyền tự do lựa chọn các hình thức phát triển sản phẩm dịch vụ đa dạng, mở rộng khả năng tiếp cận TCVM cho người nghèo. Bên cạnh đó họ cịn thường xun tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ cho người nghèo giúp người nghèo có cơng việc và thu nhập ổn định

Nhờ sự kết hợp đồng bộ giữa chính phủ và các tổ chức TCVM, hoạt động của các tổ chức TCVM tại Thái Lan rất hiệu quả, và các chương trình TCVM đang là cơng cụ giảm nghèo hữu hiệu tại Thái Lan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng kinh nghiệm quốc tế về tài chính vi mô phục vụ người nghèo tại việt nam (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)