Các quỹ tín dụng Nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng kinh nghiệm quốc tế về tài chính vi mô phục vụ người nghèo tại việt nam (Trang 57 - 58)

3 .Các tổ chức TCVM tiêu biểu tại Việt Nam hiện nay

3.3.1 Các tổ chức chính thức

3.3.1.3 Các quỹ tín dụng Nhân dân

Thành lập năm 1993, thời kỳ thịnh hành nhất có tới hàng nghìn quỹ ở cấp cơ sở nhưng đến năm 1998 do cuộc khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng đến tồn bộ hệ thống tài chính nên năm 2000 đã được tổ chức lại theo 2 cấp là Trung ương và cơ sở. Từ năm 2005 các Quỹ TDND trung ương và cơ sở được thống nhất quản lý bởi Hiệp hội quỹ TDND. Đến nay trong hệ thống này, ngoài Quỹ TDND Trung ương

cịn có 1046 Quỹ TDND cơ sở. Hơn 15 năm qua, hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đã phát triển nhanh chóng. Gần đây, nhờ sự hỗ trợ của Quỹ Bill and Melinda Gates, hệ thống Quỹ đã được vi tính hóa và thử nghiệm dịch vụ thanh toán điện tử và chuyển tiền cho các thành viên của mình. Quy mơ khoản vay trung bình khoảng hơn 8 triệu VND, cho thấy đối tượng vay không thuộc diện quá nghèo

QTDND được đánh giá cao về khả năng tiếp cận khách hàng và độ tiện ích của dịch vụ, nhưng bị giới hạn ở phạm vi hoạt động trong cấp xã. Do đặc điểm là tổ chức tín dụng phi ngân hàng, hoạt động của QTDND chỉ bó hẹp trong phạm vi cung cấp các dịch vụ tài chính cho các thành viên của quỹ. Từ ngày 25/08/2010 QTDND đã chính thức đưa vào hoạt động dịch vụ chuyển tiền FT, (FT là chương trình chuyển tiền nhanh của QTDND Trung ương với mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp đất nước đã mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng)

Để thành lập một Quỹ Tín dụng Nhân dân cần có sự tham gia của ít nhất 15 thành viên sáng lập. Để đảm bảo cho sự hoạt động của Quỹ Tín dụng Nhân dân, các thành viên sáng lập cần đóng góp một khoản vốn ban đầu ít nhất là 50 triệu đồng (khoảng 3,000 USD) bằng việc mua cổ phiếu trị giá ít nhất là 3,3 triệu đồng (tương đương 220 USD)/cổ phiếu. Sau khi đăng ký thành lập, Quỹ Tín dụng Nhân dân sẽ kêu gọi thêm các thành viên mới tham gia mua cổ phiếu với giá 50,000 đồng (4 USD)/cổ phiếu. Những thành viên này sau đó sẽ có quyền huy động và cho vay. Khoảng 84% tài sản của các Quỹ Tín dụng Nhân dân được huy động từ các thành viên của Quỹ (từ vốn góp và các khoản tiếtkiệm) (BWTP, 2008)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng kinh nghiệm quốc tế về tài chính vi mô phục vụ người nghèo tại việt nam (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)