2 .Hoạt động TCV Mở một số quốc gia
2.2.6 Hoạt động TCVM tại Malaysia và Philippines
Tại Philippines vào cuối thế kỷ 20 đã có những chương trình TCVM có trợ cấp của chính phủ ở quy mơ lớn. Tuy nhiên hầu hết những chương trình này khơng thành cơng. Chính phủ đã tự rút lui khỏi những dự án trực tiếp tạo ra các khoản vay nhỏ, xố bỏ hơn 100 chương trình tín dụng vi mơ của chính phủ dựa trên cơ sở cấp bù lãi suất thất bại. Việc cho vay được chuyển cho Ngân hàng nông nghiệp (Land Bank of the Philippines) hoặc ngân hàng phát triển (Development Bank of the Philippines). Hiện nay NHTW Philippines đã giảm hỗ trợ qua cấp bù và đưa ra những chính sách hỗ trợ phi tài chính hoặc hỗ trợ tài chính gián tiếp như sau:
(i) Miễn giảm những quy tắc về lãi suất đối với các hoạt động tín dụng vi mơ, lãi suất được áp dụng đối với các khoản vay nhỏ không thấp hơn lãi suất thị trường thơng thường, nhằm phản ánh chi phí cao hơn trong việc tạo ra các khoản vay nhỏ, và đảm bảo ổn định về tài chính trong các hoạt động TCVM;
(ii) Rủi ro về danh mục đầu tư khoản vay nhỏ của một tổ chức tài chính khơng cịn được đánh giá trên cơ sở thế chấp mà là sự tổng hợp chất lượng của danh mục đầu tư và sổ sách theo dõi, không yêu cầu thế chấp nhưng đòi hỏi chất lượng danh mục đầu tư rất khắt khe, và yêu cầu dự phòng các khoản thua lỗ;
(iii) Đối với những ngân hàng thương mại khu vực nơng thơn và các tổ chức tiết kiệm, địi hỏi xây dựng khoản vay nhỏ như là một phần cốt lõi trong hoạt động kinh doanh, các yêu cầu bao gồm: cam kết tiếp cận các khách hàng có thu nhập thấp; các
nhà quản lý và nhân viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng vi mơ; và các cẩm nang hoạt động phải phù hợp với nguyên tắc cơ bản của tín dụng vi mơ;
(iv) Các ngân hàng thương mại và phát triển nơng thơn coi tín dụng vi mơ như một hoạt động quan trọng của mình đều được miễn trừ những hạn chế trong việc thành lập những ngân hàng mới cũng như thành lập các chi nhánh mới; các ngân hàng nơng thơn thành lập vì mục đích tín dụng vi mơ đều được miễn giảm thuế trong khoảng 5 năm kể từ ngày cấp giấy phép.
Sự thất bại của việc các cơ quan nhà nước trực tiếp thực thi các chương trình TCVM và chuyển nhiệm vụ đó sang cho các định chế tài chính chính thức của các ngân hàng phát triển và các NGOs ở Philippines là một bài học cho Malaysia. Tuy nhiên ngành TCVM ở Malaysia mới ở giai đoạn bắt đầu. Sự tham gia của chính phủ Malaysia được đánh giá là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn tài chính cho các doanh nhân vi mô và các hộ thu nhập thấp. Chương trình TCVM do chính phủ khởi xướng bắt đầu từ năm 2003. Chính phủ Malaysia đưa nguồn vốn cấp bù lãi suất cho 2 NGO (TEKUN và AIM) và 2 ngân hàng phát triển (Agrobank và Bank Simpanan Malaysia) để thực hiện TCVM. Đồng thời Ngân hàng trung ương (Bank Negara Malaysia) cũng xúc tiến chương trình TCVM riêng thơng qua việc cung cấp vốn cho 6 tổ chức tài chính thương mại và 3 tổ chức tài chính phát triển với nguồn vốn ưu đãi ở mức 1,5% năm
Ở Mailaysia và Philippines các chương trình TCVM được trợ cấp bởi chính phủ dựa trên việc cấp bù lãi suất đều hoạt động không hiệu quả. Do đó hiện nay chính phủ phải chuyển qua cách tiếp cận mới thông qua việc hỗ trợ các tổ chức tài chính (các ngân hàng thương mại và các ngân hàng phát triển ) trong hoạt động xóa đói giảm nghèo.