.2Môi trường hoạt động của TCV Mở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng kinh nghiệm quốc tế về tài chính vi mô phục vụ người nghèo tại việt nam (Trang 51)

3.2.1 Môi trường kinh tế:

Từ những năm 80, với chủ trương mở cửa nền kinh tế, kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển mình phát triển, tỷ lệ tăng trưởng GDP luôn ở mức cao và, cùng với đó, sự kiện Việt Nam gia nhập WTO càng thúc đẩy nền kinh tế phát triển hơn, hội nhập sâu hơn với nền kinh tế thế giới.

Từ năm 2000 đến nay, nền kinh tế liên tục phát triển với tỷ lệ GDP tăng khá cao hàng năm, cộng với tỷ lệ lạm phát được duy trì dưới một con số trong suốt giai đoạn 2000-2006 đã tạo động lực cho TCVM phát triển. Thu nhập bình quân đầu người tăng liên tục, đến năm 2008 thu nhập bình quân đầu người Việt Nam đã vượt qua ngưỡng nghèo của thế giới là 1000usd/người/năm.

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 2006-2010Bang 1 Bang 1 Năm Tốc độ tăng trưởng GDP (%) Tỷ lệ lạm phát (%) Thu nhập bình quân đầu người (USD) 2006 8,23 6.6 730 2007 8,46 12.6 843 2008 6,31 19.9 1052 2009 5,32 6.5 1064 2010 6,78 11.8 1169 Nguồn Tổng cục thống kê

Nền tảng kinh tế ổn định, đã tạo những điều kiện thuận lợi cho các tổ chức TCVM phát triển, đồng thời quá trình mở cửa, tự do nền kinh tế cũng giúp cho việc tiếp thu các kinh nghiệm phát triển TCVM trong việc xóa đói giảm nghèo trên thế giới thuận lợi hơn.

3.2.2 Môi trường xã hội – chính trị:

Việt Nam là quốc gia có chế độ chính trị thuộc loại ổn định nhất trên thế giới, đồng thời chính phủ ln quan tâm đến việc xóa đói giảm nghèo nhằm nâng cao đời sống nhân dân. Đây là một mặt thuận lợi cho việc phát triển các TCTCVM.

Bảng 3.2: Tỷ lệ hộ nghèo tại Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010

Bang 2 Đơn vị tính: % Tỷ lệ hộ nghèo 2006 2008 2010 2010* Cả nước 15.5 13.4 10.7 14.2 Thành Thị 7.7 6.7 5.1 6.9 Nông thôn 18 16.1 13.2 17.4

*: tính theo chuẩn nghèo mới ban hành năm 2011 Nguồn:Tổng cục thống kê

Có thể thấy tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm là kết quả tích cực của cơng cuộc xóa đói giảm nghèo, trong đó có phần đóng góp của các tổ chức TCVM, tuy nhiên vẫn có nhiều ý kiến cho rằng ở Việt Nam vẫn còn các nguy cơ tái nghèo cao. Nhận thức được điều này, chính phủ quan tâm nhiều hơn đến phát triển nông thôn và coi

đó là cơng cụ hiệu quả để tấn cơng đói nghèo và cải thiện điều kiện sống. Nhu cầu về vốn và các dịch vụ tài chính cho phát triển nơng nghiệp và nơng thơn nói chung và kinh tế hộ gia đình nói riêng là rất lớn. Việt Nam là một quốc gia đông dân, với tỷ lệ người nghèo cao, là một thị trường tiềm năng cho ngành TCVM phát triển. Tập quán tiết kiệm cũng là một thói quen tốt của người Việt nam tạo điều kiện cho việc phát triển sản phẩm của TCVM là tiết kiệm bắt buộc.

3.2.3 Môi trường pháp lý

Hoạt động TCVM, cũng như các hoạt động kinh tế - xã hội khác, chịu ảnh hưởng và sự chi phối của các quy định pháp luật. Môi trường pháp lý phù hợp sẽ tạo động lực cho các TCTCVM phát triển rộng hơn, sâu hơn và phục vụ người nghèo tốt hơn. Khi đề cập đến môi trường pháp lý cho hoạt động TCVM, chúng tôi đề cập đến hai vấn đề: khung pháp luật điều chỉnh đối với vấn đề tổ chức và hoạt động TCVM khung pháp luật cho mức lãi suất của các tổ chức TCVM

3.2.3.1Khung pháp luật điều chỉnh đối với vấn đề tổ chức và hoạt động TCVM:

Trước đây, khung pháp lý đối với hoạt động TCVM nói chung và các tổ chức TCVM nói riêng đều chưa hồn chỉnh. Vì từ trước đến nay việc xóa đói giảm nghèo thường được nhà nước trực tiếp thực hiện thông qua các cơ quan nhà nước như: Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng chính sách xã hội, hay các quỹ tín dụng nhân dân...

Đến năm 2005, mới chính thức có những quy định pháp lý cơ bản quy định về tổ chức và hoạt động của các tổ chức TCVM dưới tên gọi là các “tổ chức tài chính quy mô nhỏ”. Văn bản quy định về vấn đề này là: Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày 09/03/2005 về tổ chức và hoạt động của tổ chức TCQMN tại Việt Nam. Sự ra đời nghị định này đánh dấu bước tiến quan trọng cho ngành TCVM Việt Nam, khẳng định sự thừa nhận của nhà nước về vai trị cũng như vị trí của hoạt động TCVM trong hệ thống tài chính quốc gia

Tiếp đó Nghị định số 28/2005/NĐ-CP được bổ sung năm 2007 bằng nghị định số 165/2007/NĐ-CP ngày 15/11/2007.

Tiếp sau các Nghị định nêu trên, ngày 2/4/2008, Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư số 02/2008/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định, tập trung chủ yếu vào các quy định về điều kiện, quy trình, thủ tục cấp giấy phép và cơ cấu sở hữu, quản trị, kiểm soát, điều hành tổ chức tài chính quy mơ nhỏ. Sự ra đời của thông tư 02/2008/TT-NHNN đã mở ra hướng phát triển cho TCVM Việt Nam, hướng đến một cơ cấu tổ chức vững chắc cho các tổ chức TCVM. Từ đây, các tổ chức TCVM sẽ tiến lên hoạt động một cách chính thức và có sự điều chỉnh của pháp luật.

Có thể nói khung pháp lý để quản lý hoạt động của các TCTCVM ra đời khá muộn màng so với sự hình thành và phát triển của TCVM tại Việt Nam, tuy nhiên, điều này cũng đã thể hiện định hướng cho các TCTCVM phát triển theo hướng tự chủ, độc lập.

Hình 3.1: Tiến trình của Nghị định 28&165 và thơng tư số 02/2008/TT-NHNN

Figure 1

Nguồn:BWTP, 2008

3.2.3.2Khung pháp luật cho mức lãi suất của các tổ chức TCVM

Vấn đề lãi suất tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng của các tổ chức TCVM. Theo quy định tại Luật Dân sự, trần lãi suất cho vay áp dụng chung cho các đối tượng và giao dịch là 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố đối với loại cho

vay tương ứng. Hiện tại, lãi suất cho vay cơ bản của NHNN là 9%/năm, do vậy lãi suất cho vay tối đa hiện là 13.5%/năm. Trong khi đó, với đặc thù ngành TCVM, các khoản vay nhỏ, lẻ do đó chi phí giao dịch sẽ rất lớn, nên hiện nay thơng thường để hoạt động có hiệu quả kinh tế, lãi suất thực các TCTCVM cho vay thường là 17%/ năm. Đây là một vấn đề hóc búa đối với các tổ chức TCVM

Mặt khác chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ trong chương trình xố đói, giảm nghèo với mức lãi suất cho vay bằng khoảng một nửa lãi suất thị trường làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường TCVM nói chung bởi các lý do:

(i) Ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và giảm thiểu khả năng tăng trưởng của các tổ chức TCVM khác;

(ii) Khơng khuyến khích các ngân hàng khác và tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM mới tham gia thị trường; và

(iii) Tạo tâm lý phụ thuộc vào trợ cấp của các hộ gia đình nghèo

Chính sách bao cấp lãi suất là rào cản cho sự phát triển của các tổ chức TCVM, mặt khác nó cũng là nguyên nhân gây làm cho hiệu quả của TCVM giảm xuống. Nhiều hộ khơng có nhu cầu vay vốn cũng cố gắng vay vốn vì được vay giá rẻ, làm mất đi cơ hội vay vốn của những hộ thật sự có nhu cầu sử dụng vốn, bên cạnh đó nó cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng tiêu cực, cho vay không đúng đối tượng.

3.3Các tổ chức TCVM tiêu biểu tại Việt Nam hiện nay: 3.3.1 Các tổ chức chính thức:

3.3.1.1Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam:

NHCSXH được thành lập năm 2003, tiếp nhận chương trình cho vay món nhỏ cho đối tượng chính sách và các chương trình cho vay trực tiếp của giai đoạn trước được quản lý bởi các ngân hàng thương mại thuộc sở hữu nhà nước (NHTMNN) và các tổ chức khác, trong đó có Ngân hàng phục vụ người nghèo trước đây. Chiến lược phát triển tổ chức của NHCSXH lấy mơ hình phát triển của Ngân hàng Rakyat Indonessia làm bài học kinh nghiệm. Tính đến nay, Ngân hàng đã thiết lập 64 chi

nhánh cấp tỉnh,thành phố và 608 Phòng giao dịch cấp huyện, hơn 10439 điểm giao dịch tại xã, phường. Mục tiêu chủ yếu của NHCS là cung cấp tín dụng ưu đãi cho các hộ nghèo và những đối tượng xã hội và chính sách theo quy định. Hiện nay, NHCSXH đang thực hiện 2 phương thức cho vay:

(1) Phương thức cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội. (2) Phương thức cho vay trực tiếp đến khách hàng.

Tính đến 31 tháng 12 năm 2009, tổng dư nợ các chương trình tín dụng đạt 72.660 tỷ đồng, tăng 20.149 tỷ đồng (38,4%) so với năm 2008, với 7,5 triệu khách hàng đang có dư nợ, trong đó dư nợ hộ nghèo cao nhất đạt 32.542 tỷ đồng với hơn 3,7 triệu hộ khách hàng vay vốn. Cũng trong năm 2009 đã có hơn 1,5 triệu hộ gia đình vay vốn cho con em học tập, nâng tổng dư nợ cho vay học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn lên 18.230 tỷ đồng.(NHCSXH, 2010)

Giá trị huy động tiết kiệm của NHCSXH rất thấp, chủ yếu xuất phát từ chính sách sản phẩm và lãi suất kém đa dạng. Người dân chỉ biết đến NHCSXH như một tổ chức tài chính đặc biệt thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ giao là cho vay các đối tượng nghèo và chính sách xã hội, chứ không phải là ngân hàng với đầy đủ các hoạt động cơ bản của một ngân hàng nói chung. Thêm vào đó, lãi suất huy động tiền gửi chưa thực sự hấp dẫn so với các NHTM khác nên kết quả tất yếu là việc huy động từ nguồn này còn yếu và thiếu. Nguồn huy động tiền gửi đã giảm mạnh: năm 2007 giảm 48,75%, năm 2008 giảm 62,83% và đặc biệt 2009 giảm 91,25% (Nguyễn Kim

Anh, 2010)

Tuy nhiên, do NHCSXH hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận, bản thân cán bộ ngân hàng cũng khơng có động cơ phát triển hoạt động này, và các chính sách lãi suất cũng như marketing của ngân hàng đối với các hoạt động này cũng khơng hấp dẫn. Do đó, vẫn có rất nhiều hộ nghèo chưa tiếp cận được với NHCSXH. Điều này được lý giải một phần do chi phí giao dịch cao đối với khách hàng, gây khó khăn trong việc tiếp cận với đối tượng là khách hàng nằm dưới ngưỡng nghèo.

3.3.1.2Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

NHNo được thiết lập năm 1988. Trước đó ngân hàng này chỉ là một bộ phận của Ngân hàng Nhà Nước. Từ năm 2003, ngân hàng đã chuyển giao việc cho vay hộ nghèo cho NHCS, mặc dù họ vẫn đang thực hiện tín dụng do các tổ chức quốc tế tài trợ thông qua nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cùng với các chương trình tín dụng khác do chính phủ chỉ đạo. Vốn vay của NHNo chủ yếu cung cấp cho những người nông dân ở khu vực nông thôn. Mức vốn cho vay dưới 10 triệu đồng khơng địi hỏi thế chấp nếu như được các đoàn thể như Hội Phụ nữ , Hội Nông dân... bảo lãnh, mức vốn trên 10 triệu đồng cần phải có thế chấp. Ngân hàng ít có đại diện xuống đến mức làng nhưng thường có văn phịng ở cấp quận. Đến cuối năm 2010, Agribank có tổng tài sản trên 524.000 tỷ đồng; tổng nguồn vốn đạt 475.000 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 414.952 tỷ đồng tăng trên 60.000 tỷ; có gần 40.000 cán bộ, viên chức tại hơn 2.300 chi nhánh và phịng giao dịch trong tồn hệ thống. (http://www.agribank.com.vn/, 2011)

Trong số các TCTCVM, chỉ NHNo có hoạt động thanh tốn nội địa phát triển nhất. Hiện nay NHNo là TCTCVM lớn nhất liên kết với mạng chuyển tiền quốc tế Western Union, thực hiện chuyển tiền trong nước, phát hành và quản lý thẻ ATM. Tuy là ngân hàng lớn nhất cho nơng dân vay tiền, số tín dụng vi mơ do ngân hàng này cung cấp tương đối giới hạn vì hai lý do: thứ nhất, ngân hàng này tuy do trung ương kiểm sốt nhưng khơng được ủy nhiệm phục vụ dân nghèo và thứ hai, chính ngân hàng khơng khuyến khích phát triển tín dụng vi mơ – vì hoạt động chính của ngân hàng khơng phải là cung cấp tín dụng thương mại cho giới nghèo.

3.3.1.3 Các quỹ tín dụng Nhân dân

Thành lập năm 1993, thời kỳ thịnh hành nhất có tới hàng nghìn quỹ ở cấp cơ sở nhưng đến năm 1998 do cuộc khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng đến tồn bộ hệ thống tài chính nên năm 2000 đã được tổ chức lại theo 2 cấp là Trung ương và cơ sở. Từ năm 2005 các Quỹ TDND trung ương và cơ sở được thống nhất quản lý bởi Hiệp hội quỹ TDND. Đến nay trong hệ thống này, ngoài Quỹ TDND Trung ương

cịn có 1046 Quỹ TDND cơ sở. Hơn 15 năm qua, hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đã phát triển nhanh chóng. Gần đây, nhờ sự hỗ trợ của Quỹ Bill and Melinda Gates, hệ thống Quỹ đã được vi tính hóa và thử nghiệm dịch vụ thanh toán điện tử và chuyển tiền cho các thành viên của mình. Quy mơ khoản vay trung bình khoảng hơn 8 triệu VND, cho thấy đối tượng vay không thuộc diện quá nghèo

QTDND được đánh giá cao về khả năng tiếp cận khách hàng và độ tiện ích của dịch vụ, nhưng bị giới hạn ở phạm vi hoạt động trong cấp xã. Do đặc điểm là tổ chức tín dụng phi ngân hàng, hoạt động của QTDND chỉ bó hẹp trong phạm vi cung cấp các dịch vụ tài chính cho các thành viên của quỹ. Từ ngày 25/08/2010 QTDND đã chính thức đưa vào hoạt động dịch vụ chuyển tiền FT, (FT là chương trình chuyển tiền nhanh của QTDND Trung ương với mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp đất nước đã mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng)

Để thành lập một Quỹ Tín dụng Nhân dân cần có sự tham gia của ít nhất 15 thành viên sáng lập. Để đảm bảo cho sự hoạt động của Quỹ Tín dụng Nhân dân, các thành viên sáng lập cần đóng góp một khoản vốn ban đầu ít nhất là 50 triệu đồng (khoảng 3,000 USD) bằng việc mua cổ phiếu trị giá ít nhất là 3,3 triệu đồng (tương đương 220 USD)/cổ phiếu. Sau khi đăng ký thành lập, Quỹ Tín dụng Nhân dân sẽ kêu gọi thêm các thành viên mới tham gia mua cổ phiếu với giá 50,000 đồng (4 USD)/cổ phiếu. Những thành viên này sau đó sẽ có quyền huy động và cho vay. Khoảng 84% tài sản của các Quỹ Tín dụng Nhân dân được huy động từ các thành viên của Quỹ (từ vốn góp và các khoản tiếtkiệm) (BWTP, 2008)

3.3.1.4 Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện Việt Nam

Công ty dịch vụ TKBĐ (VPSC) được thành lập vào năm 1999 và hoạt động dưới quyền của Tổng cục Bưu chính viễn thơng Việt Nam. Là một mạng những hợp tác xã tài chính hoạt động độc lập vừa nhận tiền tiết kiệm của dân vừa phát hành tín dụng vi mơ cho bộ phận dân cư Việt Nam chưa được phục vụ đầy đủ. Theo Quyết định 215/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, VPSC được phép huy động tiền nhàn rỗi trong dân cư thông qua các dịch vụ tiết kiệm bưu điện (TKBĐ) để chuyển

giao cho Quỹ Hỗ trợ phát triển – đây là Quỹ huy động vốn trung và dài hạn, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn của Nhà nước dành cho tín dụng đầu tư phát triển, hiện nay đã được chuyển đổi thành ngân hàng Phát triển Viển Nam (VDC); ngồi ra VPSC khơng được phép cung cấp dịch vụ gì khác ngồi dịch vụ tiết kiệm.

Ngày 29/07/2011, VPSC đã sáp nhập với ngân hàng Liên Việt để hình thành ngân hàng Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, việc sáp nhập này mở ra cơ hội cho VPSC thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm tài chính, mở rộng thêm mảng tín dụng, bảo hiểm… Ngân hàng Bưu điện Liên Việt được kỳ vọng sẽ trở thành một thế lực mạnh mẽ trong thị trường tài chính Việt Nam nói chung và trong hệ thống TCVM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng kinh nghiệm quốc tế về tài chính vi mô phục vụ người nghèo tại việt nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)