3 .4Tổng hợp kết quả hoạt động của một số tổ chức TCV Mở Việt Nam
3.5.2 Những mặt hạn chế còn tồn tại
3.5.2.2.2 Các nguyên nhân khách quan
- Sự nhận biết về vai trò và tầm quan trọng của TCVM cịn hạn chế trong tồn xã hội, và ngay cả trong các cơ quan, tổ chức chính phủ cũng chưa thật sự quan tâm đến tầm quan trọng và sự vận hành của TCVM.
- Chính phủ chưa quan tâm và có định hướng phát triển rõ ràng cho ngành TCVM, chưa xây dựng được chiến lược phát triển TCVM quốc gia. Do đó các hoạt động TCVM tại Việt Nam vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ; các TCTCVM hầu hết chỉ hoạt động dưới dạng các dự án, có thời gian tồn tại ngắn.
- Hành lang pháp lý cho hoạt động của các TCTCVM chưa hồn thiện, dẫn đến khó khăn cho các TCTCVM trong hoạt động của mình.
- Việc áp dụng các tiêu chuẩn kế toán quốc tế hiện tại chưa được thực hiện tốt. Còn thiếu những cơ quan và cơ chế giám sát các hoạt động tín dụng của các TCTCVM một cách hiệu quả
Kết luận chương 3:
Có thể thấy ngành TCVM ở Việt Nam mới chỉ được đặt những nền móng ban đầu, hầu như các TCTCVM chưa có nhiều cơ hội để có thể phát triển thành TCTCVM chuyên nghiệp. Các đặc điểm chung nhất của ngành TCVM Việt Nam có thể tóm tắt lại như sau:
Chính phủ quan tâm đến xóa đói giảm nghèo, nhưng chưa quan tâm đến việc tạo ra hành làng pháp lý và các chính sách phù hợp cho phát triển các TCTCVM mà chỉ chú trọng đến các chương trình tài trợ, ưu đãi cho người nghèo
Hoạt động TCVM tại Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của chính sách bảo trợ của nhà nước thông qua NHCSXH, nên hoạt động xóa đói giảm nghèo chưa thực sự hiệu quả, đồng thời tạo áp lực cạnh tranh không công bằng đối với các TCTCVM khác.
Thị trường TCVM Việt Nam là rất lớn, tuy nhiên các TCTCVM hoạt động nhỏ, lẻ, chưa cung cấp được các dịch vụ đa dạng cho người nghèo. Dẫn đến khả năng tiếp cận TCVM của người nghèo còn rất thấp.
CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VI MƠ VIỆT NAM