Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mạng neural xây dựng mô hình đánh giá sự hài lòng của các nhà quảng cáo đối với công ty quảng cáo (Trang 58 - 61)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Đánh giá thang đo

4.3.2. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố

Sau khi loại các biến rác và các thang đo đã đạt độ tin cậy, ta tiến hành phân tích nhân tố để đánh giá giá trị thang đọ Phân tích nhân tố được sử dụng khi hệ số KMO (Kaiser-Mayer-Olkin) có giá trị lớn hơn 0.5 và giả thuyết về ma trận tương quan tổng thể là ma trận đồng nhất bị bác bỏ, tức là các biến có tương quan với nhaụ Các hệ số chuyển tải nhân tố (Factor loading) nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại (tuỳ theo trường hợp cụ thê), điểm dừng khi eigenvalue lớn hơn 1 và tổng phương sai trích lớn hơn 50% (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Với mục tiêu là đạt được số lượng nhân tố (factor) là ít nhất để giải thích phương sai chung của tập hợp các biến quan sát trong sự tác động qua lại giữa chúng. Phương pháp trích được chọn để phân tích là Pricipal components với phép quay Varimax. Các bước phân tích như sau:

4.3.2.1. Thang đo chất lượng dịch vụ

P=0.000 <5% (phụ lục 3), nghĩa là các biến có quan hệ với nhaụ KMO=0.865 rất tốt, hay phần chung của các biến càng lớn (hệ số tương quan càng lớn).

Điều kiện Eigenvalues >1, 3 nhân tố được trích, với tổng phương sai trích từ 16 biến đo lường khái niệm chất lượng dịch vụ là 67.218% (phụ lục 3). Kết quả phù hợp với giả thuyết ban đầu là khái niệm chất lượng dịch vụ gồm 3 nhân tố.

Hệ số tương quan của thành phần CS_03 (0.393), CS_06 (0.487) và CS_07 (0.419) ( phụ lục 3), cho thấy nó khơng tác động nhiều vào nhân tố thứ 1 mà nó ảnh hưởng nhiều đến nhân tố thứ 2 (hệ số tương quan của CS_03 là 0.676, CS_06 là 0.541 và CS_07 là 0.516.)

Hệ số tương quan của AM_02, AM_03 với nhân tố thứ nhất cao, AM_01, AM_04, AM_05, AM_06 với nhân tố thứ hai caọ (Phụ lục 3)

Hệ số tương quan của CM_01, CM_02, CM_03 với nhân tố thứ ba caọ( Phụ lục 3) Sau khi phân tích EFA, khái niệm chất lượng dịch vụ gồm 3 biến:

CSFT1 (6 yếu tố thành phần: CS_01, CS_02, CS_04, CS_05, AM_02, AM_03). AMFT1 (7 yếu tố thành phần AM_01, AM_04, AM_05, AM_06, CS_03, CS_06, CS_07)

CM (CM_01, CM_02, CM_03)

Kiểm định lại các nhân tố sau phân tích EFA Độ tin cậy thống kê

Hệ số Cronbach Alpha Số thành phần .880 6 Thống kê các biến thành phần Trung bình thang đo nếu xóa

biến thành phần

Phương sai thang đo nếu xóa biến

thành phần

Mối tương quan biến thành phần với biến tổng

Hệ số Cronbach Alpha nếu xóa biến

thành phần CS_01 17.98 11.535 .713 .854 CS_02 17.89 12.377 .650 .865

CS_04 18.38 11.155 .769 .845 CS_05 18.32 11.314 .726 .852 AM_02 18.55 11.284 .615 .874 AM_03 18.52 11.792 .673 .861 CSFT1 với độ tin cậy rất tốt anpha 0.880 (đủ độ tin cậy thống kê với mức ý nghĩa 5%)

Độ tin cậy thống kê

Hệ số Cronbach Alpha Số thành phần .888 7 Thống kê các biến thành phần Trung bình thang đo nếu xóa

biến thành phần

Phương sai thang đo nếu xóa biến

thành phần

Mối tương quan biến thành phần với biến tổng

Hệ số Cronbach Alpha nếu xóa biến

thành phần CS_03 20.23 17.824 .726 .866 CS_06 20.16 18.122 .693 .870 CS_07 20.02 17.688 .642 .876 AM_01 20.19 17.965 .628 .878 AM_04 20.27 16.965 .671 .873 AM_05 20.09 17.074 .699 .869 AM_06 20.16 18.338 .743 .866 AMFT1 với độ tin cậy rất tốt anpha 0.888 (đủ độ tin cậy thống kê với mức ý nghĩa 5%)

4.3.2.2. Thang đo chất lượng mối quan hệ

P=0.000 <5% (Phụ lục 4), nghĩa là các biến có quan hệ với nhaụ KMO=0.857 rất tốt, hay phần chung của các biến càng lớn (hệ số tương quan càng lớn).

Điều kiện Eigenvalues >1, 3 nhân tố được trích từ (Phụ lục 4), với tổng phương sai trích từ 14 biến đo lường khái niệm chất lượng mối quan hệ là 67.352%. Kết quả phù hợp với giả thuyết ban đầu là khái niệm chất lượng mối quan hệ gồm 3 nhân tố.

Sau khi phân tích EFA, khái niệm chất lượng dịch vụ gồm 3 biến như giả thiết ban đầu:

IN ( gồm 6 yếu tố thành phần: IN_01, IN_02, IN_03, IN_04, IN_05, IN_06) MC (gồm 4 yếu tố thành phần: MC_01, MC_02, MC_03, MC_04)

CO (gồm 4 yếu tố thành phần: CO_01, CO_02, CO_03, CO_04)

4.3.2.3. Thang đo Sự hài lịng khách hàng

Phân tích tổ hợp của 3 biến quan sát của thang đo Sự hài lòng. Ta có kết quả như sau: Hệ số KMO = 0.707 ở mức ý nghĩa sigma là 0.00 trong kiểm định Bartlett’s test (Phụ lục 5). Như vậy ma trận tương quan tổng thể không phải là ma trận đồng nhất, tức các biến có tương quan với nhau và thoả điều kiện trong phân tích nhân tố.

Sau khi phân tích và đánh giá độ độ tin cậy, thang đo chất lượng dịch vụ gồm 16 biến, thang đo chất lượng mối quan hệ gồm 14 biến và thang đo Sự hài lòng gồm 3 biến sẽ được tiếp tục phân tích bằng mơ hình mạng neural.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mạng neural xây dựng mô hình đánh giá sự hài lòng của các nhà quảng cáo đối với công ty quảng cáo (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)