Ghi nhận và xóa bỏ ghi nhận công cụ tài chính phái sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vào kế toán công cụ tài chính phái sinh tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 31)

1.2 Các vấn đề cơ bản về kế tốn cơng cụ tài chính phái sinh theo Chuẩn

1.2.3 Ghi nhận và xóa bỏ ghi nhận công cụ tài chính phái sinh

1.2.3.1 Ghi nhận lần đầu cơng cụ tài chính phái sinh

Theo IFRS 9, đoạn 3.1.1, doanh nghiệp ghi nhận tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính khi và chỉ khi doanh nghiệp trở thành một bên đối tác của hợp đồng. Theo nguyên tắc này, doanh nghiệp ghi nhận quyền hay nghĩa vụ trong hợp đồng tài chính phái sinh lên BCĐKT là tài sản hay nợ phải trả.

Theo IFRS 9, đoạn 3.1.2, một hợp đồng mua/bán tài sản tài chính thực hiện được ghi nhận theo kế tốn ngày giao dịch và xóa bỏ ghi nhận vào ngày thanh tốn

Ví dụ 7: Hợp đồng kỳ hạn được ghi nhận là tài sản tài chính hay nợ

phải trả tài chính vào ngày cam kết thay vì ngày thanh tốn. Vào thời điểm

doanh nghiệp trở thành một bên đối tác của hợp đồng giá trị hợp lý của quyền

và nghĩa vụ bằng nhau nên giá trị hợp lý thuần của hợp đồng kỳ hạn bằng

không (0). Khi giá trị hợp lý thuần khác không (0), hợp đồng được ghi nhận là tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính. (IFRS 9, B3.1.2c)

Ví dụ 8: Hợp đồng quyền chọn được ghi nhận khi bên nắm giữ hay phát

hành trở thành một bên đối tác. Cụ thể, bên nắm giữ ghi nhận hợp đồng là tài sản tài chính cịn bên phát hành ghi nhận là nợ phải trả tài chính. (IFRS 9,

B3.1.2d)

Như vậy, thời điểm công cụ phái sinh được ghi nhận lần đầu vào ngày giao dịch, thời điểm xóa bỏ ghi nhận vào ngày thanh tốn

1.2.3.2 Xóa bỏ ghi nhận cơng cụ tài chính phái sinh

Theo IFRS 9, phụ lục A định nghĩa xóa bỏ ghi nhận là đưa tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính trước đây ra ghi nhận ra khỏi BCĐKT.

Theo IFRS 9, đoạn 3.2.3, xóa bỏ ghi nhận tài sản tài chính khi và chỉ khi:

(a) Quyền lợi trong hợp đồng đối với dòng tiền thu về hết hiệu lực

(b) Doanh nghiệp chuyển giao tài sản và việc chuyển giao này đủ điều

kiện để xóa bỏ.

Theo IFRS 9, đoạn 3.3.1, xóa bỏ ghi nhận nợ phải trả tài chính khi và

chỉ khi khoản nợ được thanh tốn, ví dụ như nợ phải trả riêng biệt của 1 hợp

đồng được thanh toán, được hủy bỏ hay hết hiệu lực.

1.2.4 Đo lường cơng cụ tài chính phái sinh

1.2.4.1 Định nghĩa cơ sở đo lường cơng cụ tài chính phái sinh là

giá trị hợp lý

Giá trị hợp lý (fair value): IFRS 9, phụ lục A – định nghĩa; IFRS 13,

đoạn 9, bản cập nhật 30/6/2011 thì:

Giá trị hợp lý: là giá mà có thể nhận được khi bán một tài sản, hoặc có

thể được thanh toán để chuyển giao một khoản nợ phải trả trong một giao

dịch bình thường giữa những người tham gia trên thị trường tại ngày đo lường.

1.2.4.2 Đo lường cơng cụ tài chính phái sinh khi ghi nhận ban đầu

IFRS 9, đoạn 5.1.1 quy định khi ghi nhận ban đầu, doanh nghiệp đo

lường tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính tại giá trị hợp lý của nó, nếu TSTS hoặc NPTTC khơng thuộc nhóm đo lường theo FVTPL thì cộng/trừ (+/-) thêm chi phí giao dịch tính vào trực tiếp đến việc thu nhận hay phát hành TSTC hay NPTTC.

Vì CCTCPS thuộc nhóm đo theo FVTPL nên khi ghi nhận ban đầu, doanh nghiệp đo lường tài sản tài chính là CCTCPS và nợ phải trả tài chính là CCTCPS theo giá trị hợp lý.

1.2.4.3 Đo lường công cụ tài chính phái sinh sau khi ghi nhận ban đầu và xử lý chênh lệch.

IFRS 9, đoạn 5.2.1 và 5.3.1 quy định, sau khi ghi nhận ban đầu, doanh nghiệp sẽ đo lường TSTC/NPTTC theo giá trị hợp lý hay nguyên giá phân bổ phù hợp với việc phân loại TSTC/NPTTC

Vì CCTCPS thuộc nhóm đo theo FVTPL nên sau khi ghi nhận ban đầu,

doanh nghiệp vẫn đo lường tài sản tài chính là CCTCPS và nợ phải trả tài

chính là CCTCPS theo giá trị hợp lý.

IFRS 9, đoạn 5.7.1 quy định, lợi ích hay tổn thất do chênh lệch giá trị hợp lý của TSTS hay NPTTC được ghi nhận là lãi hay lỗ trên Báo cáo kết quả kinh doanh trừ trường hợp:

a. Nó là một phần của quan hệ phịng ngừa

b. Nó được đầu tư như là một cơng cụ vốn chủ và doanh nghiệp trình bày

lợi ích và tổn thất của việc đầu tư này vào khoản mục thu nhập tổng

hợp khác

c. Nó là NPTTC được chỉ định đo lường ở FVTPL và doanh nghiệp được

yêu cầu trình bày ảnh hưởng của sự thay đổi về rủi ro tín dụng của nợ phải trả đến thu nhập tổng hợp khác

1.2.5 Kế tốn phịng ngừa rủi ro

Bản chất của công cụ phái sinh là phịng ngừa rủi ro. Vì vậy kế tốn cơng cụ phái sinh phải gắn liền với kế tốn phịng ngừa rủi ro. Trong phiên bản mới nhất của IFRS 9 vào tháng 10/2011, nội dung kế tốn phịng ngừa rủi ro vẫn đang dự thảo nên nội dung này sẽ căn cứ vào IAS 39 đang còn hiệu lực.

Theo IAS 39 đoạn 85, kế tốn phịng ngừa rủi ro (hedge accounting) nghĩa là sẽ chỉ định một công cụ phòng ngừa, như CCTCPS, thực hiện bù trừ sự thay đổi về giá trị hợp lý hoặc sự thay đổi dòng tiền của khoản mục được phòng ngừa. Khoản mục được phịng ngừa có thể là tài sản, nợ phải trả, một cam kết chắc chắn hoặc một giao dịch chuyển nhượng trong tương lai đang có nguy cơ rủi ro về sự thay đổi giá trị hợp lý hoặc thay đổi dòng tiền trong tương lai. Kế tốn phịng ngừa rủi ro sẽ thực hiện bù trừ các ảnh hưởng về sự

thay đổi giá trị hợp lý giữa khoản mục được phòng ngừa với cơng cụ phịng

ngừa và ghi nhận nó vào lãi/lỗ thuần tại cùng thời điểm.

1.2.6 Trình bày và thuyết minh cơng cụ tài chính phái sinh 1.2.6.1 Trình bày cơng cụ tài chính phái sinh 1.2.6.1 Trình bày cơng cụ tài chính phái sinh

Trình bày tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính, cơng cụ vốn chủ

Theo IAS 32, đoạn 15, thì khi phát hành một cơng cụ tài chính, doanh nghiệp cần phân loại công cụ này hay các bộ phận cấu thành cơng cụ tài chính ngay khi ghi nhận ban đầu thành tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính hay cơng cụ vốn chủ phù hợp với các thỏa thuận trong hợp đồng và định nghĩa về tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính, cơng cụ vốn chủ.

Theo IAS 32, đoạn 18 thì khi phân loại cơng cụ tài chính để trình bày trên BCĐKT thì doanh nghiệp cần tơn trọng ngun tắc nội dung quan trọng hơn hình thức.

Đối với quyền chọn thanh toán

Theo IAS 32, đoạn 26, khi một cơng cụ tài chính phái sinh tạo cho bên

đối tác một cơ hội có nhiều khả năng thanh tốn rịng cho hợp đồng hơn (ví

dụ như người phát hành hay người nắm giữ có thể chọn thanh toán hợp đồng bằng tiền mặt hay thanh toán bằng cổ phiếu thay cho tiền mặt), công cụ phái sinh được trình bày là tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính.

Ví dụ 9: Hợp đồng quyền chọn cổ phiếu, người phát hành có thể thanh

tốn rịng hợp đồng bằng tiền mặt hay thanh toán bằng cổ phiếu thay cho tiền

mặt, người phát hành sẽ trình bày hợp đồng quyền chọn cổ phiếu này là nợ

phải trả tài chính.

Trình bày cơng cụ tài chính phức hợp

Theo IAS 32, đoạn 29, doanh nghiệp phải tách các thành phần của công cụ tài chính phức hợp thành (a) nợ phải trả tài chính, (b) quyền của người nắm giữ cơng cụ được chuyển đổi nó thành cơng cụ vốn chủ sở hữu. Hai phần này

được trình bày riêng biệt trên BCĐKT

Ví dụ 10: Trái phiếu chuyển đổi có thể được chuyển đổi thành cổ phiếu

phổ thông là công cụ tài chính phức hợp, gồm 2 bộ phận: (a) nợ phải trả tài chính (thỏa thuận mang tính bắt buộc phải chi trả tiền mặt hoặc tài sản tài chính), (b) cơng cụ vốn chủ sở hữu (đây là cơng cụ phái sinh chìm, là quyền chuyển đổi thành cổ phiếu trong một khoảng thời gian nhất định)

Theo IAS 32, đoạn 31, giá trị ghi sổ ban đầu của cơng cụ tài chính phức hợp được phân bổ cho nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, phần vốn chủ sở hữu

được xác định là giá trị cịn lại của cơng cụ tài chính sau khi trừ (-) đi giá trị

hợp lý của khoản nợ phải trả. Giá trị của cơng cụ phái sinh chìm trong hợp

đồng phức hợp (như hợp đồng quyền chọn bán) không thuộc phần vốn chủ sở

hữu (như quyền chọn chuyển đổi sang vốn chủ sở hữu) được trình bày là nợ phải trả. Tổng giá trị ghi sổ cho các phần nợ phải trả và vốn chủ sở hữu sau ghi nhận ban đầu luôn bằng giá trị hợp lý của cơng cụ tài chính.

Trình bày khoản thu nhập tiền lãi, lợi tức, lãi hay lỗ

Theo IAS 32, đoạn 35, khoản lỗ và lãi có liên quan đến cơng cụ tài chính hoặc bộ phận cấu thành nó là nợ phải trả tài chính được ghi nhận là thu nhập và chi phí trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

1.2.6.2 Thuyết minh thơng tin về cơng cụ tài chính phái sinh

Theo IFRS 7, đoạn 1, yêu cầu doanh nghiệp cần thuyết minh đầy đủ

thông tin trên BCTC để người sử dụng đánh giá được: (a) tầm quan trọng của các cơng cụ tài chính đối với tình trạng tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; (b) bản chất, phạm vi các rủi ro phát sinh từ các cơng cụ tài chính trong kỳ báo cáo, vào ngày lập BCTC cũng như cách thức doanh nghiệp quản trị rủi ro.

Cơng cụ tài chính phái sinh là một cơng cụ tài chính nên sẽ tn thủ các quy định về thuyết minh thông tin như sau:

- Thuyết minh thông tin trên BCĐKT

Thuyết minh thơng tin về tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính

Theo IFRS 7, đoạn 8, giá trị ghi sổ của mỗi loại cơng cụ tài chính (được xác định trong IFRS 9) được thuyết minh trên BCĐKT và Thuyết minh

BCTC

(a) Tài sản tài chính được đo lường theo FVTPL, trình bày riêng biệt: (i)

tài sản tài chính được doanh nghiệp chỉ định đo lường theo FVTPL

ngay từ ghi nhận ban đầu, và (ii) tài sản tài chính buộc phải đo lường

theo giá trị hợp lý phù hợp với yêu cầu của IFRS 9.

(b) Nợ phải trả tài chính được đo lường theo FVTPL, trình bày riêng biệt:

(i) nợ phải trả tài chính được doanh nghiệp chỉ định đo lường theo

FVTPL ngay từ ghi nhận ban đầu, và (ii) nợ phải trả tài chính thỏa mãn

định nghĩa cơng cụ tài chính giữ để kinh doanh trong IFRS 9.

(c) Tài sản tài chính đo lường theo nguyên giá phân bổ

(d) Nợ phải trả tài chính đo lường theo nguyên giá phân bổ

(e) Tài sản tài chính đo lường theo FVTOCI

Theo IFRS 7, đoạn 12B, nếu doanh nghiệp phân loại lại tài sản tài

chính trước hoặc trong thời điểm lập báo cáo, doanh nghiệp sẽ thuyết minh

thông tin về:

(a) Ngày phân loại lại

(b) Giải thích chi tiết sự ảnh hưởng của việc phân loại lại về thay đổi mơ

hình kinh doanh và lợi ích từ việc phân loại lại đến BCTC

(c) Giá trị mỗi cơng cụ tài chính sau khi phân loại lại.

Thuyết minh thông tin về công cụ tài chính phức hợp với nhiều cơng cụ phái sinh được gắn chìm

Theo IFRS 7, đoạn 17, nếu đơn vị phát hành một công cụ bao gồm cả thành phần nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, cơng cụ này lại có nhiều cơng cụ phái sinh chìm có giá trị phụ thuộc lẫn nhau (ví dụ như cơng cụ nợ chuyển đổi sang hồn trả tùy ý), doanh nghiệp phải thuyết minh chi tiết các thành phần của cơng cụ tài chính phức hợp và cơng cụ phái sinh chìm

- Thuyết minh thơng tin trên Báo cáo thu nhập tổng hợp

Thuyết minh về thu nhập tiền lãi, chi phí tiền lãi, lãi hay lỗ

Theo IFRS 7, đoạn 20, doanh nghiệp sẽ phải thuyết minh các khoản mục thu nhập tiền lãi, chi phí tiền lãi, lãi hay lỗ trên Báo cáo thu nhập tổng hợp và Thuyết minh BCTC như sau;

(a) Thuyết minh lãi thuần hay lỗ thuần của:

(i) Tài sản tài chính hay nợ phải trả tài chính được đo lường theo FVTPL, chi tiết theo tài sản tài chính hay nợ phải trả tài chính được doanh

nghiệp chỉ định đo lường theo FVTPL ngay từ lúc ghi nhận ban đầu,

và tài sản tài chính hay nợ phải trả tài chính bắt buộc đo lường theo giá trị hợp lý theo yêu cầu của IFRS 9 (ví dụ nợ phải trả tài chính thỏa mãn định nghĩa giữ để kinh doanh trong IFRS 9). Đối với nợ phải trả tài chính được đo lường theo FVTPL, doanh nghiệp tách biệt phần lãi

hay lỗ được ghi nhận vào thu nhập tổng hợp và phần được ghi nhận

vào kết quả kinh doanh lãi/lỗ.

(ii) Nợ phải trả tài chính đo lường theo nguyên giá phân bổ

(iii) Tài sản tài chính đo lường theo nguyên giá phân bổ

(iv) Tài sản tài chính đo lường theo FVTOCI

(b) Tổng thu nhập tiền lãi và tổng chi phí tiền lãi (tính theo phương pháp

lãi suất thực) của tài sản tài chính đo lường theo nguyên giá phân bổ và của khoản nợ phải trả tài chính khơng đo lường theo FVTPL

(c) Thu nhập hay chi phí phát sinh từ tài sản tài chính đo lường theo

nguyên giá phân bổ và nợ phải trả tài chính khơng được đo lường theo FVTPL nhưng khơng được đưa vào để tính theo lãi suất thực

(d) Thu nhập tiền lãi của tài sản tài chính bị tổn thất chưa được ghi nhận

(e) Giá trị tổn thất của mỗi loại tài sản tài chính

- Thuyết minh khác

Thuyết minh thông tin về kế tốn phịng ngừa

Trường hợp doanh nghiệp sử dụng công cụ phái sinh làm cơng cụ phịng ngừa thì theo IFRS 7, đoạn 22, doanh nghiệp cần thuyết minh

(a) Mô tả dạng phòng ngừa (phòng ngừa giá trị hợp lý, phòng ngừa dòng

tiền hay phòng ngừa cho khoản đầu tư rịng từ hoạt động ở nước ngồi)

(b) Mơ tả các cơng cụ tài chính được chỉ định là cơng cụ phòng ngừa và

giá trị hợp lý của chúng vào ngày lập báo cáo

(c) Bản chất của rủi ro được phịng ngừa

Thuyết minh thơng tin về giá trị hợp lý

Theo IFRS 7, doanh nghiệp phải thuyết minh giá trị hợp lý của mỗi loại tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính để có thể so sánh với giá trị ghi sổ

IFRS 7, đoạn 31 và 32 quy định doanh nghiệp cần phải thuyết minh

đầy đủ thông tin để người sử dụng BCTC đánh giá được bản chất và phạm vi

của các rủi ro phát sinh từ công cụ tài chính vào ngày lập báo cáo. Các rủi ro gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trường

Theo IFRS 7, đoạn 33 về thuyết minh định tính: với mỗi loại rủi ro, doanh nghiệp cần thuyết minh

(a) Mức độ rủi ro và lý do phát sinh rủi ro

(b) Mục tiêu, chính sách, quy trình quản trị rủi ro, phương pháp đo lường

rủi ro

(c) Các thay đổi của nội dung này tại mục (a), (b) so với kỳ trước

Theo IFRS 7, đoạn 34 về thuyết minh định lượng: đối với mỗi loại rủi ro, doanh nghiệp cần thuyết minh tóm tắt các tổn thất từ các rủi ro vào ngày lập BCTC

1.3 Vai trò của kế tốn cơng cụ tài chính phái sinh đối với quản trị rủi ro tài chính tại các ngân hàng thương mại ro tài chính tại các ngân hàng thương mại

1.3.1 Các cơng cụ tài chính phái sinh trong NH thương mại

Tại NHTM, sử dụng công cụ tài chính phái sinh gắn với việc phịng ngừa các rủi ro thường xảy ra là do biến động khó lường của lãi suất, tỷ giá, mức xếp hạng tín dụng (chỉ số tín dụng, giá tín dụng). Do vậy tại NHTM, để phòng ngừa rủi ro lãi suất và căn cứ vào biến số cơ sở là lãi suất thì có cơng

cụ phái sinh tương ứng là phái sinh lãi suất, để phòng ngừa rủi ro tỷ giá và

căn cứ vào biến số cơ sở là tỷ giá thì có cơng cụ phái sinh tương ứng là phái

sinh tiền tệ, để phòng ngừa rủi ro về mức xếp hạng tín dụng và căn cứ vào

biến số cơ sở là mức xếp hạng tín dụng thì có cơng cụ phái sinh tương ứng là phái sinh tín dụng.

 Đối với công cụ phái sinh lãi suất gổm 4 loại: hợp đồng kỳ hạn, hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vào kế toán công cụ tài chính phái sinh tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)