thương mại tại Việt Nam
(1) Giai đoạn từ năm 1990 đến trước năm 2000
Năm 1990, NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
(VBARD) ký kết hợp đồng tương lai hàng hóa với các doanh nghiệp xuất
khẩu cà phê tại Đắk Lắk và sự kiện này đánh dấu sự xuất hiện công cụ tài
chính phái sinh tại NH Việt Nam. Tuy nhiên đối với hợp đồng tương lai hàng hóa trong giai đoạn này, doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhu cầu sử dụng nhiều.
Hợp đồng hoán đổi xuất hiện nhưng chưa phản ánh đầy đủ bản chất
phịng ngừa rủi ro của nó do được sử dụng trong trường hợp các NHTM dư thừa ngoại tệ và khan hiếm tiền Việt Nam và NHNN chỉ cho phép thực hiện
hốn đổi với NHNN để phịng ngừa rủi ro tỷ giá, điều này được quy định
trong quyết định số 430/QĐ-NHNN ngày 24/12/1997 và sau này là quyết
định số 893/2001/QĐ-NHNN ngày 17/7/2001.
Hợp đồng kỳ hạn cũng xuất hiện khi NHTM mua/bán ngoại tệ với
doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc với NHTM khác mà NHNN cho phép,
điều này được quy định trong quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN ngày
25/2/1999. Tuy nhiên do chưa có quy chế hoạt động thị trường ngoại tệ liên
NH và hạn chế vốn có của loại hợp đồng này trong phịng ngừa rủi ro tỷ giá nên nó khơng được sử dụng nhiều.
Tóm lại, trong giai đoạn này chủ yếu có hợp đồng phái sinh tiền tệ là kỳ hạn và hoán đổi nhưng giá trị giao dịch của 2 loại hợp đồng này vẫn còn rất nhỏ.
(2) Giai đoạn từ năm 2000 đến nửa đầu năm 2012
Sự ra đời thị trường chứng khoán váo tháng 7/2000 dẫn đến xuất hiện
nhu cầu sử dụng hợp đồng phái sinh chứng khoán để bảo hiểm rủi ro khi giá chứng khoán biến động mạnh.
Dựa vào quy chế hoạt động thị trường ngoại tệ liên NH năm 1999 do
NHNN ban hành, dù tỷ giá hối đoái vẫn chưa được thả nổi nhưng đã có sự nới lỏng dần về cơ chế nên tạo điều kiện cho các NHTM tăng sử dụng công cụ
phái sinh tiền tệ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Năm 2002, bổ sung thêm hợp
đồng quyền chọn ngoại tệ do Eximbank được thí điểm, sau đó theo quyết định
số 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10/11/2004 thì NHTM chỉ được thực hiện
quyền chọn ngoại tệ.
Năm 2002 thì NHNN cho phép NHTM áp dụng cơ chế lãi suất thị
trường, hoạt động tín dụng và huy động vốn phát triển nhanh chóng và nhu
cầu sử dụng hợp đồng phái sinh lãi suất để phòng ngừa rủi ro lãi suất cũng
tăng và gồm:
Hợp đồng kỳ hạn lãi suất, chủ yếu là phòng ngừa rủi ro lãi suất cho các
khoản nhận tiền gửi với lãi suất cố định.
Khi NHNN ban hành quy chế giao dịch hoán đổi lãi suất theo quyết
định số 1133/2003/QĐ-NHNN thì cơng cụ này đa dạng hơn trước gồm
hoán đổi lãi suất tiền Việt Nam hay ngoại tệ giữa: (i) NHTM với doanh nghiệp vay vốn tại NH, (ii) NHTM với doanh nghiệp vay vốn tại TCTD khác/nước ngoài, (iii) NHTM với nhau, (iv) NHTM với TCTD
nước ngồi. Sau đó quyết định này được thay thế bởi quyết định số
đổi lãi suất cơ bản (lãi suất 1 đồng tiền), (ii) Hoán đổi tiền tệ chéo
(hoán đổi lãi suất giữa 2 đồng tiền), (iii) Hoán đổi lãi suất trong tương lai (forward start interest swap), (iv) Hoán đổi lãi suất cộng dồn (accrual interest rate swap). Bên cạnh đó cịn có cơng cụ phái sinh kết
hợp phức tạp hơn là hoán đổi lãi suất kèm điều kiện quyền chọn do Vietcombank thực hiện thí điểm, quyền chọn của Vietcombank là quyền kết thúc trước hạn hợp đồng hoán đổi đối với các khoản vay của Bộ Tài chính.
Hợp đồng quyền chọn lãi suất cũng xuất hiện, BIDV thí điểm thực hiện
đối với với khoản đi vay hoặc cho vay trung hạn bằng USD hoặc Euro.
Theo công văn số 3324/NHNN-CSTT ngày 27/4/2006 thì NH HSBC
chi nhánh TP. HCM được thí điểm cung cấp sản phẩm đầu tư gắn với rủi ro
tín dụng và sản phẩm đầu tư có lãi suất tăng tốc gắn với rủi ro tín dụng cho
khách hàng là NH/định chế tài chính hoạt động tại Việt Nam (rủi ro tín dụng chỉ gắn với rủi ro tín dụng của chính phủ Việt Nam hoặc các doanh nghiệp Việt Nam đã phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, thời hạn không quá 5 năm). Bản chất của sản phẩm này là một hợp đồng hốn đổi rủi ro tín dụng có chuyển vốn ban đầu (funded credit default swaps).
Vào 1/11/2006, SCB phát hành đợt Trái phiếu chuyển đổi đầu tiên của Việt Nam đánh dấu cho sự xuất hiện cơng cụ phái sinh chìm tại Việt Nam.
Hợp đồng phái sinh hàng hóa trong giai đoạn này vẫn chưa thực sự được doanh nghiệp quan tâm nên sự tham gia của NHTM vào thị trường phái
sinh hàng hóa cịn ít, NHTM đóng vai trị trung gian đưa lệnh của khách hàng vào các Sàn giao dịch hàng hóa quốc tế hoặc làm trung gian thanh tốn tại các Sàn giao dịch hàng hóa nội địa. Từ tháng 9/2004 đến đầu năm 2012, chỉ có 7 NH được cấp giấy phép thực hiện giao dịch này với mức độ tham gia còn hạn
chế. Các loại hợp đồng gồm: hợp đồng kỳ hạn, tương lai chủ yếu đối với cà
phê, cao su và hợp đồng quyền chọn (khơng tính phí) với xăng máy bay. Như vậy, tại NHTM trong giai đoạn này đã có số cơng cụ phái sinh đa
dạng hơn dù vẫn chưa đầy đủ so với thế giới, đã xuất hiện công cụ phái sinh
kết hợp phức tạp hơn: hoán đổi lãi suất kèm điều kiện quyền chọn và công cụ phái sinh chìm. Sự phát triển cơng cụ tài chính phái sinh nằm trong xu thế phát triển tất yếu trên thế giới, tuy nhiên khối lượng giao dịch vẫn còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu tài sản, nợ phải trả.