Trình bày và thuyết minh công cụ tài chính phái sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vào kế toán công cụ tài chính phái sinh tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 34)

1.2 Các vấn đề cơ bản về kế tốn cơng cụ tài chính phái sinh theo Chuẩn

1.2.6 Trình bày và thuyết minh công cụ tài chính phái sinh

1.2.6.1 Trình bày cơng cụ tài chính phái sinh

Trình bày tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính, cơng cụ vốn chủ

Theo IAS 32, đoạn 15, thì khi phát hành một cơng cụ tài chính, doanh nghiệp cần phân loại cơng cụ này hay các bộ phận cấu thành cơng cụ tài chính ngay khi ghi nhận ban đầu thành tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính hay cơng cụ vốn chủ phù hợp với các thỏa thuận trong hợp đồng và định nghĩa về tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính, cơng cụ vốn chủ.

Theo IAS 32, đoạn 18 thì khi phân loại cơng cụ tài chính để trình bày trên BCĐKT thì doanh nghiệp cần tơn trọng nguyên tắc nội dung quan trọng hơn hình thức.

Đối với quyền chọn thanh toán

Theo IAS 32, đoạn 26, khi một cơng cụ tài chính phái sinh tạo cho bên

đối tác một cơ hội có nhiều khả năng thanh tốn rịng cho hợp đồng hơn (ví

dụ như người phát hành hay người nắm giữ có thể chọn thanh toán hợp đồng bằng tiền mặt hay thanh tốn bằng cổ phiếu thay cho tiền mặt), cơng cụ phái sinh được trình bày là tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính.

Ví dụ 9: Hợp đồng quyền chọn cổ phiếu, người phát hành có thể thanh

tốn rịng hợp đồng bằng tiền mặt hay thanh toán bằng cổ phiếu thay cho tiền

mặt, người phát hành sẽ trình bày hợp đồng quyền chọn cổ phiếu này là nợ

phải trả tài chính.

Trình bày cơng cụ tài chính phức hợp

Theo IAS 32, đoạn 29, doanh nghiệp phải tách các thành phần của cơng cụ tài chính phức hợp thành (a) nợ phải trả tài chính, (b) quyền của người nắm giữ cơng cụ được chuyển đổi nó thành cơng cụ vốn chủ sở hữu. Hai phần này

được trình bày riêng biệt trên BCĐKT

Ví dụ 10: Trái phiếu chuyển đổi có thể được chuyển đổi thành cổ phiếu

phổ thơng là cơng cụ tài chính phức hợp, gồm 2 bộ phận: (a) nợ phải trả tài chính (thỏa thuận mang tính bắt buộc phải chi trả tiền mặt hoặc tài sản tài chính), (b) cơng cụ vốn chủ sở hữu (đây là cơng cụ phái sinh chìm, là quyền chuyển đổi thành cổ phiếu trong một khoảng thời gian nhất định)

Theo IAS 32, đoạn 31, giá trị ghi sổ ban đầu của cơng cụ tài chính phức hợp được phân bổ cho nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, phần vốn chủ sở hữu

được xác định là giá trị cịn lại của cơng cụ tài chính sau khi trừ (-) đi giá trị

hợp lý của khoản nợ phải trả. Giá trị của công cụ phái sinh chìm trong hợp

đồng phức hợp (như hợp đồng quyền chọn bán) không thuộc phần vốn chủ sở

hữu (như quyền chọn chuyển đổi sang vốn chủ sở hữu) được trình bày là nợ phải trả. Tổng giá trị ghi sổ cho các phần nợ phải trả và vốn chủ sở hữu sau ghi nhận ban đầu luôn bằng giá trị hợp lý của cơng cụ tài chính.

Trình bày khoản thu nhập tiền lãi, lợi tức, lãi hay lỗ

Theo IAS 32, đoạn 35, khoản lỗ và lãi có liên quan đến cơng cụ tài chính hoặc bộ phận cấu thành nó là nợ phải trả tài chính được ghi nhận là thu nhập và chi phí trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

1.2.6.2 Thuyết minh thơng tin về cơng cụ tài chính phái sinh

Theo IFRS 7, đoạn 1, yêu cầu doanh nghiệp cần thuyết minh đầy đủ

thông tin trên BCTC để người sử dụng đánh giá được: (a) tầm quan trọng của các cơng cụ tài chính đối với tình trạng tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; (b) bản chất, phạm vi các rủi ro phát sinh từ các cơng cụ tài chính trong kỳ báo cáo, vào ngày lập BCTC cũng như cách thức doanh nghiệp quản trị rủi ro.

Cơng cụ tài chính phái sinh là một cơng cụ tài chính nên sẽ tn thủ các quy định về thuyết minh thông tin như sau:

- Thuyết minh thông tin trên BCĐKT

Thuyết minh thơng tin về tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính

Theo IFRS 7, đoạn 8, giá trị ghi sổ của mỗi loại công cụ tài chính (được xác định trong IFRS 9) được thuyết minh trên BCĐKT và Thuyết minh

BCTC

(a) Tài sản tài chính được đo lường theo FVTPL, trình bày riêng biệt: (i)

tài sản tài chính được doanh nghiệp chỉ định đo lường theo FVTPL

ngay từ ghi nhận ban đầu, và (ii) tài sản tài chính buộc phải đo lường

theo giá trị hợp lý phù hợp với yêu cầu của IFRS 9.

(b) Nợ phải trả tài chính được đo lường theo FVTPL, trình bày riêng biệt:

(i) nợ phải trả tài chính được doanh nghiệp chỉ định đo lường theo

FVTPL ngay từ ghi nhận ban đầu, và (ii) nợ phải trả tài chính thỏa mãn

định nghĩa cơng cụ tài chính giữ để kinh doanh trong IFRS 9.

(c) Tài sản tài chính đo lường theo nguyên giá phân bổ

(d) Nợ phải trả tài chính đo lường theo nguyên giá phân bổ

(e) Tài sản tài chính đo lường theo FVTOCI

Theo IFRS 7, đoạn 12B, nếu doanh nghiệp phân loại lại tài sản tài

chính trước hoặc trong thời điểm lập báo cáo, doanh nghiệp sẽ thuyết minh

thông tin về:

(a) Ngày phân loại lại

(b) Giải thích chi tiết sự ảnh hưởng của việc phân loại lại về thay đổi mơ

hình kinh doanh và lợi ích từ việc phân loại lại đến BCTC

(c) Giá trị mỗi cơng cụ tài chính sau khi phân loại lại.

Thuyết minh thông tin về cơng cụ tài chính phức hợp với nhiều cơng cụ phái sinh được gắn chìm

Theo IFRS 7, đoạn 17, nếu đơn vị phát hành một công cụ bao gồm cả thành phần nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, cơng cụ này lại có nhiều cơng cụ phái sinh chìm có giá trị phụ thuộc lẫn nhau (ví dụ như cơng cụ nợ chuyển đổi sang hồn trả tùy ý), doanh nghiệp phải thuyết minh chi tiết các thành phần của cơng cụ tài chính phức hợp và cơng cụ phái sinh chìm

- Thuyết minh thông tin trên Báo cáo thu nhập tổng hợp

Thuyết minh về thu nhập tiền lãi, chi phí tiền lãi, lãi hay lỗ

Theo IFRS 7, đoạn 20, doanh nghiệp sẽ phải thuyết minh các khoản mục thu nhập tiền lãi, chi phí tiền lãi, lãi hay lỗ trên Báo cáo thu nhập tổng hợp và Thuyết minh BCTC như sau;

(a) Thuyết minh lãi thuần hay lỗ thuần của:

(i) Tài sản tài chính hay nợ phải trả tài chính được đo lường theo FVTPL, chi tiết theo tài sản tài chính hay nợ phải trả tài chính được doanh

nghiệp chỉ định đo lường theo FVTPL ngay từ lúc ghi nhận ban đầu,

và tài sản tài chính hay nợ phải trả tài chính bắt buộc đo lường theo giá trị hợp lý theo yêu cầu của IFRS 9 (ví dụ nợ phải trả tài chính thỏa mãn định nghĩa giữ để kinh doanh trong IFRS 9). Đối với nợ phải trả tài chính được đo lường theo FVTPL, doanh nghiệp tách biệt phần lãi

hay lỗ được ghi nhận vào thu nhập tổng hợp và phần được ghi nhận

vào kết quả kinh doanh lãi/lỗ.

(ii) Nợ phải trả tài chính đo lường theo nguyên giá phân bổ

(iii) Tài sản tài chính đo lường theo nguyên giá phân bổ

(iv) Tài sản tài chính đo lường theo FVTOCI

(b) Tổng thu nhập tiền lãi và tổng chi phí tiền lãi (tính theo phương pháp

lãi suất thực) của tài sản tài chính đo lường theo nguyên giá phân bổ và của khoản nợ phải trả tài chính khơng đo lường theo FVTPL

(c) Thu nhập hay chi phí phát sinh từ tài sản tài chính đo lường theo

nguyên giá phân bổ và nợ phải trả tài chính khơng được đo lường theo FVTPL nhưng không được đưa vào để tính theo lãi suất thực

(d) Thu nhập tiền lãi của tài sản tài chính bị tổn thất chưa được ghi nhận

(e) Giá trị tổn thất của mỗi loại tài sản tài chính

- Thuyết minh khác

Thuyết minh thông tin về kế tốn phịng ngừa

Trường hợp doanh nghiệp sử dụng công cụ phái sinh làm cơng cụ phịng ngừa thì theo IFRS 7, đoạn 22, doanh nghiệp cần thuyết minh

(a) Mơ tả dạng phịng ngừa (phịng ngừa giá trị hợp lý, phòng ngừa dòng

tiền hay phòng ngừa cho khoản đầu tư rịng từ hoạt động ở nước ngồi)

(b) Mơ tả các cơng cụ tài chính được chỉ định là cơng cụ phịng ngừa và

giá trị hợp lý của chúng vào ngày lập báo cáo

(c) Bản chất của rủi ro được phòng ngừa

Thuyết minh thông tin về giá trị hợp lý

Theo IFRS 7, doanh nghiệp phải thuyết minh giá trị hợp lý của mỗi loại tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính để có thể so sánh với giá trị ghi sổ

IFRS 7, đoạn 31 và 32 quy định doanh nghiệp cần phải thuyết minh

đầy đủ thông tin để người sử dụng BCTC đánh giá được bản chất và phạm vi

của các rủi ro phát sinh từ cơng cụ tài chính vào ngày lập báo cáo. Các rủi ro gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trường

Theo IFRS 7, đoạn 33 về thuyết minh định tính: với mỗi loại rủi ro, doanh nghiệp cần thuyết minh

(a) Mức độ rủi ro và lý do phát sinh rủi ro

(b) Mục tiêu, chính sách, quy trình quản trị rủi ro, phương pháp đo lường

rủi ro

(c) Các thay đổi của nội dung này tại mục (a), (b) so với kỳ trước

Theo IFRS 7, đoạn 34 về thuyết minh định lượng: đối với mỗi loại rủi ro, doanh nghiệp cần thuyết minh tóm tắt các tổn thất từ các rủi ro vào ngày lập BCTC

1.3 Vai trò của kế tốn cơng cụ tài chính phái sinh đối với quản trị rủi ro tài chính tại các ngân hàng thương mại ro tài chính tại các ngân hàng thương mại

1.3.1 Các cơng cụ tài chính phái sinh trong NH thương mại

Tại NHTM, sử dụng công cụ tài chính phái sinh gắn với việc phịng ngừa các rủi ro thường xảy ra là do biến động khó lường của lãi suất, tỷ giá, mức xếp hạng tín dụng (chỉ số tín dụng, giá tín dụng). Do vậy tại NHTM, để phòng ngừa rủi ro lãi suất và căn cứ vào biến số cơ sở là lãi suất thì có cơng

cụ phái sinh tương ứng là phái sinh lãi suất, để phòng ngừa rủi ro tỷ giá và

căn cứ vào biến số cơ sở là tỷ giá thì có cơng cụ phái sinh tương ứng là phái

sinh tiền tệ, để phòng ngừa rủi ro về mức xếp hạng tín dụng và căn cứ vào

biến số cơ sở là mức xếp hạng tín dụng thì có cơng cụ phái sinh tương ứng là phái sinh tín dụng.

 Đối với cơng cụ phái sinh lãi suất gổm 4 loại: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi.

Lãi suất biến động tăng mạnh dẫn đến tăng nhu cầu bảo hiểm rủi ro của NHTM đối với tài sản tài chính dài hạn, tham gia hợp đồng hốn đổi là cơng cụ phái sinh được NHTM ưa thích nhất vì khi hốn đổi từ lãi suất thả nổi sang lãi suất cố định, NH sẽ thanh toán bằng tiền lãi thu được từ

tài sản dài hạn theo lãi suất cố định và nhận về các khoản có được từ

các khoản huy động ngắn hạn theo lãi suất thả nổi.

 Đối với công cụ phái sinh tiền tệ gổm 4 loại: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi.

Nếu NHTM duy trì trạng thái ngoại tệ mở và tỷ giá biến động tăng hay

giảm thì NH sẽ đối mặt với rủi ro tỷ giá. Ngoài việc sử dụng các loại

hợp đồng để phòng ngừa rủi ro khi kinh doanh ngoại tệ, NHTM thường dùng hợp đồng hoán đổi tiền tệ (hoán đổi chéo, hoán đổi 1 đồng tiền)

để phòng ngừa rủi ro khi chuyển đổi tài sản đầu tư, khoản vay từ đồng

tiền này sang đồng tiền khác; huy động vốn bằng ngoại tệ của nước

định đầu tư;…

 Đối với công cụ phái sinh tín dụng có 3 loại: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi.

Lợi nhuận của NHTM sẽ gặp rủi ro khi khoản tín dụng đã cấp (cho vay, cho th tài chính,…) khơng có khả năng thu hồi. Do vậy NHTM –

người mua sự an toàn sẽ sử dụng cơng cụ phái sinh tín dụng nhằm để

chuyển giao rủi ro tín dụng của các khoản cho vay hoặc tài sản Có khác sang cho người bán sự an tồn. Ngồi ra, nó cịn được sử dụng trong trường hợp NHTM muốn trao đổi rủi ro của các khoản đầu tư nhằm đa

dạng hóa danh mục đầu tư của mình,… Tuy nhiên bên cạnh ưu điểm

của cơng cụ này thì do thay đổi hành vi ứng xử của NHTM đối với các khoản cho vay, NHTM dễ gặp rủi ro khi cho vay các khoản vay dưới

chóng (ví dụ như trường hợp cho vay dưới chuẩn trong lĩnh vực bất

động sản của các NHTM tại Mỹ năm 2008)

Bên cạnh đó, các NHTM cịn tham gia cung cấp dịch vụ bảo hiểm rủi

ro cho khách hàng và đầu cơ kiếm lợi nên công cụ phái sinh trong NHTM cịn có cơng cụ phái sinh hàng hóa, cổ phiếu,…

1.3.2 Đặc điểm cơng cụ tài chính phái sinh trong NH thương mại

Phòng ngừa rủi ro (hedging): NHTM sử dụng công cụ phái sinh

nhằm loại bỏ hoặc giảm bớt rủi ro của tài sản trong và ngoài BCĐKT hoặc các giao dịch trong tương lai

Đầu cơ (speculating): NHTM tìm kiếm lợi nhuận bằng các hợp đồng

phái sinh ngắn hạn, lãi thu được là do chênh lệch từ giá trị hợp đồng khi các biến số cơ sở thay đổi theo đúng như NH mong muốn

Cung cấp dịch vụ bảo hiểm rủi ro cho khách hàng (dealing):

NHTM lúc này đóng vai trị là trung gian tài chính, cung cấp hợp đồng tài

chính phái sinh cho khách hàng và thu được phí cung cấp dịch vụ.

Cơ cấu lại Tài sản – Nợ: trong các rủi ro được nêu ở trên thì rủi ro lãi

suất là nguyên nhân chính dẫn đến khó khăn trong quản lý Tài sản – Nợ vì: (i) lãi suất thay đổi làm mất cân đối giữa nguồn thu từ khoản cho vay, đầu tư … chi phí đối với tiền gửi, khoản đi vay …; (ii) lãi suất thay đổi làm ảnh hưởng

đến giá trị thị trường của tài sản, nợ phải trả dẫn đến giá trị thị trường vốn chủ

sở hữu của NHTM cũng thay đổi. Vì vậy, NHTM sử dụng cơng cụ tài chính phái sinh nhằm kiểm sốt những tổn thất có thể có nếu biến số cơ sở thay đổi bất lợi, qua đó NHTM sẽ cơ cấu lại Tài sản – Nợ nhằm kiểm soát được quy mơ, cấu trúc, chi phí và thu nhập của Tài sản – Nợ để tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí, quản lý được rủi ro. [peter rose, 254]

Từ các phân tích về đặc điểm cơng cụ phái sinh trong NHTM, ta có

1.3.3 Vai trị của kế tốn cơng cụ tài chính phái sinh đối với quản trị rủi ro tài chính tại các ngân hàng thương mại rủi ro tài chính tại các ngân hàng thương mại

Rủi ro tài chính (financial risk) là rủi ro liên quan đến những thay đổi của những nhân tố như lãi suất, giá cổ phiếu, giá hàng hóa và tỷ giá.

Q trình quản trị rủi ro tài chính trong kinh doanh của NHTM gồm 4 bước: Nhận biết rủi ro  Định lượng rủi ro  Điều tiết rủi ro  Giám sát rủi ro. Vai trò của kế tốn cơng cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tài chính là:

(1) Quản trị rủi ro tài chính cần kế tốn cơng cụ phái sinh để phịng ngừa

rủi ro tài chính vì: khi NHTM sử dụng cơng cụ phái sinh làm cơng cụ

phịng ngừa rủi ro tài chính cho khoản mục nhất định, các nguyên tắc

kế toán theo kế tốn phịng ngừa (hedge accounting) sẽ thực hiện vai

trò phòng ngừa là bù trừ tổn thất do thay đổi về giá trị hợp lý hay các

luồng tiền của khoản mục được phòng ngừa, từ đó làm giảm tác động

của rủi ro đến kết quả kinh doanh  Điều tiết rủi ro

(2) Thông tin kế tốn cơng cụ phái sinh giúp nhà quản trị thực hiện quy

trình quản trị rủi ro tài chính trong kinh doanh ngân hàng:

(a) Kết quả sử dụng cơng cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro trình bày

trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hoặc Báo cáo vốn chủ sở hữu giúp nhà quản trị đánh giá kết quả phòng ngừa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vào kế toán công cụ tài chính phái sinh tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)