Định nghĩa cơ sở đo lường công cụ tài chính phái sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vào kế toán công cụ tài chính phái sinh tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 54)

Văn bản pháp lý Cơ sở đo

lường

Định nghĩa

VAS 01 – Chuẩn mực chung, Đoạn 5

Giá gốc Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền

hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải

trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản

đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận

Cơng văn số 7404/2006/NHNN- KTTC Giá trị hợp lý thị trường

Giá trị hợp đồng phái sinh tiền tệ quy đổi theo tỷ giá hối đoái giao ngay tại thời điểm ghi nhận hay lập BCTC Thông tư 210/2009/TT – BTC ngày 6/11/2009, Điều 3 mục 14 Giá trị hợp lý

Là giá trị mà một tài sản có thể được trao

đổi, hoặc một khoản nợ phải trả có thể được thanh tốn giữa các bên có đầy đủ

hiểu biết, mong muốn giao dịch, trong một giao dịch trao đổi ngang giá

- Theo VAS 01, đối với CCTCPS sẽ được đo lường theo giá gốc là giá trị

hợp lý của TSTC hoặc NPTTC vào thời điểm được ghi nhận, giá gốc sẽ

không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế tốn cụ

thể.

- Theo Cơng văn số 7404/2006/NHNN-KTTC ngày 29/08/2006 về kế

toán giao dịch phái sinh tiền tệ:

 Đo lường CCTCPS tiền tệ khi ghi nhận ban đầu: giá trị hợp lý thị

trường

 Đo lường CCTCPS tiền tệ sau ghi nhận ban đầu: đúng hay gần đúng

giá trị hợp lý thị trường

- Theo Thông tư 210/2009/TT – BTC ngày 6/11/2009 đã khẳng định đo

lường CCTCPS theo giá trị hợp lý.

Đối với CCTCPS chìm thì tại Điều 9: Giá trị ghi sổ ban đầu của cơng

cụ tài chính phức hợp được phân bổ cho thành phần nợ phải trả và vốn chủ sở

hữu. Phần vốn chủ sở hữu được xác định là giá trị cịn lại của cơng cụ tài

chính sau khi trừ đi giá trị hợp lý của phần nợ phải trả. Hiện nay tại Việt Nam,

đa phần CCTCPS chìm nằm trong trái phiếu chuyển đổi, đó là “Quyền

chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu thường” được phân loại là vốn chủ sở

hữu sẽ được đo lường bằng giá trị ghi sổ ban đầu của trái phiếu chuyển đổi trừ

đi (-) giá trị hợp lý của phần nợ phải trả.

(2) Thực trạng khảo sát

Tổng hợp nội dung: (i) phương pháp xác định giá trị hợp lý, (ii) bảng trình bày giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý của TSTC và NPTTC trên Thuyết minh BCTC của các NHTM cho kết quả tại Phụ lục 4 như sau:

- Tất cả các NHTM đều tuân thủ quy định của các văn bản hiện hành về

đo lường CCTCPS theo giá trị hợp lý khi ghi nhận ban đầu, sau ghi nhận ban đầu và khi lập BCTC. Tuy nhiên thuật ngữ giá trị hợp lý còn chưa đồng nhất,

cụ thể có 7 NHTM là CTG, VCB, BIDV, EIB, MB, SHB, HHB sử dụng “Giá trị hợp lý” (trong đó chỉ có VCB có định nghĩa giá trị hợp lý theo Thông tư

210) và 2 NHTM là STB, ACB sử dụng “Giá trị hợp đồng vào ngày giao

dịch”.

- Do hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn liên quan đến cơ sở đo lường

giá trị hợp lý từ nội dung đến phương pháp đo lường theo giá trị hợp lý nên tất cả các NH khi lập Bảng trình bày giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ đều không xác định được giá trị hợp lý hoặc cho giá trị hợp lý bằng giá trị ghi sổ với

cùng lý do là thiếu thông tin.

2.2.2.4 Kế tốn phịng ngừa rủi ro

(1) Theo quy định trong các văn bản pháp lý

Theo Quyết định 16/2007/QĐ – NHNN, phần 8, mục 23 quy định

thuyết minh chính sách quản lý rủi ro liên quan đến các công cụ tài chính: TCTD thuyết minh về chính sách, hạn mức rủi ro, công cụ sử dụng để quản lý rủi ro.

(2) Thực trạng khảo sát

Tổng hợp nội dung thuyết minh chính sách phịng ngừa rủi ro trên Thuyết minh BCTC của các NHTM nhận thấy:

- Có 4/9 NH sử dụng CCTCPS làm cơng cụ phịng ngừa rủi ro cho mình

là CTG, EIB, MB, HBB; đó là một tín hiệu đáng mừng vì tính đến năm 2009, theo số liệu khảo sát tại 12 NHTM thì chưa có NH nào thực hiện kế tốn phòng ngừa rủi ro [9, trang 115]. Điều này chứng tỏ các NH đã có sự am hiểu hơn về tác dụng và cách sử dụng CCTCPS và đã mạnh dạn thực hiện.

- Qua kết quả ở Phụ lục 6, chỉ có EIB thuyết minh nghiệp vụ phịng

 Xác định “Cơng cụ phịng ngừa”: cam kết hoán đổi tiền tệ

 Xác định “Khoản mục được phòng ngừa”: chỉ nêu khoản mục được

phòng ngừa chung là “cơng cụ tài chính cụ thể, tổng thể danh mục các cơng cụ tài chính có lãi suất cố định cũng như tổng thể tài chính” chứ không cụ thể cho trường hợp các khoản mục liên quan đến tỷ giá.

 Kế tốn phịng ngừa giá trị hợp lý: “NH thực hiện phòng ngừa rủi ro

giá trị hợp lý để giảm rủi ro phát sinh từ sự thay đổi giá trị hợp lý của

tài sản và nợ phải trả tài chính do các biến động trong lãi suất và tỷ

giá”.

2.2.2.5 Trình bày và thuyết minh cơng cụ tài chính phái sinh

(1) Theo quy định trong các văn bản pháp lý Trình bày

- VAS 22 – Trình bày bổ sung BCTC của các NH và tổ chức tài chính

tương tự

 Đoạn 15: Trong BCĐKT, NH phải trình bày các nhóm tài sản và nợ

phải trả theo bản chất và sắp xếp theo thứ tự phản ánh tính thanh khoản giảm dần của chúng.

 Đoạn 19: NH không được bù trừ bất kỳ khoản mục tài sản và nợ phải

trả với các khoản mục tài sản và nợ phải trả khác trong BCĐKT, trừ trường hợp pháp luật quy định cho phép bù trừ và việc bù trừ thể hiện dự kiến điều chuyển thanh lý hoặc quyết toán khoản tài sản và nợ phải trả.

- Theo Quyết định 16/2007/QĐ – NHNN, quy định trình bày về

- Thơng tư 210/2009/TT – BTC ngày 6/11/2009: vì đây là thông tư hướng dẫn thực hiện IAS 32 nên nội dung trình bày của Thơng tư giống nội dung trình bày CCTCPS của IAS 32 trong mục 1.3.5.1, gồm:

 Trình bày TSTC và NPTTC là CCTCPS

 Trình bày quyền chọn thanh tốn

 Trình bày cơng cụ tài chính phức hợp

 Trình bày khoản lỗ/lãi liên quan đến CCTCPS

Thuyết minh

- Theo Quyết định 16/2007/QĐ-NHNN, quy định thuyết minh về

CCTCPS các nội dung chính sau:

 Loại cơng cụ tài chính phái sinh tiền tệ và loại khác (phần V, mục 2);

Tổng giá trị theo hợp đồng (theo tỷ giá ngày hiệu lực HĐ);

Tổng giá trị ghi sổ kế toán (theo tỷ giá ngày lập báo cáo): tài sản/công nợ theo giá trị hợp lý thị trường;

 Cơng cụ tài chính phức hợp có CCTCPS được gắn chìm (phần V, mục

13.2);

 Chính sách quản lý rủi ro liên quan đến cơng cụ tài chính phái sinh

(phần 8, mục 23): TCTD thuyết minh về chính sách, hạn mức rủi ro, công cụ phái sinh sử dụng để quản lý rủi ro;

 Các rủi ro liên quan đến việc sử dụng CCTCPS (phần 8, mục 24): rủi ro

lãi suất, rủi ro tiền tệ, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro giá cả thị trường khác hiện có.

- Theo Thơng tư 210/2009/TT – BTC ngày 6/11/2009: vì đây là thơng tư

hướng dẫn thực hiện IFRS 7 nên nội dung thuyết minh của thông tư yêu cầu giống nội dung thuyết minh CCTCPS của IFRS 7 trong mục 1.3.5.2, gồm:

 Thuyết minh đối với TSTC và NPTTC là CCTCPS được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;

 Thuyết minh thu nhập, chi phí, lãi hoặc lỗ liên quan đến CCTCPS;

 Thuyết minh chính sách kế tốn liên quan đến CCTCPS;

 Thuyết minh về nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro;

 Thuyết minh về giá trị hợp lý;

 Thuyết minh định tính và định lượng đối với mỗi loại rủi ro phát sinh

từ việc sử dụng CCTCPS;

 Thuyết minh về rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trường.

Ta thấy, nội dung thuyết minh theo Thông tư 210 yêu cầu đã bao hàm

gần như đầy đủ các nội dung của Quyết định 16.

(2) Thực trạng khảo sát

Trình bày: Tổng hợp nội dung: (i) trình bày CCTCPS trên BCĐKT, (ii)

trình bày lãi/lỗ liên quan đến CCTCPS trên BCKQHĐKD, (iii) thuyết minh cho các chỉ tiêu này, kết quả như sau:

- Việc trình bày CCTCPS là TSTC hoặc NPTTC căn cứ vào bản chất của

hợp đồng là điều tất yếu, nội dung này được trình bày trên BCĐKT

- Bên cạnh đó, tất cả các NHTM đều trình bày các khoản lãi, lỗ liên quan

đến CCTCPS trên BCKQHĐKD.

Thuyết minh: Tổng hợp nội dung thuyết minh liên quan đến CCTCPS

trên Thuyết minh BCTC của các NHTM, ta thấy Thông tư 210 được áp dụng

từ ngày 1/1/2011 nên các NH đều đã bổ sung vào Thuyết minh BCTC của

mình các nội dung được yêu cầu của Thông tư này, kết quả tại Phụ lục 2, 4,

5, 6 như sau:

- Về thuyết minh TSTC và NPTTC là CCTCPS, trừ MB không thuyết

minh chỉ tiêu này trong BCĐKT, còn lại tất cả các NH đều thuyết minh. (Phụ

- Về thuyết minh đối với TSTC và NPTTC là CCTCPS được ghi nhận

theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: như đã

được phân tích ở Phụ lục 2 thì có VCB thuyết minh không rõ ràng, STB và

ACB không thuyết minh nội dung này, các NH còn lại đều thuyết minh bổ

sung nội dung này để đảm bảo tuân thủ Thơng tư 210 nhưng phân loại thì lại khơng, do vậy không mang lại hiệu quả thông tin.

- Về thuyết minh thu nhập, chi phí, lãi hoặc lỗ liên quan đến CCTCPS:

tất cả các NH đều tuân thủ quy định thuyết minh chỉ tiêu này trong BCKQHĐKD. (Phụ lục 5)

- Về thuyết minh chính sách kế tốn liên quan đến CCTCPS: chỉ có 2

NH là STB, ACB thuyết minh chính sách kế tốn CCTCPS cịn chung chung, không cụ thể cho từng hợp đồng; tuy khơng sai nhưng thơng tin kế tốn cung

cấp chưa đầy đủ; còn các NH còn lại đều thuyết minh cụ thể chính sách kế

tốn của từng loại hợp đồng. (Phụ lục 5)

- Về thuyết minh nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro, theo kết quả tại Phụ lục 6

 Có 4 NH có nghiệp vụ phịng ngừa rủi ro thì cả 4 NH đều thuyết minh

dùng loại CCTCPS nào dùng để phịng ngừa rủi ro nào nhưng khơng thuyết minh giá trị hợp lý của nó vào ngày lập báo cáo. Khi thuyết minh về loại phòng ngừa rủi ro thì chỉ có EIB thuyết minh là có phịng ngừa rủi ro giá trị hợp lý; cịn CTG, MB, HBB thì khơng thuyết minh.

Điều này dẫn đến hạn chế: (i) người sử dụng thông tin không biết được

chiến lược phòng ngừa rủi ro cụ thể của NH là gì, khơng biết trong tổng số CCTCPS sử dụng phịng ngừa thì bao nhiêu dùng để phịng ngừa rủi ro giá trị hợp lý, bao nhiêu dùng để phòng ngừa rủi ro dòng tiền, bao nhiêu dùng để phòng ngừa rủi ro khoản đầu tư thuần vào các hoạt động

 Chỉ có 1 NH EIB là có thuyết minh về nghiệp vụ phịng ngừa rủi ro

trong đó EIB có thuyết minh bản chất của rủi ro giá trị hợp lý được

phòng ngừa là: “NH thực hiện phòng ngừa rủi ro giá trị hợp lý để giảm rủi ro phát sinh từ sự thay đổi giá trị hợp lý của tài sản và nợ phải trả tài

chính do các biến động trong lãi suất và tỷ giá”, điều này tuân thủ

Thông tư 210. Tuy nhiên, EIB không thuyết minh lãi/lỗ của công cụ phòng ngừa rủi ro và của khoản mục được phòng ngừa rủi ro liên quan

đến rủi ro giá trị hợp lý, điều này chưa tuân thủ quy định thuyết minh

của Thông tư 210.

- Về thuyết minh về giá trị hợp lý: Theo Thông tư 210, Điều 28 thì NH

phải thuyết minh về giá trị hợp lý theo 2 nội dung: (i) Giá trị hợp lý của những tài sản và nợ phải trả tài chính để có thể so sánh giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ, (ii) Các phương pháp xác định giá trị hợp lý của từng tài sản hay nợ phải trả tài chính. Tuy nhiên khi khảo sát 2 nội dung này trên các Thuyết minh BCTC, kết quả tại Phụ lục 04 cho thấy đa phần các NH không đáp ứng

được yêu cầu này với lý do:

 Có đến 7 NHTM là CTG, BIDV, EIB, STB, ACB, MB, SHB khơng

có phương pháp xác định giá trị hợp lý nên có 2 NHTM khơng lập Bảng trình bày giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý, 5 NHTM cịn lại có Bảng trình bày giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý thì 3 NHTM khơng xác

định được giá trị hợp lý cho chỉ tiêu CCTCPS, 2 NHTM xác định

giá trị hợp lý chính là giá trị ghi sổ (EIB: GTHL bằng GTGS, SHB: GTHL khác GTGS). Lý do các NH đưa ra là do chưa có hướng dẫn về xác định giá trị hợp lý theo Hệ thống Chuẩn mực Kế toán và Hệ thống Kế toán Việt Nam cũng như chưa có đủ thơng tin.

 Có 2 NHTM là VCB và HBB có phương pháp xác định giá trị giá trị

VCB không sử dụng CCTCPS làm cơng cụ phịng ngừa, tất cả dùng cho kinh doanh; HBB thì có sử dụng hợp đồng hốn đổi tiền tệ làm cơng cụ phịng ngừa rủi ro lãi suất. Cả 2 NH đều có kết quả trình bày là giá trị hợp lý bằng với giá trị ghi sổ.

- Về thuyết minh định tính và định lượng đối với mỗi loại rủi ro phát

sinh từ việc sử dụng CCTCPS: NH sử dụng CCTCPS cho mục đích phịng

ngừa (hedging), kinh doanh (speculating) hay cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho khách hàng (dealing) thì đều có thể phải đối mặt với các rủi ro do sự thay đổi của các biến số cơ sở theo hướng bất lợi, do đó việc phải thuyết minh thơng tin định tính và định lượng về mỗi rủi ro xuất phát từ việc sử dụng nó là điều bắt buộc phải thực hiện để người sử dụng có được thơng tin trung thực nhất.

Tuy nhiên, kết quả khảo sát tại Phụ lục 5 cho thấy: tất cả 9 NH đều khơng

trình bày rủi ro phát sinh từ việc sử dụng CCTCPS. Nguyên nhân có thể là do giá trị hợp đồng cịn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản hoặc nợ phải trả nên chưa có khả năng gây rủi ro, vì vậy:

 Về thuyết minh định tính: vì tất cả NH không thuyết minh rủi ro liên

quan đến CCTCPS nên các thuyết định tính như: mức độ rủi ro, cách

thức phát sinh rủi ro,… đều khơng có.

 Về thuyết minh định lượng: đối với mỗi loại rủi ro của NH, các NH đều

lập Bảng trình bày mức độ rủi ro phát sinh từ tất cả các cơng cụ tài

chính và CCTCPS cũng được thuyết minh theo giá trị ròng trong tổng

thể đó, như vậy ta có thể có đánh giá về mặt định lượng rủi ro liên quan

2.3 Đánh giá kế tốn cơng cụ tài chính phái sinh tại ngân hàng thương

mại Việt Nam

Toàn bộ thực trạng khảo sát về các nguyên tắc kế toán được xây dựng trên cơ sở so sánh với các chuẩn mực quốc tế về CCTCPS mới nhất, đặc biệt là IFRS 9 chỉ mới là khuyến khích sử dụng từ 1/1/2012; do vậy cũng cho kết quả đánh giá tương ứng.

2.3.1 Những kết quả đạt được

2.3.1.1 Về mặt hài hòa giữa văn bản kế tốn cơng cụ tài chính phái sinh của Việt Nam với IAS 32, 39 và IFRS 7, 9, 13 phái sinh của Việt Nam với IAS 32, 39 và IFRS 7, 9, 13

Việc nghiên cứu các chuẩn mực kế tốn Việt Nam về cơng cụ tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vào kế toán công cụ tài chính phái sinh tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)