6 .Kết cấu của luận văn
1.3 Kinh nghiệm xây dựng quyền chọn chỉ số giá trên thế giới và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam
1.3.1 Kinh nghiệm xây dựng quyền chọn chỉ số giá chứng khoán tại một số nước trên thế giới
1.3.1.1 Kinh nghiệm xây dựng hợp đồng quyền chọn chỉ số giá chứng khoán trên TTCK Mỹ
CBOE là thị trường giao dịch quyền chọn lâu đời nhất trên thế giới và là thị trường đầu tiên thực hiện giao dịch hợp đồng quyền chọn chỉ số chứng khoán. CBOE ra
đời giúp giá cả quyền chọn và ngày đáo hạn được tiêu chuẩn hóa nhờ đó tăng tính thanh
khoản cho hợp đồng và kích thích thị trường thứ cấp phát triển theo. Kể từ đó, giao dịch quyền chọn chỉ số giá ngày càng trở nên phổ biến và được áp dụng trên toàn thế giới Một số quy định đối với quyền chọn chỉ số giá chứng khoán tại Mỹ
Quyền chọn chỉ số S&P100
Tài sản cơ sở: Chỉ số S&P100. Đây là chỉ số thể hiện mức độ vốn hóa bình qn của 100 cơng ty hàng đầu trong ngành công nghiệp đang niêm yết tại Mỹ
Về quy mơ hợp đồng: Cơng ty thanh tốn bù trừ hợp đồng quyền chọn (OCC)
quy định hợp đồng quyền chọn chỉ số S&P100 trên thị trường tập trung là $100 mỗi
hợp đồng
Giới hạn vị thế: Là những giới hạn về số lượng hợp đồng được phép mua bán
với nhà đầu tư. Theo quy định, một nhà đầu tư cá nhân hay tổ chức được phép có vị thế
đến cuối ngày giao dịch là 100.000 hợp đồng của cùng một phía thị trường
Giới hạn thực hiện: Là quy định giới hạn số lượng hợp đồng được giao dịch
trong một khoảng thời gian cụ thể để hạn chế việc nhà đầu tư do tránh giới hạn vị thế mà thực hiện hợp đồng liên tục gây rối loạn thị trường. Theo quy định của Mỹ, không một nhà đầu tư cá nhân hay tổ chức nào có thể thực hiện vượt quá 100.000 hợp đồng
trong vòng 5 ngày giao dịch liên tiếp
Kiểu quyền chọn: Kiểu hợp đồng quyền chọn chỉ số S&P100 là kiểu Mỹ
Ngày đáo hạn: Thứ Bảy sau ngày thứ Sáu thứ ba của tháng đáo hạn. Tháng đáo hạn là các tháng: Tháng Ba, tháng Sáu, tháng Chín, tháng Mười hai.
Phí quyền chọn: Một điểm tương đương $100. Phí tối thiểu cho hợp đồng quyền chọn dưới 3.00 điểm là $5, các hợp đồng quyền chọn khác có phí tối thiểu là $10
Thanh tốn: Khi thực hiện hợp đồng, hai bên sẽ khơng giao chứng khốn mà
thay vào đó sẽ giao tiền mặt.
Quyền chọn chỉ số S&P500:
Quyền chọn chỉ số S&P500 có các yếu tố cơ bản trên hợp đồng giống như quyền chọn chỉ số S&P100, có điểm khác biệt là hợp đồng này kiểu Châu Âu
1.3.1.2 Kinh nghiệm giao dịch quyền chọn chỉ số giá chứng khoán tại TTCK Hàn Quốc
Căn cứ theo bảng xếp hạng 10 thị trường chứng khốn có khối lượng giao dịch quyền chọn chỉ số chứng khoán hàng đầu thế giới trong nửa đầu năm 2011 do World
Ferderal Exchange tổng kết, thì thị trường chứng khoán Hàn Quốc (KRX) đứng hàng
đầu trong danh sách. KRX thành lập sở giao dịch quyền chọn vào năm 1997, sản phẩm
quyền chọn đầu tiên là quyền chọn chỉ số Kospi 200. KRX là thị trường chứng khốn có bước phát triển nhanh với các điều kiện tương đồng Việt Nam nên việc học tập kinh nghiệm từ thị trường này là cần thiết:
Một số quy định đối với quyền chọn chỉ số Kospi 200
Biên độ giá: Biên độ giao động giá đối với quyền chọn chỉ số Kospi 200 là
±10% so với giá đóng cửa ngày giao dịch hơm trước
Quy mô hợp đồng: Một hợp đồng quyền chọn chỉ số Kospi 200 là 0.05 điểm
tương đương 25.000 KRW (Kospi 200)
Giới hạn vị thế: Mức mở vị thế của quyền chọn chỉ số Kospi 200 là 7.500 hợp
đồng
Thời hạn hợp đồng: KRX chỉ áp dụng tháng đáo hạn theo vòng quay 1 chu kỳ là tháng, đáo hạn vào tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12.
Kiểu quyền chọn: KRX chỉ cho phép thực hiện hợp đồng vào ngày đáo hạn theo kiểu Châu Âu
Ngày thanh toán: KRX áp dụng chu kỳ thanh toán T+2 kể từ ngày đáo hạn hợp
đồng
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho TTCK Việt Nam
Quyền chọn chỉ số chứng khoán tự bản thân đã là một hàng hóa phức tạp và để hình thành, từng bước phát triển thị trường này cần phải nghiên cứu rất kỹ lưỡng nếu không sẽ khơng đạt được mục tiêu. Tuy khó khăn nhưng khơng thể phủ nhận vai trò của thị trường này trong việc thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện toàn TTCK. TTCK Việt
Nam từ khi ra đời đã thể hiện những vai trị nhất định trong tồn cục nền kinh tế. Vì thế, nhu cầu và xu hướng phát triển TTCK Việt Nam sao cho hoàn thiện và hiệu quả hơn, trong đó có nhu cầu và xu hướng xây dựng thị trường quyền chọn chỉ số chứng khoán
đang ngày càng trở nên bức thiết. Từ những gì thế giới đã trải nghiệm về giao dịch
quyền chọn chỉ số chứng khốn thì việc học hỏi, rút ra bài học nhằm rút ngắn thời gian và mau chóng triển khai hiệu quả quyền chọn chỉ số là cần thiết. Qua việc nghiên cứu kinh nghiệm của TTQC Mỹ và Hàn Quốc, Việt Nam có thể rút ra một số bài học sau:
- Thứ nhất, trước khi triển khai quyền chọn về chỉ số giá chứng khoán cần phải có một thời gian nhất định để TTCK thật sự phát triển cả quy mô lẫn chất lượng. Đây là nền tảng vững chắc mà từ đó mới đề cập đến việc hình thành và phát triển các sản phẩm phái sinh nói chung và quyền chọn chỉ số giá chứng khốn nói riêng.
Thị trường chứng khốn Mỹ ra đời từ sớm nhưng mãi đến sau 183 năm mới có
được thị trường quyền chọn đầu tiên về chỉ số S&P100. Thị trường Hàn Quốc hình
thành sau và cũng phải mất 41 năm cho quá trình ra đời thị trường quyền chọn chỉ số Kospi 200. Thời gian bao nhiêu để TTCK đi vào quỹ đạo và là nền tảng vững chắc để nghĩ đến việc xây dựng thị trường phái sinh trong đó có quyền chọn chỉ số chứng khoán phụ thuộc vào nhiều nhân tố tác động, tuy nhiên có thể thấy quá trình xây dựng quyền chọn chỉ số chứng khốn ngày càng ngắn lại bởi những kinh nghiệm của các quốc gia
đi trước đã cho phép TTCK các nước đi sau loại bớt giai đoạn phát triển thụt lùi để tiến đến một tầm cao mới. Nhưng tựu chung lại, bài học kinh nghiệm cho thấy, không một
quốc gia nào bỏ qua được thời gian này. Vì vậy, TTCK Việt Nam khơng nên nóng vội mà cần tính tốn xem xét kỹ lưỡng giai đoạn cần thiết để hình thành thị trường quyền chọn chỉ số chứng khốn.
- Thứ hai, cần định hướng nhằm củng cố, phát triển chứng khoán cơ sở trước khi xây dựng và phát triển quyền chọn trên thị trường chứng khoán.
Đây là bước đi chiến lược khi định hướng hình thành và phát triển quyền chọn
chỉ số trên TTCK. Quyền chọn có tính phái sinh, nghĩa là phụ thuộc vào nền tảng của chứng khốn cơ sở. Vì vậy, theo kinh nghiệm các quốc gia đi trước đã nghiên cứu,
chứng khoán cơ sở phải đạt đến chỉ tiêu về số lượng nhiều, chất lượng tốt phản ánh đúng nhịp điệu thị trường, và có tính thanh khoản cao để thu hút NĐT. Khi xem xét ở
các thị trường quyền chọn, quyền chọn chỉ số giá chứng khoán được giao dịch sớm nhất rồi từ đó mới bắt đầu triển khai sang quyền chọn cổ phiếu riêng lẻ. Và cũng từ kinh
nghiệm các quốc gia trên, hợp đồng quyền chọn chỉ số chứng khốn có phương thức
giao dịch khơng khác gì quyền chọn trên cổ phiếu riêng lẻ. Đây cũng là điểm cần lưu ý
để Việt Nam định hướng, tập trung phát triển, củng cố một chỉ số phù hợp làm nền tảng
cho sự khởi đầu quyền chọn trên TTCK.
- Thứ ba, tương ứng với điều kiện phát triển của TTCK, cần lựa chọn kiểu quyền chọn phù hợp
Mỗi kiểu thực hiện quyền chọn đều có những mặt ưu cũng như những mặt hạn chế riêng khi áp dụng. Vì thế biết lựa chọn kiểu thực hiện quyền cho phù hợp cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cũng như hiệu quả của giao dịch quyền chọn. Nhìn lại giao dịch quyền chọn tại Hàn Quốc thấy kiểu thực hiện quyền chọn được lựa chọn và áp dụng là quyền chọn kiểu Châu Âu. Đây cũng là một trong những kinh nghiệm Việt Nam cần cân nhắc lựa chọn khi xây dựng và triển khai quyền chọn cổ phiếu trên TTCK Việt Nam.
- Thứ tư, cần chuẩn bị tốt các yếu tố cơ bản của TTCK như hệ thống pháp luật, hệ thống các quy định, quy cách cho vận hành quyền chọn, hệ thống thông tin, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giám sát, trình độ nguồn nhân lực tham gia thị trường… Tất cả các yếu tố này hướng tới củng cố, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ trên TTCK từ đó đặt nền cho việc phát triển vững chắc của một loại hàng hóa mới chính là quyền chọn chỉ số chứng khoán.
Về hệ thống luật pháp, các qui định, qui cách quản lý và điều chỉnh thị trường, cả 2 quốc gia đều lựa chọn phương án xây dựng một khn khổ luật pháp hồn chỉnh về giao dịch chứng khốn phái sinh nói chung, về quyền chọn cổ phiếu nói riêng rồi mới thiết lập thị trường này. Điều này được thể hiện qua thời gian vừa hoàn thiện hoạt
động vừa chuẩn bị kể từ khi hình thành TTCK đến khi chính thức hình thành thị trường
quyền chọn.
Hệ thống pháp lý về quyền chọn bao gồm những qui định về thể chế, cấu trúc thị trường, tổ chức vận hành thị trường, thành viên tham gia thị trường, các sản phẩm được giao dịch trên thị trường, việc thanh toán và bù trừ, các thẩm quyền của cơ quan quản ly trong việc duy trì một thị trường trật tự, công bằng và minh bạch.
Hệ thống pháp lý cũng cần đưa ra những qui định cụ thể về các tiêu chuẩn cũng như điều kiện liên quan đến giao dịch quyền chọn như qui định về số lượng cổ phiếu cơ sở trên mỗi hợp đồng quyền chọn giao dịch; ngày tháng đáo hạn, ngày giờ giao dịch
cuối cùng; giá thực hiện trên cơ sở thị giá cổ phiếu; biên độ dao động giá; đơn vị giao dịch; các loại lệnh giao dịch phù hợp với với tình hình thị trường; qui định về vị thế và số lượng hợp đồng quyền chọn tối đa được phép giao dịch cho cả nhà đầu tư trong nước và ngoài nước; các trường hợp thay đổi giá thực hiện và khối lượng hợp đồng quyền
chọn khi có sự chia tách, sát nhập cổ phiếu hay chia cổ tức bằng tiền mặt giống như thông lệ của các nước có thị trường quyền chọn phát triển
Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin hiện đại trong giao
dịch và thanh toán bù trừ các giao dịch quyền chọn là một nhân tố quan trọng góp phần vào sự thành công của thị trường. Việc tạo dựng cơ sở hạ tầng hiện đại cho thị trường quyền chọn, đưa giao dịch trực tuyến vào áp dụng ngay từ ban đầu tạo lập thị trường,
đáp ứng yêu cầu khớp lệnh nhanh chóng là nền tảng để duy trì tính thanh khoản của thị
trường.
Từ kinh nghiệm của các thị trường quyền chọn cho thấy, để có được một thị
trường quyền chọn thành cơng, Việt Nam cần có đủ năng lực để thiết lập một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, một cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại.
- Về trình độ, nhận thức của nhà đầu tư và nguồn nhân lực tham gia, phục vụ thị trường quyền chọn.
Ngoài khung pháp lý hoàn chỉnh, một cấu trúc thị trường hợp lý và một cơ sở hạ tầng hiện đại, TTCK phái sinh cũng cần chuẩn bị đầy đủ về mặt kiến thức và kinh
nghiệm cho các thành viên thị trường
Mỹ và Hàn Quốc đều phải mất khoảng thời gian dài để thành lập thị trường
quyền chọn kể từ khi có TTCK. Chính trong khoảng thời gian dài này, kể cả nhà đầu tư, kể cả nguồn nhân lực tham gia phục vụ thị trường đều đã có đủ điều kiện để nâng cao
nhận thức, kinh nghiệm cũng như trình độ chun mơn.
Việt Nam kể từ khi thành lập TTCK cho đến nay, khoảng thời gian hoạt động và hoàn thiện mới được hơn 10 năm, chưa dài bằng các nước khác. Vì thế, muốn nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu triển khai quyền chọn chỉ số giá chứng khoán một cách
hiệu quả và phát triển quyền chọn một cách bền vững, cần thiết phải quan tâm đặc biệt
đến việc nhanh chóng nâng cao nhận thức, trình độ chun mơn cho các thành viên
Kết luận chương 1
Trong chương 1, luận văn đã trình bày các vấn đề tổng quan về quyền chọn
chứng khoán từ khái niệm, đặc điểm của quyền chọn chứng khoán đến các ưu điểm,
nhược điểm cũng như vai trị của quyền chọn chứng khốn nói chung. Song song đó, chương 1 đã đi vào các khía cạnh cơ bản của quyền chọn chỉ số giá chứng khoán như khái niệm, những yếu tố cơ bản của quyền chọn chỉ số, điều kiện cần thiết để xây dựng và phát triển quyền chọn chỉ số, các nhân tố tác động đến giá quyền chọn chỉ số cùng một số mơ hình sử dụng để định giá quyền chọn.
Qua các vấn đề lý luận cơ bản cùng với bài học kinh nghiệm xây dựng và phát
triển các hợp đồng quyền chọn chỉ số tại một số nước, thiết nghĩ việc nghiên cứu xây dựng và phát triển quyền chọn cổ phiếu trên TTCK Việt Nam đã có được cơ sở nền tảng nhất định.
Chương 2
PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN TÁC ĐỘNG ĐẾN XÂY DỰNG QUYỀN CHỌN CHỈ SỐ GIÁ TẠI
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.1 Thực trạng thị trường chứng khốn Việt Nam:
2.1.1 Q trình hình thành và phát triển:
Quá trình hình thành và phát triển TTCK Việt Nam được thể hiện qua các cột mốc thời gian sau đây:
Ngày 11/7/1998, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 48/1998/NĐ-CP về chứng khốn và TTCK, chính thức quyết định thành lập TTCK Việt Nam. Đồng thời, Thủ
tướng Chính phủ đã ký quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998 về việc thành lập TTGDCK Hà Nội và TTGDCK Tp.Hồ Chí Minh. Phiên giao dịch đầu tiên của
TTCK Việt Nam khai mạc vào ngày 28/7/2000 tại TTGDCK Tp.Hồ Chí Minh.
Sau một thời gian phát triển để đáp ứng yêu cầu về xây dựng và phát triển TTCK phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế cả nước, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 11/5/2007 chuyển TTGDCK Tp.Hồ Chí Minh thành SGDCK Tp.HCM (HOSE) và quyết định số 01/2009/QĐ-TTg ngày 02/01/2009 thành lập
SGDCK Hà Nội (HNX). HOSE và HNX hoạt động dưới hình thức cơng ty TNHH một thành viên, thuộc sở hữu Nhà nước. Việc chuyển đổi mơ hình đã giúp cho việc tổ chức, hoạt động của cả hai Sở chứng khoán được độc lập, tự chủ và việc phân chia trách
nhiệm được rõ ràng hơn.
Trước năm 2006, trái phiếu chính phủ (TPCP) được giao dịch đồng thời tại HOSE và HNX. Tuy nhiên, từ ngày 24/9/2009, hệ thống giao dịch TPCP chuyên biệt với gần 30 thành viên, trong đó, có nhiều ngân hàng thương mại và các cơng ty chứng khốn lớn đã chính thức hoạt động. Hệ thống này tách biệt khỏi hệ thống giao dịch cổ phiếu và với nhiều đặc điểm mới, được phát triển phù hợp với các đặc thù của giao dịch trái
phiếu đã khắc phục một số hạn chế của hệ thống giao dịch trái phiếu trước đây. Hiện
nay, TPCP được giao dịch chuyên biệt tại HNX.
Ngoài ra, nhằm từng bước hoàn chỉnh cấu trúc thị trường, mở rộng thị trường có tổ chức, có sự quản lý của Nhà nước, từng bước thu hẹp thị trường tự do, hệ thống giao
dịch UpCom trên SGDCK Hà Nội – hệ thống giao dịch cho các chứng khốn của cơng ty đại chúng chưa niêm yết – cũng đã được đưa vào vận hành vào ngày 24/6/2009.
Hơn 10 năm kể từ ngày thành lập từ năm 2000 đến 7/2011, TTCK Việt Nam đã có