Thực trạng hoạt động TTCK Việt Nam:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quyền chọn chỉ số giá trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 33 - 39)

6 .Kết cấu của luận văn

2.1 Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam:

2.1.2 Thực trạng hoạt động TTCK Việt Nam:

2.1.2.1 Giai đoạn 2000-2005:

Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000 và thực hiện giao dịch dầu tiên vào ngày 28/07/2000. Ở thời điểm lúc bấy giờ chỉ có hai doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu là REE và SAM. “Công ty cổ phần điện lạnh và công ty cổ

phần cáp và điện lạnh viễn thông”. Với số vốn 270 tỷ đồng được niêm yết giao dịch.

Kết quả hoạt động TTCK giai đoạn này như sau:

Về quy mô: Trong suốt thời kỳ từ 2000-2005, quy mơ thị trường nhỏ, mức vốn

hóa thị trường chỉ đạt trên dưới 1% GDP.

Về niêm yết: Mặc dù, số lượng CTNY có tăng đều qua các năm nhưng vẫn chưa đem lại tính thanh khoản như mong đợi cho thị trường.

Bảng 2.1 Tổng hợp số CTNY, CTCK, tỷ lệ vốn hóa, số tài khoản 2000-2005

2000 2001 2002 2003 2004 2005

Số công ty niêm yết 5 10 20 22 26 41

% vốn hóa thị trường 0.28 0.34 0.48 0.39 0.64 1.12

Số lượng CTCK 3 8 9 11 13 14

Số tài khoản khách hàng 2908 8774 13520 15735 21616 31315 (Nguồn: UBCK nhà nước)

Về hàng hóa: Số lượng cổ phiếu tăng chậm, các công ty niêm yết chủ yếu vẫn là

các cơng ty có quy mơ nhỏ.

Mặt khác, chính sách đối với nhà đầu tư nước ngoài chưa thực sự cởi mở; cơ chế tài khoản lưu ký, giao dịch cịn phức tạp nên chưa thu hút được đơng đảo nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, cơ chế hoạt động của thị trường chưa hoàn chỉnh, năng lực quản lý thị trường chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển lâu dài của thị trường, đặc biệt cơ sở

hạ tầng còn yếu đã ảnh hưởng đến hệ thống giao dịch, khả năng cập nhật thông tin, xử lý và dự báo của thị trường.

Sự có mặt của HOSE bước đầu đã khuấy động được bầu khơng khí đầu tư trong

cơng chúng, đặc biệt góp phần tích lũy những kinh nghiệm ban đầu cho các cơ quan quản lý và điều hành TTCK. Từ đó tạo đà cho việc mở rộng phạm vi lan tỏa của thị

trường với quyết định ra đời SGDCK Hà Nội vào ngày 8/3/2005

2.1.2.2 Giai đoạn 2006 – 7/2011:

TTCK Việt Nam bắt đầu khởi sắc và đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ cả về số

lượng công ty niêm yết lẫn doanh số giao dịch.

Về giá trị vốn hóa thị trường

Trong thời gian từ năm 2006 đến tháng 7/2011, quy mô hoạt động của TTCK có sự

tăng trưởng đột phá, tỷ lệ vốn hóa/GDP tăng mạnh so với giai đoạn trước. Giai đoạn

này, tỷ lệ vốn hóa ln tiến đến đạt mức gần 40%/GDP trong khi giai đoạn trước đó, tỷ lệ này dưới 2%/GDP.

Biểu đồ 2.1. Giá trị vốn hóa TTCK Việt Nam từ 2000 – 7/2011

Mức vốn hóa thị trường(%GDP) 0.28% 0.34%0.48%0.39%0.64% 1.12% 22.70% 40% 19.76% 38% 39% 36% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00% 45.00% 200 0 2001 2002 2003 200 4 200 5 200 6 200 7 200 8 2009 2010Jul-1 1 Mức vốn hóa thị trường(%GDP) (Nguồn: http://www.vneconomy.vn)

Tuy nhiên, hoạt động phát hành của các cơng ty đại chúng vẫn cịn mang tính tự phát, khơng hồn toàn dựa trên nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Khơng ít tổ chức phát hành huy động vốn trên TTCK để đầu tư trở lại vào chứng khốn mà khơng phải để mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần tạo nên

Về niêm yết và giao dịch chứng khoán

Biểu 2.2: Số CTNY trên TTCK Việt Nam giai đoạn từ 2000 – 7/2011

0 100 200 300 400 500 600 700 800 2000 2001 2002 2003 2004 200 5 200 6 2007 200 8 2009 2010Jul-1 1 Công ty chứng khốn

Cơng ty niêm yết

(Nguồn: Cophieu68.com) Kể từ năm 2006 đến 7/2011, TTCK Việt Nam bắt đầu khởi sắc và đã có bước tăng

rưởng mạnh mẽ cả về số lượng công ty niêm yết lẫn doanh số giao dịch.Với sự tăng tốc mạnh của thị trường, số CTNY cũng tăng nhanh. Từ 2 CTNY trong buổi đầu thành lập,

đến tháng 7/2011 số CTNY trên TTCK là 710 cơng ty, góp phần tăng cường nguồn

cung hàng hóa cho thị trường, đồng thời thị trường cũng dần khẳng định vai trò là kênh huy động vốn cho doanh nghiệp.

Quy mơ giao dịch: Lượng giao dịch bình qn khoảng 120 triệu USD/ngày. Tuy

nhiên, đôi khi lượng giao dịch hàng ngày giảm ở mức độ lớn do những quan ngại về

Biểu 2.3: Lượng giao dịch trên HOSE và HNX - 2,000,000,000 4,000,000,000 6,000,000,000 8,000,000,000 10,000,000,000 12,000,000,000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 (Nguồn: cophieu68.com)

Về tính thanh khoản của thị trường

Thị trường chứng khoán đã có sự tăng trưởng khơng chỉ về quy mơ niêm yết mà cả về tính thanh khoản của thị trường. Năm 2005, bình qn có 667.600 cổ phiếu được giao dịch một phiên, thì năm 2006, con số này tăng lên 2,6 triệu đơn vị, tiếp tục tăng lên 9,79 triệu và 18,07 triệu trong hai năm sau đó, đến 7/2011 đạt trung bình 35 triệu. Xét về khối lượng giao dịch, tháng 5/2009 là tháng có khối lượng giao dịch lớn nhất, bình qn có 77 triệu cổ phiếu được giao dịch mỗi phiên, với giá trị đạt 2.270,57 tỷ đồng.

Về hệ thống cơ sở nhà đầu tư

Bảng 2.2 Số lượng tài khoản của nhà đầu tư đến tháng 31/12 (hàng năm)

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Số Tài khoản tại CTCK 31.241 86.184 305.298 531.428 822.914 1.123.297

(Nguồn: UBCK nhà nước)

Số lượng các nhà đầu tư tham gia TTCK ngày càng đông đảo. Số lượng nhà đầu tư cá nhân và tổ chức, trong nước và nước ngoài đã gia tăng đáng kể. Từ khoảng gần

3000 tài khoản nhà đầu tư tham gia khi mới mở cửa thị trường vào năm 2000, tính đến nay đã có trên 1 triệu tài khoản giao dịch, với cơ cấu gồm nhà đầu tư tổ chức trong

nước, nhà đầu tư cá nhân trong nước và nhà đầu từ nước ngoài. Tuy nhiên, hệ thống nhà đầu tư chưa đa dạng, cấu trúc cầu đầu tư hiện tại chưa bảo đảm sự tăng trưởng một cách bền vững. Hệ thống nhà đầu tư tổ chức chưa phát triển làm hạn chế sự phát triển của TTCK.

Về hệ thống các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán

Hệ thống các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khốn phát triển nhanh về quy mơ và năng lực nghiệp vụ, với hệ thống mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch trải khắp các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước, góp phần giúp cơng chúng đầu tư tiếp cận dễ dàng hơn với TTCK. Khi thị trường bắt đầu đi vào hoạt động, toàn thị trường mới chỉ

có 7 cơng ty chứng khốn và cho đến tận năm 2004 vẫn chưa có một cơng ty quản lý quỹ nào. Sau 11 năm hoạt động, tính đến thời điểm hiện tại, đã có 105 cơng ty chứng khốn và 46 cơng ty quản lý quỹ đang hoạt động tại Việt Nam. Số thành viên lưu ký

của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán là 125 thành viên, trong đó, có 10 ngân hàng lưu ký và 12 tổ chức mở tài khoản trực tiếp.

Số lượng người hành nghề tăng nhanh, phù hợp với sự tăng trưởng của các cơng ty chứng khốn. Từ năm 2007 đến nay đã có gần 8400 người hành nghề được cấp

chứng chỉ. Số lượng công ty quản lý quỹ gia tăng nhanh kể từ năm 2006 trở lại đây.

Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của các công ty quản lý quỹ là không đồng đều và đang có sự phân hóa rõ rệt.

Về khung pháp lý, thể chế chính sách

Kể từ khi Luật Chứng khoán được Quốc hội ban hành ngày 29/6/2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007, đã tạo lập được khuôn khổ pháp lý cao, đồng bộ và thống nhất cho hoạt động của TTCK, từng bước loại bỏ những mâu thuẫn, xung đột với các văn bản pháp luật khác có liên quan về cơ bản thống nhất với Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư; phù hợp hơn với luật pháp, thông lệ quốc tế, tạo nền tảng cho TTCK Việt Nam khả năng hội nhập với các thị trường vốn quốc tế và khu vực; tăng cường tính cơng khai minh bạch cho thị trường và nâng cao khả năng quản lý giám sát thị trường của cơ quan quản lý nhà nước.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đã đạt được thì Luật Chứng khốn vẫn cịn hẹp về

phạm vi điều chỉnh, mới chỉ bao hàm những nội dung cơ bản và chưa bao quát mọi hoạt

động trên TTCK theo thông lệ quốc tế; một số quy định của văn bản hướng dẫn Luật

Chứng khốn cịn chồng chéo, chưa thống nhất với các văn bản pháp luật khác; việc ban hành các quy định pháp lý nhìn chung đều có độ trễ so với mục tiêu đề ra, đồng thời, nhiều quy định tại Luật Chứng khoán chưa được hướng dẫn thực hiện,…

Về tổ chức thị trường

Thời gian qua, TTCK Việt Nam đã có những chuyển biến tốt hơn về mặt tổ chức thị trường. Về cơ cấu tổ chức, việc tách TTLKCK và Sở GDCK trở thành pháp nhân

độc lập khỏi UBCKNN đã tách bạch chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động

chứng khoán và chức năng tổ chức vận hành TTCK. Thị trường chưa niêm yết mới

được hình thành dưới hình thức hệ thống giao dịch UpCom tuy chưa phát huy hết vai

trị của nó nhưng đây là tín hiệu tốt để hướng tới phát triển thị trường khơng chính thức tại Việt Nam.

Về hoạt động quản lý, giám sát thị trường

Trong giai đoạn 2005-2011, công tác quản lý Nhà nước và điều hành TTCK được thực hiện tương đối linh hoạt, bảo đảm TTCK vận hành an tồn và phát triển ổn định,

khơng để xảy ra đổ vỡ, xáo trộn lớn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, từng bước nâng cao năng lực giám sát và cưỡng chế thực thi quy định của

pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Hoạt động quản lý và giám sát TTCK với trọng tâm lấy việc bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư là nịng cốt; các chính sách quản lý TTCK đã thể hiện mục tiêu tăng cường tính cơng khai, minh bạch, từng bước áp dụng các thông lệ về quản trị cơng ty tốt, các chuẩn mực về kế tốn, kiểm toán quốc tế và khuyến cáo của Tổ chức quốc tế các UBCK (IOSCO).

Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc quản lý, vận hành và

giám sát thị trường, nhưng công tác quản lý, điều hành TTCK trong thời gian qua vẫn còn một số tồn tại và hạn chế nhất định như: công tác ban hành các văn bản pháp luật, các chính sách điều hành thị trường chưa linh hoạt, cịn bị động và chậm so với yêu cầu thực tiễn phát triển của TTCK; công tác quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi còn nhiều bất cập

TTCK Việt Nam đã đạt được những bước phát triển vượt bật về lượng trên mọi

mặt nhất là từ sau năm 2005 đến nay. Những thành tựu chung mà TTCK đạt được trong 11 năm qua bao gồm thị trường đạt tính thanh khoản cao, lượng nhà đầu tư lớn, hàng

hóa trao đổi nhiều, đã có luật và hệ thống văn bản pháp lý hỗ trợ các hoạt động thị

trường, hoạt động giám sát ngày càng tách bạch theo hướng điều tiết là chính…Những thành tựu này là nền tảng để xây dựng quyền chọn trên TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, 11 năm qua, TTCK Việt Nam cũng còn những tồn tại cần khắc phục để tiến tới xây dựng thành công thị trường quyền chọn chỉ số giá chứng khốn. Những vấn đề cịn tồn tại đó

gồm hệ thống pháp lý vẫn chưa hoàn chỉnh, chưa có luật chứng khốn phái sinh, hệ thống cung cấp thông tin chưa hiệu quả, cơ sở vật chất còn chưa xứng tầm với định

hướng phát triển sắp tới, trình độ nhà đầu tư vẫn chưa đạt mức cao để tự chủ sử dụng các sản phẩm phái sinh, trong đó có quyền chọn chỉ số chứng khoán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quyền chọn chỉ số giá trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)