Diễn biến chỉ số giá chứng khoán trên TTCK Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quyền chọn chỉ số giá trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 39 - 41)

6 .Kết cấu của luận văn

2.2 Diễn biến chỉ số giá chứng khoán trên TTCK Việt Nam

Hình 2.1: Đồ thị diễn biến chỉ số VN-Index và HNX-Index 2000-7/2011

(Nguồn: Cophieu68.com)

2.2.1 Giai đoạn 2000-2005

Đầu tiên là đợt tăng giá mạnh sau 5 tháng đi vào hoạt động từ tháng 12/2000 đến

25/6/2001, chỉ số VN-Index tăng từ 206 điểm lên 571 điểm, cũng là mức cao nhất trong giai đoạn này. Nguyên nhân chính là thị trường mất cân đối khá lớn, cầu chứng khốn tăng mạnh trong khi tính thanh khoản của thị trường quá yếu. Cụ thể là hệ số thanh khoản cổ phiếu quá thấp, đây là chỉ tiêu cho thấy tốc độ vòng quay cổ phiếu trên cơ sở so sánh giữa tổng giá trị giao dịch và tổng giá trị niêm yết, hệ số này năm 2001 chỉ đạt 0,51%.

Sau giai đoạn tăng giá mạnh vào thời điểm năm 2001, thị trường bắt đầu sụt

giảm mạnh, mức thấp nhất trong năm 2002 là 174 điểm (tháng 11/2002) và trong năm 2003 là 135 điểm (ngày 3/11/2003). Tuy nhiên thị trường có dấu hiệu đảo chiều vào

tháng cuối năm 2003 và phục hồi dần trong năm 2004

2.2.2 Giai đoạn 2005-7/2011

Trong năm 2007, cả nước chứng kiến sự tăng trưởng đột phá của thị trường với chỉ số VN-Index liên tục lập kỷ lục mới từ mức 300 điểm cuối năm 2005 thì cuối năm 2006 đạt đến 800 điểm, và đạt đỉnh điểm là 1.170,67 điểm vào năm 2007.

Ngày 1/1/2007, Luật chứng khốn bắt đầu có hiệu lực, đồng thời trong năm này, TTGDCK TP.HCM đã chính thức chuyển đổi thành HOSE nhằm tạo sự chủ động hơn trong tổ chức quản lý thị trường góp phần thúc đẩy thị trường phát triển.

Năm 2008, mặc dù lạm phát tăng cao trong nước và nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng, các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn mạnh, giá trị tài sản ròng giảm đến

50% so với năm 2007. Chỉ số VN-Index giảm sâu xuống còn 288,7 điểm vào ngày 12/8/2008, và hiện tượng này cũng xảy ra trên cả HNX. Song khối lượng giao dịch bình quân tại HOSE vẫn đạt hơn 13 triệu đơn vị/phiên. Trong năm này, HOSE cũng triển

khai giao dịch trực tuyến và kỹ thuật khớp lệnh liên tục góp phần thúc đẩy hoạt động

giao dịch của thị trường.

Năm 2009, chủ trương kích cầu của Chính phủ và dấu hiệu phục hồi kinh tế vào những tháng cuối năm đã giúp cho thị trường khởi sắc trở lại sau hơn một năm giảm

giá. Tuy nhiên, với nỗ lực vực dậy thị trường của Chính Phủ, nhưng chỉ số VNIndex vẫn tiếp tục lao dốc xuống đến điểm thấp nhất vào ngày 24/2/2009 là 235.5 điểm, trong khi đó chỉ số HNX-Index rơi vào điểm sâu nhất của thị trường vào ngày 3/4/2009 là 81.8 điểm. Sau thời điểm đó, TTCK dần dần hồi phục và chỉ số VNIndex đạt mức gần 500 điểm và HNX-Index đạt mức 168.2 điểm vào cuối tháng 12/2009. Tuy nhiên, tính

đến cuối năm 2009, số tài khoản đăng ký giao dịch vẫn tăng so với 2008, giá trị vốn hóa đạt 38% GDP vẫn cao hơn 2 lần so với chỉ tiêu đề ra của Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2010.

Năm 2010, thị trường bắt đầu ngày giao dịch đầu tiên với chỉ số VN-Index ở

mức 501,72 điểm. Sau khi phục hồi và đạt đỉnh điểm vào phiên giao dịch ngày

6/5/2010 với VN-Index và HNX-Index lần lượt là 549,25 điểm và 187,22 điểm. Không dừng lại ở đó, TTCK quay trở về điểm xuất phát đầu năm ngay từ những ngày đầu

tháng 7. Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/12/2010, chỉ số Vn-Index đóng cửa ở mốc 507,14 điểm, giảm 9,52 điểm so phiên giao dịch trước đó, tăng lần lượt 7,9 điểm và

12,37 điểm so với phiên giao dịch ngày 31/03 và ngày 31/12/2009.

Năm 2011, chỉ số VN –Index đạt mức thấp nhất năm tính đến 23/12 đạt mức 359,1 điểm và HNX-Index thiết lập đáy mới 58,42 điểm, mức thấp nhất từ trước đến

nay. Khơng ít cổ phiếu đã mất tới 80-90% giá trị so với đầu năm. Hàng loạt cổ phiếu

Blue Chip mất giá liên tục nên khơng có khả năng vực dậy thị trường.

TTCK Việt Nam dao động chủ yếu là do tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế tồn cầu đến tình hình hoạt động của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư Việt Nam đã tích lũy được một số kiến thức và kinh nghiệm cần thiết trong kinh

doanh chứng khoán sau khi đã nếm trải những thất bại nặng nề trong năm 2008 cũng đã

đưa ra các quyết định đầu tư thận trọng hơn. Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ

thông tin và khả năng kết nối các thị trường tài chính tồn cầu đã giúp các nhà đầu tư Việt Nam nắm bắt thông tin về diễn biến trên các TTCK nước ngoài, các lệnh mua bán cổ phiếu vì thế cũng chín chắn và hợp lý hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quyền chọn chỉ số giá trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)