Rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quyền chọn chỉ số giá trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 41 - 46)

6 .Kết cấu của luận văn

2.3 Rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Với thực tế TTCK sau 11 năm đi vào hoạt động, để định hướng xây dựng và

phát triển thị trường, cần đánh giá, nhận diện rủi ro hiện có nhằm đưa ra các giải pháp

khắc phục rủi ro hữu hiệu. Qua phân tích, một số rủi ro được xác định như sau:

2.3.1 Rủi ro môi trường vĩ mô:

TTCK Việt Nam đã cho thấy sự phản ánh mạnh từ các chính sách vĩ mơ cũng như các chính sách tiền tệ của chính phủ:

Năm 2009, đứng trước sự suy giảm kinh tế và TTCK, Chính phủ đã thực hiện một số biện pháp gián tiếp kích cầu trên TTCK như miễn giảm hay giản thuế thu nhập cá nhân năm 2009, miễn thuế đối với những khoản thu nhập từ đầu tư vốn và chuyển

nhượng vốn…Bên cạnh đó, cịn thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng với trọng tâm là giảm lãi suất và hỗ trợ lãi suất 4% trong năm 2009. Kết quả, trong bối cảnh nền kinh tế

đất nước phải gồng mình vượt qua suy thối, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực sản xuất -

kinh doanh phải chống chọi với khó khăn để duy trì đà tăng trưởng, TTCK đã có một năm ghi nhận thành cơng, với nhiều kỷ lục được tạo lập sau hơn 9 năm phát triển.

Khơng ít kỷ lục đã vượt xa mong đợi của các NĐT cũng như dự báo : từ 25/2/2009 đến 10/6/2009 khi VN-Index tăng khoảng 118%; từ 22/7/2009 đến 22/10/2009, TTCK bùng nổ mạnh mẽ khi có thêm sự hỗ trợ mạnh bởi các dấu hiệu hồi phục kinh tế trong nước và quốc tế, đặc biệt là địn bẩy tài chính từ các cơng ty chứng khốn. Trong bối cảnh

kinh tế vĩ mô đã bắt đầu ra khỏi suy thoái và hồi phục trở lại, những dấu hiệu của lạm phát đã xuất hiện, thị trường tiền tệ có những biểu hiện bất ổn với sự căng thẳng thanh khoản của hệ thống ngân hàng và diễn biến bất thường của giá vàng, ngoại tệ, NHNN

đã thắt chặt CSTT, đồng thời chính sách vĩ mơ cũng có những thay đổi. Vào cuối tháng

11-2009, NHNN nâng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8% sau khi đã cam kết ổn định CSTT đến hết năm 2009, đồng thời chấp nhận phá giá VND ở mức thấp. Sự điều chỉnh này

thể hiện thay đổi trong chính sách vĩ mơ từ hỗ trợ tăng trưởng sang hướng ổn định vĩ

mô kèm theo là hạn chế tín dụng. Mặc dù các chính sách của NHNN có tác động tích cực cho nền kinh tế trong trung và dài hạn nhưng điều này gây sốc cho cả DN và NĐT trên TTCK, những mầm mống khó khăn trong thanh khoản của ngân hàng xuất hiện, quan ngại về việc DN khó vay vốn với lãi suất cao. Sự đảo chiều của chính sách đã tạo ra những tác động thực đến luồng tiền vào TTCK cũng như những tác động tâm lý thái quá khiến cho các chỉ số chứng khoán rơi vào chu kỳ giảm điểm từ tháng 11 năm 2009. Tính từ đỉnh cao xác lập trong năm, chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng (tháng 11 và 12- 2009), chứng khoán mất trên 30% giá trị thì VN-Index đã mất khoảng 30% về điểm số

đến cuối năm.

Nửa đầu năm 2010, TTCK đạt mức cao nhất năm VN-Index đạt 549 điểm và

HNX-Index đạt 187.22 điểm. Nửa năm sau là thời kỳ khó khăn của thị trường khi niềm tin sụp đổ bởi bất ổn của nền kinh tế bộc lộ, CSTT thiếu nhất quán, khó khăn thanh

khoản chung của hệ thống ngân hàng khiến các khoản đầu tư vào chứng khoán bị siết

lại. VN-Index giảm về mức đáy 420 điểm trong khi HNX-Index giảm thấp nhất trong vòng 18 tháng xuống 97.44 vào tháng 11/2010. Thị trường thiếu động lực do kinh tế vĩ mô bất ổn làm suy giảm niềm tin và chính sách quản lý của NHNN làm hạn chế dòng tiền vào TTCK. Mặc dù GDP tăng trưởng vượt mục tiêu đề ra khá cao so với nhiều nước nhưng các yếu tố lạm phát tăng cao, tỷ giá bất kiểm soát, lãi suất cao…dẫn đến

tâm lý lo ngại NHNN thắt chặt tiền tệ khiến NĐT không thể yên tâm đầu tư vào TTCK hạn chế dòng tiền vào kênh huy động vốn

Năm 2011, TTCK từ đầu năm đến nay chịu ảnh hưởng và phản ánh những khó

khăn, bất ổn của kinh tế vĩ mô. Đồng thời nó cũng chịu những tác động trực tiếp của CSTT thắt chặt, đặc biệt là chủ trương cắt giảm tỷ lệ dư nợ tín dụng phi sản xuất trên tổng dư nợ của ngành ngân hàng xuống 22% vào ngày 30-6-2011 và 16% vào ngày 31- 12-2011. Tính từ đầu năm đến 25-7-2011, chỉ số VN Index tụt giảm 15,54% và chỉ số HNX Index giảm 38,52%. Xu hướng suy giảm của thị trường chứng khoán chiếm ưu thế trong 7 tháng đầu năm 2011. Thanh khoản của thị trường cũng giảm sút mạnh, khối lượng giao dịch cổ phiếu bình quân phiên từ mức 25-30 triệu cổ phiếu trong quí 1 trên

mỗi Sở giao dịch xuống mức 15-18 triệu cổ phiếu trong tháng 7. Gần đây đã xuất hiện những phiên giao dịch tại HOSE và HNX mà khối lượng giao dịch nhiều cổ phiếu rớt xuống mức thảm hại - dưới 100 cổ phiếu trong 1 phiên giao dịch. Thị trường UPCOM cũng hầu như bị đóng băng với khối lượng giao dịch rất ảm đạm không đáng kể. Mức vốn hóa thị trường cuối tháng 6/2011 đạt 686.000 tỉ đồng, giảm 40.000 tỉ đồng so với cuối năm 2010, mức vốn hóa so với GDP giảm xuống 36% từ mức 39% cuối năm 2010. Xét về mặt bằng giá cổ phiếu, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đang là một trong những thị trường có giá cổ phiếu rẻ nhất trong các thị trường mới nổi. Tính đến ngày 22-7-2011 có 200/284 cổ phiếu niêm yết tại HOSE và 309/383 cổ phiếu niêm yết tại HNX có thị giá dưới giá trị sổ sách, 107/284 cổ phiếu niêm yết tại HOSE và 214/383 cổ phiếu niêm yết tại HNX có giá dưới mệnh giá 10.000 đồng. Tuy nhiên, trước áp lực lạm phát cao và tốc độ tăng trưởng chậm có nguy cơ bào mịn lợi nhuận của doanh

nghiệp thì chỉ tiêu P/E có thể bị suy giảm nên thị trường vẫn có thể đi xuống.

Như vậy, đầu tư kinh doanh trên TTCK Việt Nam cũng như các quốc gia khác

chịu tác động mạnh mẽ từ những thơng tin chính sách điều tiết vĩ mơ của chính phủ đến nền kinh tế. Tuy nhiên, rủi ro này trên TTCK Việt Nam cao hơn các quốc gia do chính sách vĩ mơ khơng nhất qn, chính sách đề xuất khơng được minh bạch, thiếu tính cơng khai. Chính vì tính khơng minh bạch và khơng nhất qn đó khiến NĐT kinh doanh dựa trên tin đồn, khơng có cơ sở hỗ trợ cho quyết định đầu tư.

2.3.1 Rủi ro từ bất cân xứng thông tin

Thông tin bất cân xứng là việc các bên tham gia giao dịch cố tình che đậy thơng tin. Khi đó, giá cả khơng phải là giá cân bằng của thị trường mà có thể quá thấp hay quá cao. Điều này gây ra rủi ro cho một bên trong giao dịch và ngược lại làm lợi cho bên cịn lại.

Tình trạng trục lợi trên thị trường chứng khoán năm 2011 đã bùng phát và trở nên phổ biến. Trong 6 tháng đầu năm, UBCKNN đã ban hành 60 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền xử phạt lên đến 5,45 tỉ đồng. Các hành vi trục lợi ngày càng tinh vi với quy mô lớn, mức độ nghiêm trọng hơn như thao túng VN Index, làm giá cổ phiếu, bán khống, giao dịch nội gián... tác động đến xu hướng và sự công

bằng minh bạch của thị trường, ảnh hưởng xấu đến lợi ích của nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ. Mặc dù cơ quan quản lý đã có những nỗ lực nhất định trong việc xử lý và đối phó với những hành vi trục lợi nêu trên, tuy nhiên nó vẫn tiếp diễn và ngày

càng gia tăng. Tình trạng số liệu báo cáo tài chính sai lệch nhiều, doanh nghiệp cố tình báo cáo tăng lợi nhuận hoặc che dấu bớt lợi nhuận cũng gia tăng từ năm 2010. Lợi nhuận của doanh nghiệp trước và sau kiểm toán phát sinh chênh lệch đến hàng trăm tỉ đồng. Nếu không giám sát chặt chẽ báo cáo tài chính hàng q thì các doanh nghiệp sẽ

cố tình làm sai để trục lợi. Điều này rất nguy hiểm đối với TTCK khi thơng tin bị bóp

méo.

Như vậy, rủi ro thông tin thể hiện ở

- Những thơng tin từ báo cáo tài chính, những thơng tin mua cổ phiếu quỹ, đến những thông tin như mua - bán cổ phiếu của cổ đông lớn, nếu khơng chính xác, khơng kịp thời đều gây ra những rủi ro cho NĐT khác.

- Một hình thức rủi ro nữa mà NĐT thường gặp, đó là những thơng tin về những nhóm đang làm giá cổ phiếu mà NĐT được đồn thổi hay những thông tin trên các diễn

đàn mạng, phần nào đã ảnh hưởng đến những quyết định đầu tư

TTCK Việt Nam cũng như những TTCK mới nổi khác, tình trạng bất cân xứng thông tin xảy ra phổ biến ở nhiều lĩnh vực và nhiều ngành. Rủi ro thông tin là một trong những rủi ro gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến mơi trường đầu tư nói

chung, ảnh hưởng trực tiếp đến các NĐT nói riêng. Do đó, cần những chế tài mạnh,

những quy định nghiêm ngặt hơn, nhằm kiểm soát những bản báo cáo từ các DN và cần gắn trách nhiệm, nâng cao đạo đức kinh doanh của các chủ thể tham gia thị trường.

2.3.2 Rủi ro từ hàng hóa thị trường

TTCK VIệt Nam từ ngày thành lập đã có sự gia tăng đáng kể số lượng hàng hóa trên thị trường với ban đầu chỉ có 2 CTNY đến 7/2011 đã có 710 CTNY. Điều này cũng có tác động tích cực đến khả năng lựa chọn đầu tư của NĐT nhưng qua đây cũng xuất hiện tình trạng mất cân đối trong cung cầu. Trong khi cung cổ phiếu tăng cao nhưng sức mua lại không tăng tương xứng. Hoạt động nở rộ phát hành cổ phiếu cuối

năm 2009 đầu năm 2010 làm gia tăng mạnh lượng cổ phiếu niêm yết nhưng cũng là nguyên nhân khiến thị trường ảm đạm trong giai đoạn này. Nguyên nhân là do một số doanh nghiệp thoái vốn trên thị trường để đảm bảo quy định quản lý tài chính của

Chính phủ và nguồn vốn đầu tư khả dụng của thị trường bị thu hẹp do chính sách tín

dụng cho chứng khốn bị thu hẹp.

Bên cạnh đó một số CTNY không tập trung kinh doanh làm tăng nội lực doanh nghiệp từ đó gia tăng giá cả cổ phiếu trên thị trường mà các nhà đầu tư lớn, các cổ đông

chiến lược của công ty lại làm giá trục lợi cho bản thân, gây hậu quả bất thường cho nhà đầu tư nhỏ lẻ.

2.3.3 Rủi ro tâm lý đám đông

Dù thị trường đã trưởng thành hơn nhưng vẫn tiếp tục bị chi phối bởi tâm lý đám

đơng. Nhìn vào diễn biến các chỉ số thị trường, có những giai đoạn thị trường ln có

xu hướng đi ngược với các tin tức kinh tế vĩ mô hay xu hướng chung của thế giới. Cơ cấu nhà đầu tư Việt Nam có tỷ lệ nhà đầu tư cá nhân chiếm 70%, điều này trái ngược với thị trường chứng khốn thế giới vì vậy rủi ro tâm lý đám đơng là điển hình của

TTCK Việt Nam trong nhiều năm và vẫn tiếp tục là rủi ro hiện hữu cho tới khi thị trường trở nên chuyên nghiệp hơn, các nhà đầu tư tổ chức thay thế vai trò của nhà đầu tư nhỏ lẻ.

2.3.4 Rủi ro từ các sản phẩm dịch vụ trên TTCK

Các dịch vụ do các CTCK cung cấp cũng đã gây ra nhiều tác động đến TTCK.

Cụ thể, năm 2010, Các CTCK đã đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ địn bẩy tài chính và

được nhà đầu tư tăng cường sử dụng. Việc sử dụng địn bẩy tài chính q mức trong

thời gian này để đầu tư chứng khóan là nguyên do dẫn đến sự tăng giảm thái quá của thị trường. Tiền của nhà đầu tư được nâng lên gấp nhiều lần mức thực tế để tham gia vào TTCK, giúp chỉ số tăng vọt từ mức thấp nhất đến mức cao nhất. Rồi cũng do tín dụng gặp khó khăn, địn bẩy mất điểm tựa vững chắc không thể tiếp tục nâng đỡ thị trường. Ngoài ra, với việc sử dụng dịch vụ này thì các giao dịch ngắn hạn trở nên phổ biến hơn do phải chốt lời tránh tình trạng đảo chiều. Ngoài ra, việc sử dụng dịch vụ tài chính này làm gia tăng rủi ro và tạo nên bất công giữa các nhà đầu tư khi các CTCK bỏ qua quản trị rủi ro và cung cấp các dịch vụ ưu tiên thiên lệch cho những nhóm khách hàng khác nhau.

Năm 2011, hàng loạt các CTCK có vấn đề về tình hình tài chính, khơng ít cơng ty thơng báo lỗ, trong đó có những cơng ty lỗ thâm vào vốn chủ sở hữu, tính thanh khoản thấp. Điều này cho thấy tình trạng yếu kém, thiếu tính hấp dẫn và rủi ro cao từ

các sản phẩm dịch vụ do các công ty này cung cấp. Khi thị trường đi lên, một loạt

CTCK ra đời, vượt hẳn quy mô thị trường. Để tăng tính cạnh tranh, nhiều CTCK đã bất chấp rủi ro, cung cấp những sản phẩm dịch vụ tài chính phục vụ khách hàng, đến khi thị trường đảo chiều, các công ty đứng trước yêu cầu bảo vệ quyền lợi của công ty và nhân viên các công ty này đã đẩy mọi rủi ro về phía NĐT.

Như vậy, rủi ro từ những sản phẩm, dịch vụ trên thị trường cần được quan tâm, chấn chỉnh trong thời gian tới thơng qua q trình giám sát liên tục, thơng qua ban hành hệ thống pháp lý hoàn chỉnh và kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quyền chọn chỉ số giá trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)