1.3 .4Tổ chức thiết lập và cung cấp thông tin qua hệ thống báo cáo kế toán quản trị
1.4 Kế toán quản trị tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm
1.4.1 Hệ thống luật pháp về kế toán quản trị
Thuật ngữ kế toán quản trị đã được đưa vào hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam từ năm 2003 trong Luật kế toán do Quốc hội kỳ họp khóa XI kỳ họp thứ 3 thơng qua ngày 17/03/2003 có hiệu lực từ 01/01/2004. Cụ thể là điều 3, khoản 4 định nghĩa “Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, tổng hợp và cung cấp thơng tin kinh tế, tài chính theo u cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”. Việc đưa thuật ngữ kế toán quản trị vào hệ thống văn bản pháp luật chỉ dừng lại ở góc độ nhìn nhận và xem xét, chưa có một quyết định tổng thể hay hướng dẫn thi hành mang tính tổng quát.
Đến ngày 12 tháng 06 năm 2006 Bộ tài chính ban hành một thơng tư riêng về kế toán quản trị là thơng tư 53/2006/TT-BTC hướng dẫn kế tốn quản trị trong doanh nghiệp nhằm hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện kế toán quản trị. Đây là văn bản hướng dẫn thực hiện kế toán quản trị cho các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ.Các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng có thể vận dụng các nội dung phù hợp hướng dẫn tại thơng tư này.
Tính bất cập của thông tư:
Thông tư 53/2006/TT-BTC ra đời là một bước ngoặc đáng kể nhằm nhấn mạnh vai trị của kế tốn quản trị trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, thơng tư cịn có một số những bất cập như:
- Đưa ra những hướng dẫn chung, chưa có các hướng dẫn chi tiết cụ thể để thực hành kế tốn quản trị trong doanh nghiệp. Thơng tư có rất nhiều từ
ngữ như “tuỳ theo… để doanh nghiệp lựa chọn…”, “doanh nghiệp có thể căn cứ vào…”, “doanh nghiệp có thể tổ chức…”. Tức là những hướng dẫn của thơng tư mang tính chất chung chung, khơng định hướng thực hiện.
- Thơng tư chưa có những hướng dẫn chi tiết cách thức thực hiện tổ chức kế tốn quản trị đối với từng loại hình doanh nghiệp.
- Theo mơ hình q trình phát triển của kế toán quản trị do IFAC phác họa, nội dung hướng dẫn của thông tư chỉ dừng lại ở giai đoạn 2 của q trình tiến hố của kế toán quản trị. Các nội dung về giảm sự lãng phí nguồn lực trong q trình kinh doanh và tạo ra giá trị tăng thêm cho doanh nghiệp thông qua sử dụng nguồn lực hiệu quả chưa được đề cập.
- Thông tư ban hành từ năm 2006 đến nay vẫn chưa có thơng tư cập nhật, bổ sung, hướng dẫn thêm cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.