Bảng 2.6: Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của SCB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng thước đo giá trị kinh tế tăng thêm trong đánh giá thành quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 62)

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm

2011 Năm 2012

1.Tổng tài sản 60,182 144,814 149,206 Trong đó: Tài sản sinh lợi 44,301 85,861 103,513 2.Vốn chủ sở hữu 4,711 11,335 11,370 3.Tổng thu nhập 6,774 25,016 19,913 4.Tổng chi phí 6,495 24,899 19,848 5. Lợi nhuận ròng 279 117 65 6.Thu nhập lãi ròng 461 1,038 3,196 7. ROA (%) 0.46 0.08 0.04 8. ROE (%) 5.92 1.03 0.57 9.Tỷ lệ lợi nhuận /Tổng thu nhập(%) 4.12 0.47 0.33 10. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (%) 1.03 1.48 3.38 11. Tổng thu nhập /Tổng tài sản (%) 11.26 17.27 13.35 12. Tổng chi phí/Tổng tài sản (%) 9.99 16.57 12.71

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010-2012 của SCB

- Tỷ suất lợi nhuân trên tổng tài sản (ROA):

ROA là một thơng số chủ yếu về tính hiệu quả quản lý, nó chỉ ra khả năng của hội đồng quản trị ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản SCB có vẻ ít ổn định, giảm dần từ 0,46% năm 2010 xuống 0,08% năm 2011, tiếp tục giảm còn 0,04% năm 2012. Mặc dù tổng tải sản của SCB qua 3 năm đều tăng nhưng do lợi nhuận giảm nên làm cho tỷ lệ này giảm theo. Điều này cũng cho thấy về tình trạng ngân hàng có quy mơ vốn khơng nhỏ nhưng thị phần tín dụng và thị phần cho vay thấp. Việc giảm sút này do nhiều nguyên nhân như hiệu quả hoạt động yếu, tỷ lệ nợ xấu đang có xu hướng tăng khiến tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro của SCB tăng so với yêu cầu của NHNN.

Bên cạnh đó việc mở rộng quá mức mạng lưới chi nhánh với hy vọng tốc độ tăng tài sản sẽ nhanh như những năm trước. Tài sản tăng thì cần phải có một mức thu nhập ròng cao hơn để hỗ trợ hoạt động kinh doanh nhưng ba năm gần đây do

SCB hạn chế tăng trưởng tín dụng và cạnh tranh huy động vốn gay gắt, đã khiến

hoạt động một số chi nhánh SCB khơng có hiệu quả. Mở rộng mạng lưới nhưng

khơng bù đắp chi phí, dẫn đến tỷ lệ tổng chi phí trên tổng tài sản tăng. Tỷ lệ này tăng cao ngoài việc làm lợi nhuận SCB giảm, còn dẫn đến khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng cũng yếu đi rất nhiều. Qua đó cho thấy công tác quản lý tài sản của SCB thực sự chưa tốt trong giai đoạn này.

- Tỷ suất lợi nhuân trên vốn chủ sở hữu (ROE):

ROE là một chỉ tiêu đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đơng của ngân hàng, nó thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào ngân hàng. Xét về mặt hiệu quả, suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) của SCB giảm dần qua các năm lần lượt là 5,92%; 1,03% và 0,57% vào năm 2012, thấp hơn hẳn so với mức bình quân của ngành là 10,53%. Nguyên nhân, một phần do SCB tăng vốn nhưng lợi nhuận tăng chưa tương ứng. Ngoài ra, ROE sụt giảm còn do lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh tín dụng giảm và phải trích lập dự phịng cao hơn do nợ xấu tăng.

- Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên: là thước đo tính hiệu quả cũng như khả năng sinh

lời, là yếu tố chính làm cho lợi nhuận của các ngân hàng tăng. Chúng cho thấy năng lực của nhà quản trị và nhân viên nhân trong việc duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu (chủ yếu là thu từ các khoản cho vay, đầu tư và phí dịch vụ) so với mức tăng của chi phí (chủ yếu là chi phí trả lãi cho tiền gửi, những khoản vay trên

thị trường tiền tệ, tiền lương nhân viên và phúc lợi). Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên SCB tăng dần qua các năm lần lượt là 1,03%, 1,48% và 3,38% tuy nhiên lợi nhuận tăng không đồng nghĩa với việc ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn. Để xét hiệu

quả hoạt động của ngân hàng nên xem suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các ngân hàng.

2.2.1.3. Tình hình thanh khoản

Khả năng thanh toán là một tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lượng và sự an tồn trong q trình hoạt động của một ngân hàng. Để đảm bảo khả năng thanh tốn, ngân hàng phải duy trì được một tỷ lệ tài sản có nhất định dưới dạng tài sản có tính lỏng, đặc biệt là các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền mặt, tiền gửi ở ngân hàng trung ương và các công cụ dự trữ thanh khoản khác. Ngoài ra, các ngân hàng còn phải chú trọng nâng cao chất lượng các tài sản có, xây dựng danh mục tài sản hợp lý, có khả năng chuyển hố thành tiền nhanh chóng và thu hồi nợ đúng

hạn để đáp ứng yêu cầu chi trả cho khách hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết. Đây là chỉ tiêu đo lường khả năng sẵn sàng đáp ứng nhanh nhu cầu rút tiền,

vay tiền bất ngờ của khách hàng bằng khoản dự trữ tiền mặt.

Khác với rủi ro tín dụng thường diễn ra theo một tiến trình, từ những dấu hiệu khó khăn ban đầu như tỷ lệ nợ xấu tăng dần đến quá trình tái cơ cấu nợ. Trong khi đó, rủi ro thanh khoản thường mang tính chất bất ngờ, khơng nhất thiết phải là những khó khăn trong bảng tổng kết tài sản, và đặc biệt nguy hiểm bởi khả năng lây lan có tính hệ thống trong một khoảng thời gian rất ngắn.

Bảng 2.7: Tình hình thanh khoản tại SCB năm 2010-2012

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011

Năm 2012

1. Tài sản có tính thanh khoản cao 8,600 9,571 9,367 - Tiền mặt tồn quỹ 2,745 2,028 4,335 - Tiền gửi NHNN 1,003 295 3,199 - Tiền gửi tại các TCTD khác 4,852 7,248 1,833 2. Tổng tài sản 60,182 144,814 149,206 3. Tổng nguồn vốn huy động 54,439 96,098 119,172

4. Khả năng thanh toán bằng nhanh (%) 14.29 6.61 6.28 5. Tài sản thanh khoản / tiền gửi khách

hàng (%) 15.80 9.96 7.86 Qua số liệu trên cho thấy tỷ lệ khả năng thanh toán của SCB giảm, năm 2010 khả năng thanh toán bằng tiền là 15,8% nhưng sang năm 2011 thì giảm chỉ cịn 9,96% và năm 2012 tỷ lệ này là 6,28%, một số nguyên nhân như rủi ro huy động (đẩy lãi suất huy động tăng cao), rủi ro kỳ hạn (sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn), rủi ro lan truyền do tâm lý hay nợ xấu trong hệ thống có chiều hướng tăng cao. Hơn nữa, nợ xấu tăng cao trở thành thành vấn đề nghiêm trọng

khiến nhu cầu về thanh khoản của SCB tăng theo.

Một số công cụ hay phương thức mà SCB có thể sử dụng nhằm giảm rủi ro thanh khoản như vay liên ngân hàng, vay tái cấp vốn của NHNN, phát hành chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng hoặc bán các tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên, thị trường mở không phải là sân chơi cho tất cả các ngân hàng, đặc biệt đối với những ngân hàng đang gặp nhiều áp lực về thanh khoản.

Do áp lực cạnh tranh trong việc huy động vốn bởi rào cản trần lãi suất, SCB cũng đã tự làm khó mình khi đưa ra các sản phẩm tiền gửi hết sức đa dạng mà bản chất cũng là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, khoản tiền gửi có kỳ hạn ngắn sẽ càng làm gia tăng tính chất bấp bênh của dịng vốn ngân hàng. Chẳng hạn như sản phẩm Tiết kiệm linh hoạt, Kỳ hạn duy nhất, Tiền gửi linh hoạt - lãi suất tối đa là các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn vẫn dễ dàng rút trước hạn một cách linh hoạt mà không kèm ràng buộc.

Ngoài ra, một phần của rủi ro thanh khoản hiện nay cịn phản ánh rủi ro tín dụng mà ngân hàng đang gặp phải như đã nói ở trên. Một tỷ trọng không nhỏ các khoản nợ đang bị nắm giữ ở thị trường bất động sản và chứng khoán đã khiến cho dịng vốn khơng thể xoay vịng được cũng góp phần vào rủi ro thanh khoản.

2.2.2. Hạn chế của thước đo tài chính trong đánh giá thành quả hoạt động tại SCB SCB

Thực trạng đánh giá thành quả hoạt động tại SCB có thể thấy thước đo

chủ yếu mà nhà quản trị sử dụng khi đánh giá là thước đo tài chính truyền thống, kết hợp với phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ để phân tích sự thay đổi

của lợi nhuận qua các năm thông qua một số chỉ tiêu như ROA, ROE. Tuy nhiên, các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá sẽ chỉ cho thấy cái nhìn bề ngồi mà

khơng thấy bản chất bên trong, nguyên nhân của sự biến động dẫn đến việc đưa ra các quyết định khơng kịp thời chính xác.

Số liệu sử dụng trong đánh giá chủ yếu lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế tốn nên kết quả phân tích cịn rất sơ sài khơng phản ánh chính xác năng lực tài chính của ngân hàng. Hơn nữa, báo cáo kết quả kinh doanh chỉ dừng lại ở chỗ báo cáo lợi nhuận rịng là bao nhiêu, trong khi thực tế khơng phải tất cả các khoản lợi nhuận ròng đều thuộc về cổ đơng do SCB phải trích lập một số quỹ khác. Vì vậy chỉ tiêu lợi nhuận rịng dễ gây sự sai lệch kỳ vọng cho cổ

đông và nhà đầu tư. Nhà quản lý có thể lợi dụng nguyên tắc kế toán để chủ động

tạo ra các tỷ số tài chính như ý muốn của mình khiến cho việc phân tích báo cáo tài chính khơng cịn là cơng cụ đánh giá khách quan.

Thước đo truyền thống mà SCB đang sử dụng để đánh giá thành quả hoạt động đều khơng tính đến chi phí sử dụng vốn của các nhà đầu tư. Do đó, việc đánh giá chưa cho thấy được SCB có thực sự tạo ra giá trị tăng thêm cho các cổ đông hay không. Đây là vấn đề cơ bản quan trọng đối với cổ đông nhưng bị bỏ

qua. Ngồi ra, do chi phí sử dụng vốn cần được phân bổ cho các bộ phận, các hoạt động, các sản phẩm, như vậy, nhà quản lý mới có thể đưa ra các quyết định

đúng đắn đối với hoạt động gây ra lỗ và tập trung phát triển những hoạt động

mang lại lợi ích kinh tế cho SCB.

Trong các chỉ tiêu đánh giá về qui mô cơ cấu của tài sản và nguồn vốn chưa có các chỉ tiêu giúp người phân tích thấy được mối quan hệ giữa hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn hay một bộ phận tài sản với một bộ phận của nguồn

vốn và ngược lại. Trong khi đó, nhà quản lý của SCB khơng chỉ có quyền ra các quyết định liên quan đến hoạt động kinh doanh mà cịn có quyền quyết định đến cả mức độ, loại tài sản nào sẽ giao cho các bộ phận để đầu tư. Vì vậy, cơng cụ sử dụng

để đánh giá thành quả hoạt động ở các bộ phận phải gắn liền giữa lợi nhuận mà họ

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2:

Dựa trên những thông tin thu thập được từ hoạt động thực tế của SCB, từ đó tác giả phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua chỉ tiêu như

khả năng sinh lời, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động và tốc độ tăng trưởng

tín dụng, hiệu suất sử dụng vốn, vịng quay vốn tín dụng, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản và tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

Qua đó cho ta thấy việc sử dụng các chỉ số tài chính trong đánh giá sẽ giúp

nhà quản trị SCB nhận biết và dự đoán trước những rủi ro tiềm ẩn cũng như các

tiềm năng trong tương lai. Bởi rủi ro là nguy cơ lúc nào cũng có thể gặp phải và gây ra các hậu quả to lớn cho SCB, do vậy việc nhận biết các rủi ro giúp nhà quản trị ngân hàng có được các biện pháp phịng ngừa thích hợp. Đối lập với các rủi ro, những tiềm năng và cơ hội sẽ mang đến cho SCB những điều kiện làm ăn thuận

lợi. Nhận biết điều đó đã là một bước đầu thắng lợi của ngân hàng trên con đường

đi đến mục tiêu và phát triển. Hơn nữa, đánh giá dựa trên phân tích Báo cáo tài

chính góp phần đưa ra định hướng cho Ban giám đốc về các quyết định tài chính

và các dự thảo tài chính trong tương lai như kế hoạch đầu tư, và đó cũng là một

cơng cụ trong tay các nhà quản trị để kiểm soát các hoạt động quản lý trong SCB

về tính hiệu quả cũng như tính đầy đủ của nó.

Tuy nhiên, các chỉ tiêu mà SCB đang sử dụng trong việc đánh giá thành quả hoạt động hoàn toàn dựa vào các số liệu kế tốn nên các chỉ tiêu này khơng tính đến chi phí sử dụng vốn và cũng chưa cho các cổ đông thấy được giá trị thực tế

mà SCB đem lại cho họ.Vì vậy, trên một khía cạnh nào đó thước đo EVA cùng những ưu điểm mà thước đo EVA mang lại, tác giả nhận thấy việc vận dụng thước

CHƯƠNG 3:

VẬN DỤNG THƯỚC ĐO GIÁ TRỊ KINH TẾ TĂNG THÊM ĐỂ ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN

3.1. SỰ CẦN THIẾT VẬN DỤNG THƯỚC ĐO GIÁ TRỊ KINH TẾ

TĂNG THÊM TẠI SCB

3.1.1. Sử dụng thước đo EVA để đánh giá và nâng cao hiệu quả hoạt động

Sự khác nhau về khái niệm của lợi nhuận kinh tế, lợi nhuận kế toán và vấn đề

đo lường lợi nhuận trong SCB có ý nghĩa quan trọng thiết thực. Theo quan điểm kế

toán lợi nhuận là thước đo tốt nhất, là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí kế

tốn. Nhà kinh tế cho rằng lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí kinh tế. Chi phí kinh tế bao gồm chi phí cơ hội, chi phí cơ hội của vốn chủ sở hữu

đóng góp bởi các cổ đơng. Thơng thường lợi nhuận kinh tế luôn thấp hơn lợi nhuận

kế tốn, ngân hàng có thể đạt được lợi nhuận theo quan điểm kế tốn nhưng khơng mang lại lợi nhuận theo quan điểm kinh tế.

Đánh giá hoạt động của SCB căn cứ vào mức độ và tỷ lệ tăng trưởng của thu

nhập không cho thấy sự khác nhau trong việc sử dụng vốn chủ sở hữu, thực tế mức sinh lợi của các cổ đơng có thể khác nhau để phản ánh rủi ro của vốn chủ sở hữu

đầu tư. SCB giải quyết vấn đề này bằng cách kết hợp chi phí cơ hội của vốn chủ sở

hữu vào các quá trình ra quyết định của họ thông qua việc ứng dụng thước đo EVA

để đánh giá thành quả hoạt động.

Việc xây dựng chính sách khen thưởng sẽ gắn lợi ích của các nhà quản lý SCB với lợi ích của các cổ đông. Điều quan trọng nhất, hệ thống quản trị nội bộ của SCB là động cơ thúc đẩy tất cả các nhà quản lý và nhân viên làm việc hợp tác, nhiệt tình để đạt được hiệu quả tốt nhất có thể. EVA cung cấp một lăng kính mới cho các nhà quản lý SCB mà qua đó cho phép họ đưa ra quyết định tốt hơn bằng cách cung cấp cho họ thông tin và kiến thức chuyên sâu, giúp cho họ biết cách làm thế nào để khai thác tối đa các nguồn lực sẵn có của các cá nhân và bộ phận. Năng lực thực sự của nhà quản lý hoặc của người lao động sẽ được phát huy nếu các

hoạt động của họ tác động trực tiếp đến việc khen thưởng hoặc có thể dẫn đến

thăng tiến trong sự nghiệp.

3.1.2. Đo lường hiệu quả trong cơng tác hiện đại hóa cơng nghệ thông tin

Nhằm thúc đẩy tầm quan trọng của công nghệ trong sự phát triển của ngân hàng, SCB đã quyết định lựa chọn đầu tư và triển khai hệ thống Corebanking

Oracle Flexcube cho toàn hệ thống để đáp ứng khả năng phục vụ khách hàng,

thêm vào đó việc triển khai dự án thẻ Mastercard, triển khai hệ thống Datawarehouse cho SCB hợp nhất dự kiến cũng sẽ đưa vào vận hành trong thời gian tới.

Như vậy bằng cách ấn định mức vốn chi tiêu, việc SCB vận dụng thước đo EVA trong quá trình triển khai hệ thống Corebanking mới sẽ hướng các nhà quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng thước đo giá trị kinh tế tăng thêm trong đánh giá thành quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)