Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản năm 2010 của SCB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng thước đo giá trị kinh tế tăng thêm trong đánh giá thành quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 48)

ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu hoạch Kế 2010 31/12/2009 31/12/2010 thành kế Hoàn hoạch Tổng tài sản 56,779 54,492 60,183 106.00% Tổng dư nợ cho vay 31,302 31,311 33,178 106.00%

Tổng nguồn vốn huy động 50,695 48,902 54,439 107.40%

Vốn tự có 4,410 4,368

Trong đó: Vốn điều lệ 3,625 4,185 99.90%

Lợi nhuận trước thuế 700 423 447 63.90% Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ <2% 1.28% 11.40% Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) >10% 11.40% 10.32%

Các chỉ tiêu kinh doanh chính gồm tổng tài sản, dư nợ cho vay và huy động vốn cơ bản đều đạt và vượt kế hoạch đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Cơng tác kiện tồn cơ cấu tổ chức cũng được thực hiện nghiêm túc nhằm tăng

cường chất lượng quản lý, điều hành góp phần nâng cao hiệu quả công việc.

Bên cạnh những thành quả đã đạt được, một số hạn chế còn tồn tại như: chất

lượng tín dụng từng bước được cải thiện nhưng tỷ lệ nợ xấu còn cao, nguồn vốn tăng trưởng tốt tuy nhiên cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn chưa cân đối về mặt kỳ hạn và loại tiền. Đây cũng chính là nhiệm vụ trọng tâm mà SCB sẽ nỗ lực để cải thiện trong năm 2011 sắp tới.

Bước sang năm 2011 trước khá nhiều tác động bất lợi từ trong và ngoài nước, lạm phát và bất ổn tỷ giá nổi lên là hai thách thức lớn nhất đối với nền kinh tế Việt Nam. Việc phá giá mạnh đồng Việt Nam cùng giá hàng hóa thế giới tăng mạnh đã ảnh hưởng làm giá hàng hóa trong nước và nhập khẩu tăng cao.

Huy động gặp nhiều khó khăn khiến lãi suất tăng cao. Trước tác động của

chính sách thắt chặt tiền tệ, SCB gặp khó khăn thanh khoản đã đẩy lãi suất trên thị trường dân cư tăng mạnh. Lãi suất huy động có lúc bị đẩy lên tới 18-19% để hấp

dẫn người gửi tiền. Trong 9 tháng đầu năm 2011, tổng tài sản của SCB tăng từ 60 lên 78 nghìn tỷ đồng - tốc độ tăng gần 30%. Để tài trợ mức tăng này ở phía nguồn vốn, SCB huy động thêm 5,8 nghìn tỷ từ tiền gửi và vay thêm 8,2 nghìn tỷ đồng

từ các tổ chức tín dụng khác. Nhưng ở phía tài sản chỉ 8,6 nghìn tỷ được cho vay thêm, trong khi các khoản phải thu tăng lên 10 nghìn tỷ đồng.

Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán SCB thời điểm 30/9/2011

ĐVT: tỷ đồng

Tăng/giảm Chỉ tiêu 30/09/2011 01/01/2011 +/- %

TÀI SẢN

1. Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 1,115 2,743 (1,628) -59.35% 2. Tiền gửi tại NHNN 448 1,003 (555) -55.33% 3. Tiền gửi tại và cho vay các

TCTD khác 5,188 4,852 336 6.92% 4. Chứng khoán kinh doanh 1 - 1 -

5. Cơng cụ tài chính phái sinh

và TS tài chính khác 387 36 351 975% 6. Cho vay khách hàng 41,008 32,409 8,599 26.53% * Cho vay khách hàng 42,171 33,178 8,993 27.11% * Dự phòng rủi ro (1,163) (769) (394) 51.24% 7. Chứng khoán đầu tư 7,906 6,036 1,870 30.98% 8. Góp vốn, đầu tư dài hạn 723 523 200 38.24% 9. Tài sản cố định 1,422 912 510 55.92% 10. Tài sản có khác 19,816 11,670 8,146 69.80% * Các khoản phải thu 14,084 4,044 10,040 248.27% * Các khoản lãi, phí phải thu 5,299 1,744 3,555 203.84% * Tài sản có khác 433 3,621 (3,188) -88.04% TỔNG TÀI SẢN 78,014 60,184 17,830 29.63% NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU 1. Các khoản nợ chính phủ và NHNN 2,157 718 1,439 200.42% 2. Tiền gửi và vay các TCTD

khác 17,735 9,551 8,184 85.69% 3. Tiền gửi của khách hàng 40,930 35,122 5,808 16.54% 4. Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư,

cho vay TCTD chịu rủi ro 10 172 (162) -94.19% 5. Phát hành giấy tờ có giá 10,372 8,877 1,495 16.84% 6. Các khoản nợ khác 1,948 1,033 915 88.58% TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 73,152 55,473 VỐN VÀ CÁC QUỸ 4,862 4,711 1. Vốn của TCTD 4,193 4,193 - - * Vốn điều lệ 4,185 4,185 - - * Thặng dư vốn cổ phần 96 96 - - * Cổ phiếu quỹ (88) (88) - - 2. Quỹ của TCTD 268 175 93 53.14% 3. Chênh lệch tỷ giá hối đoái

vàng bạc, đá quý (8) - (8) - 4. Lợi nhuận sau thuế chưa

phân phối 409 343 66 19.24%

Nguồn: Báo cáo tài chính quý 3 năm 2011 đã kiểm toán của SCB

Nhiều bất cập của hệ thống ngân hàng được bộc lộ trong thời gian qua, thanh khoản yếu kém cùng với tình hình nợ xấu cao có nguy cơ gây rủi ro đến an toàn hệ thống khiến việc tái cơ cấu, cải tổ tồn bộ hệ thống tài chính, trong đó quan trọng nhất là hệ thống ngân hàng đã trở thành vấn đề cấp bách và khó có thể trì hỗn lâu hơn nữa.

Ngày 06/12/2011 NHNN chính thức công bố việc hợp nhất của 3 Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Đệ nhất (Ficombank) và Ngân hàng Việt Nam Tín nghĩa diễn ra trên cơ sở tự nguyện. Trước khi hợp nhất, ba ngân hàng nói trên lâm vào tình trạng mất khả năng thanh khoản trầm trọng. Nguyên nhân do sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (chủ yếu vào lĩnh vực bất động sản), gặp khi thị trường biến động nhất là khi nguồn

vốn huy động ngắn hạn khơng cịn dồi dào như trước nên rủi ro thanh khoản xảy ra. Trước tình hình này, hội đồng quản trị của ba ngân hàng đã tự nguyện sáp

nhập với nhau thành một ngân hàng dưới sự bảo trợ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Ngân hàng hợp nhất có vốn điều lệ 10.000 tỷ đồng, tổng tài sản là 150.000 tỷ

đồng, có hơn 200 chi nhánh và phòng giao dịch.

Biểu đồ 2.1: Mạng lưới hoạt động của SCB

2.1.3.2. Tình hình hoạt động SCB giai đoạn hợp nhất

Theo báo cáo đánh giá tổng hợp ngân hàng hợp nhất, thưc trạng hoạt động của SCB tại thời điểm hợp nhất 30/9/2011 có thể được tóm tắt như sau:

- Huy động giảm mạnh do khách hàng rút tiền hàng loạt ở cả 03 ngân hàng,

Hầu hết các tỷ lệ an toàn hoạt động của SCB đều chưa đạt theo quy định, cụ thể

như: khơng duy trì đủ dữ trữ bắt buộc, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn 9%, tỷ số thanh khoản thấp.

- Nợ quá hạn và nợ xấu ở mức cao, các khoản nợ quá hạn tiềm ẩn do tình hình kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn, nguồn trả nợ chủ yếu là bất động sản đầu tư và cổ phiếu của chính các doanh nghiệp này. Giá trị tài sản đảm bảo cũng

như tính thanh khoản của các tài sản đảm bảo khơng cao, khả năng thu hồi khi

thanh lý thấp tạo áp lực thanh khoản lớn đối với ngân hàng.

- Ngân hàng lõi của 03 ngân hàng khác nhau nên việc quản lý, báo cáo không được kịp thời. Việc triển khai hệ thống Corebanking cho ngân hàng hợp

nhất mất khá nhiều thời gian và cơng sức.

- Văn hóa doanh nghiệp của 3 ngân hàng trước hợp nhất có nhiều khác biệt. Mạng lưới hoạt động của 3 ngân hàng bị chồng chéo, các điểm giao dịch quá gần nhau nên cần có sự sắp xếp lại để hoạt động được hiệu quả.

2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh SCB trong năm 2012

Ngày 01/01/2012, ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn (ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động sau khi hợp nhất từ ba ngân hàng. Ngoài việc

phải đối mặt với những khó khăn xuất phát từ tình hình thị trường, SCB cịn phải nỗ lực khắc phục những khó khăn nội tại để củng cố tái cơ cấu toàn bộ hoạt động của ngân hàng, từng bước hoàn thiện cơ chế quản trị điều hành, nâng cao năng lực tài chính, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Bảng 2.3: Tổng hợp các chỉ tiêu tài chính chủ yếu năm 2012

ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 01/01/2012 31/12/2012 Tăng/giảm (+/-%) Tổng tài sản 144,814 149,206 4,391 3% Tổng dư nợ tín dụng 64,419 87,166 22,747 35% - Cho vay khách hàng 66,070 88,155 22,085 33% - Dự phòng rủi ro (1,651) (989) 662 -40% Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ 0.128 0.088 (0.040) -31%

Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 0.072 0.072 - 0%

Ðầu tư 14,527 11,458 (3,069) -21%

Huy động thị trường 1 78,609 106,712 28,103 36%

- Tiền gửi khách hàng 58,633 79,193 20,559 35%

- Phát hành GTCG 19,331 11,949 (7,382) -38%

- Vốn tài trợ ủy thác đầi tư 10 7 (3) -35%

- Các khoản giữ hộ và đợi thanh

toán 634 15,563 14,929 2,353% Huy động thị trường 2 33,899 18,251 (15,648) -46%

Vay NHNN 18,134 9,772 (8,362) -46%

Lợi nhuận trước thuế 78

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012 của SCB

Sau 1 năm tái cơ cấu, SCB đã được những tiến triển tích cực, cải thiện đáng kể tình trạng thanh khoản, năng lực tài chính thơng qua các giải pháp tăng vốn

điều lệ, gọi vốn của nhà đầu tư nước ngoài, củng cố giá trị tài sản đảm bảo, đẩy

mạnh xử lý nợ và huy động vốn. Một số điểm nổi bật cụ thể như sau:

- Tăng trưởng trong tổng tài sản: giá trị tổng tài sản (hợp nhất) của SCB

đạt 149.206 tỷ đồng, tăng 4.391 tỷ đồng, tăng 3% so với đầu năm. Tài sản tăng

trong năm 2012 chủ yếu do SCB thực hiện cơ cấu các khoản nợ thông qua phương án sử dụng tài sản có giá trị cao và đầy đủ tính pháp lý để làm tài sản đảm bảo. Cơ cấu tài sản có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng giảm tỷ trọng các khoản đầu tư và các khoản mục tài sản có khác (trong đó phần lớn là các khoản có tính chất đầu tư).

Về quy mơ tổng tài sản thì tổng tài sản lên đến 149.206 tỷ, cao thứ 7 trong hệ thống (sau Techcombank có tổng tài sản 184.598 tỷ) và đứng thứ 3 về tổng tài sản nếu chỉ xét khối ngân hàng TMCP tư nhân (đứng đầu là ACB với tổng tài sản 264.000 tỷ).

- Tăng cường nguồn vốn huy động thị trường 1: nhằm tăng cường số dư

SCB đã liên tục triển khai mới các sản phẩm/chương trình/chính sách huy động

dành cho khách hàng trong đó những sản phẩm/chương trình huy động vốn nổi bật, thu hút được lượng lớn tiền gửi như: “Hợp nhất triệu lộc xuân; Tận hưởng mùa hè cùng SCB; Gửi tiết kiệm - nhận quà vàng; 60 ngày vàng - ngập tràn quà tặng; Tiết kiệm linh hoạt; Ưu đãi nhân đơi”. Nhờ đó SCB đã chặn đứng được việc

rút tiền ồ ạt, ổn định thị trường, tạo lại lòng tin cho khách hàng gửi tiền, góp phần giữ vững và gia tăng thị phần huy động cho ngân hàng. Tính đến 31/12/2012 tổng dư nợ huy động thị trường 1 của SCB đạt mức 106.712 tỷ đồng, tăng 28.103 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 35,7% so với đầu năm.

Sự tăng trưởng trong nguồn vốn huy động thị trường 1 không chỉ giúp SCB củng cố và tăng cường thanh khoản, đáp ứng cao nhất nhu cầu chi trả của khách hàng mà còn tạo điều kiện cho SCB thực hiện cơ cấu lại nguồn vốn huy động theo hướng giảm sự phụ thuộc vào vay tái cấp vốn NHNN và vốn vay trên thị trường liên ngân hàng nhằm tiết giảm chi phí và gia tăng tự chủ tài chính

- Các khoản vay liên ngân hàng: tính đến 31/12/2012, số dư các khoản

huy động vốn thị trường 2 của SCB ở mức 18.251 tỷ đồng, giảm 15.648 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 46,2% so với thời điểm đầu năm; chủ yếu do SCB thực hiện cân đối sử dụng nguồn vốn huy động mới trên thị trường 1, thu nợ, thu lãi từ hoạt động tín dụng để trả bớt nợ liên ngân hàng. Bên cạnh đó SCB đã tiến hành đàm phán,

thương lượng thành cơng với các tổ chức tín dụng về việc cho gia hạn và giảm lãi suất đối với các khoản vay quá hạn.

- Nâng cao năng lực tài chính - nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu/dư nợ: thực hiện

chủ trương bán nợ cho các tổ chức tín dụng khác để thu hồi nguồn vốn hoàn trả nợ vay thị trường 2, giảm áp lực thanh toán cho ngân hàng. Kết quả tính đến nay SCB

đã hồn tất việc bán nợ 03 khách hàng với tổng cộng 285 tỷ đồng.

Tính đến 31/12/2012 tổng dư nợ cho vay của SCB đạt 88.155 tỷ đồng, tăng 22.085 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 33,4% so với đầu năm. Các khoản nợ trên chủ yếu được cơ cấu theo hướng chuyển từ nợ ngắn hạn sang nợ trung dài hạn. Do đó, cơ cấu dư nợ cho vay của SCB trong năm 2012 cũng chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng

trọng.

- Kết quả hoạt động kinh doanh: tổng lợi nhuận trước thuế của SCB đạt

78 tỷ đồng trong đó thu nhập từ lãi là nguồn thu nhập chủ yếu của SCB với tổng mức thu nhập thuần thu được trong năm 2012 đạt 3.196 tỷ đồng, chiếm 96,5%

tổng thu nhập hoạt động.

2.1.4. Định hướng phát triển giai đoạn 2013-2015

Nghiên cứu, xây dựng và triển khai đồng bộ hệ thống nhận dạng thương hiệu SCB, từng bước xây dựng hình ảnh và thương hiệu SCB trên thị trường tài chính.

SCB hợp nhất chú trọng công tác tái cấu trúc bộ máy theo hướng trở thành một ngân hàng hiện đại, năng động và thân thiện, lấy khách hàng làm trọng tâm, tập trung phát triển về công nghệ, sản phẩm dịch vụ, mạng lưới phân phối và năng lực nhân viên. Tiếp tục thực hiện chiến lược kinh doanh 2013–2015 với mục tiêu: kiện toàn bộ máy tổ chức, củng cố và nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị, kiểm sốt, điều hành, hiện đại hóa cơng nghệ thơng tin tạo nền tảng cho sự

phát triển lâu dài, cụ thể:

Tăng trưởng khách hàng mục tiêu: được xác định là một định hướng hoạt

động then chốt để phát triển kinh doanh của SCB. SCB đã xây dựng hệ thống chỉ

tiêu phát triển và đánh giá khách hàng mục tiêu, khách hàng hiện hữu, triển khai chính sách ưu đãi dành cho khách hàng.

Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng: xây dựng văn hóa doanh nghiệp

chung trong toàn hệ thống SCB. Nghiên cứu thành lập trung tâm dịch vụ khách hàng, tăng cường chăm sóc khách hàng, gia tăng chất lượng dịch vụ, nâng cao khả năng cạnh tranh và đặc biệt đẩy hoạt động bán hàng qua kênh phân phối điện tử.

Tổ chức cuộc thi “Nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp” nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ giao dịch viên đối với khách hàng; xây

dựng hệ thống chuẩn hóa quy trình phục vụ của giao dịch viên; cải thiện cơng tác chăm sóc khách hàng thơng qua đào tạo, khảo sát thực tế đối với các bộ phận giao dịch khách hàng. Triển khai chính sách khách hàng VIP (Very Important Person) và các chương trình đo lường sự thỏa mãn của khách hàng đối với các sản phẩm

dịch vụ của SCB.

Nâng cao tính an tồn trong hoạt động: trong q trình hoạt động, SCB

ln đặt yếu tố an tồn trong hoạt động lên hàng đầu để đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngân hàng. Năm 2012 SCB đã xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hướng theo chuẩn mực quốc tế để đảm bảo cho SCB có một hệ thống đồng bộ bao gồm cả quản trị rủi ro hoạt động, quản trị rủi ro thị trường và quản trị rủi ro tín dụng.

Trong đó, quản trị rủi ro tín dụng được ban lãnh đạo xác định là lĩnh vực cần chú trọng. SCB đã và đang tiến hành công tác cải tổ và nâng cấp chính sách tín dụng, chính sách khách hàng, quy định và quy trình tín dụng, hệ thống phê duyệt tín dụng, công tác quản lý và giám sát chất lượng tín dụng, chất lượng tài sản bảo

đảm và cơng tác thu hồi nợ.

Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh:

Nghiên cứu, triển khai các sản phẩm dịch vụ, chương trình và chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng thước đo giá trị kinh tế tăng thêm trong đánh giá thành quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)