Hiệu quả hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng thước đo giá trị kinh tế tăng thêm trong đánh giá thành quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 57 - 62)

2.2. Thực trạng đánh giá thành quả hoạt động tại SCB

2.2.1.1. Hiệu quả hoạt động

Huy động và cho vay là hai khoản mục chính và giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn và tài sản của ngân hàng, là tiền gửi của khách hàng và cho vay khách hàng. Sự biến động của các khoản mục này thường ảnh hưởng lớn đến sự

ổn định trong quá trình hoạt động của ngân hàng.

Bảng 2.4: Chỉ số an toàn hoạt động của SCB

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1. Tổng tài sản 60,182 144,814 149,206 2. Tổng nguồn vốn huy động 54,439 96,098 119,172 3. Vốn chủ sở hữu 4,711 11,335 11,370 4. Tổng dư nợ cho vay 33,178 66,070 88,155 Trong đó: - Nợ quá hạn 3,782 4,757 6,437 - Nợ xấu 4,655 8,457 7,758 5. Tỷ lệ tăng trưởng vốn huy động (%) 11% 77% 24% 6. Tỷ lệ dư nợ (%) 6% 57% 33% 7. Tổng dư nợ/Vốn huy động (%) 60.95 68.75 73.97 8. Tổng dư nợ /Tổng tài sản (%) 55.13 45.62 59.08 9. Nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 11.40 7.20 7.30 10. Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản (%) 7.83 7.83 7.62 11. Hệ số thu nợ (%) 46.89 48.60 49.47 12. Vịng quay vốn tín dụng 0.91 1.26 1.12

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010-2012 của SCB

Thị phần huy động vốn: nguồn vốn huy động có sự tăng trưởng khơng ổn

định, năm 2010 tăng 11% và tăng đột biến lên đến 77% vào năm 2011 và giảm

xuống 24% trong năm 2012.

Tỷ trọng huy động vốn từ khách hàng ở SCB chiếm khoảng 50% tổng nguồn vốn hoạt động, cao hơn mức bình quân khoảng 40 - 44% của khối ngân

hàng cổ phần nhưng thấp hơn so mức 66% của khối ngân hàng thương mại quốc doanh. Điều này cũng có nghĩa là SCB thường đi vay rịng trên thị trường liên

ngân hàng. Điều đáng nói là, khác với nguồn vốn huy động từ khách hàng có tính thường xun và ổn định thì việc vay vốn trên thị trường liên ngân hàng chỉ nhằm hỗ trợ khó khăn thanh khoản và nhu cầu vốn khả dụng tạm thời của ngân hàng.

Rủi ro tín dụng: tình hình dư nợ tín dụng của SCB biến động khá phức tạp

năm 2010 tăng 6%, năm 2011 tốc độ trưởng tín dụng tăng rất cao lên tới 24 nghìn tỷ lệ đạt 57%/năm và năm 2012 mức tăng trưởng này giảm 22 nghìn tỷ tương đương tỷ lệ 33%. Tăng trưởng tín dụng vào năm 2011 quá cao như vậy đặt ra một

tín hiệu cảnh báo về nguy cơ nợ xấu trong những năm tiếp theo, việc mất cân đối giữa tăng trưởng huy động vốn và cho vay cũng là một tín hiệu về sự thiếu bền vững trong tăng trưởng của SCB.

Xét về chất lượng các khoản vay, tổng dư nợ quá hạn của SCB năm 2010, năm 2011 tăng, đến cuối năm 2012 giảm 699 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 8,3% so với đầu năm. Tuy nhiên, tình hình kinh tế cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của

khách hàng tiếp tục gặp khó khăn trong năm 2012 đã khiến cho các khoản nợ xấu của SCB có chiều hướng gia tăng. Tổng dư nợ xấu cuối năm 2012 ở mức 6.437 tỷ

đồng, tăng 1.680 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 35% so với đầu năm và chiếm 7,3% tổng dư

nợ.

Đối với SCB, nhóm tài sản đảm bảo hiện nay chủ yếu là bất động sản nên

khi thị trường bất động sản biến động thì việc giá trị tài sản giảm hoặc kém thanh khoản là hồn tồn có thể xảy ra. Thị trường bất động sản xấu đi vừa không chỉ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng là các nhà đầu tư bất động sản mà

những trường hợp như vậy, việc đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo cũng như việc thực hiện bút toán điều chỉnh theo giá trị trường là rất cần thiết nhưng thực tế đã bị bỏ qua hoặc không được tiến hành một cách thực chất và đúng bản chất của rủi ro tín dụng.

Hệ số thu nợ: qua các năm lần lượt là 46,89%, 48,6% và 49,47% phản ánh

hiệu quả việc thu nợ của SCB qua các năm ở mức chưa cao, việc thu hồi nợ khó khăn phần lớn tài sản đảm bảo là bất động sản, máy móc thiết, dây chuyền sản

xuất nên khả năng thu hồi thấp. Thêm vào đó suy thối kinh tế đã ảnh hưởng lớn

đến quá trình xử lý nợ xấu. Nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản, dẫn tới

không thể trả nợ cho SCB, bất động sản đóng băng khiến các khoản vay ngân

hàng đến hạn trả đều khơng có khả năng thanh tốn. SCB cũng khó siết nợ, lấy giữ tài sản của doanh nghiệp.

Vịng quay vốn tín dụng: phản ánh số vịng chu chuyển vốn tín dụng của

SCB. Hệ số này qua các năm lần lượt là năm 2010 là 0,91vòng/năm ; năm 2011 là 1,26 vòng/năm; năm 2012 là 1,12 vòng/năm. Số liệu trên cho thấy khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng, chất lượng tín dụng của SCB chưa tốt, thu nợ trong kỳ kém, vốn tín dụng bị đóng băng, nguồn vốn của SCB ln chuyển chậm.Vịng

quay vốn tín dụng chậm một phần nguyên nhân do các khoản nợ quá hạn của SCB

ở mức cao, thêm vào đó tình hình kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn, tài

chính khơng vững chắc, nguồn trả nợ bị hạn chế, tính thanh khoản của tài sản đảm bảo khơng cao nên khó có khả năng thu hồi khi thanh lý.

Tỷ lệ dư nợ trên nguồn vốn huy động: năm 2010 là 60.95%, năm 2011

tăng lên 92.57% lớn hơn 80%, vượt mức đảm bảo về tỷ lệ cho vay tối đa trên

tổng mức huy động, năm 2012 là 73.97% giảm so với năm 2011. Mức tăng trưởng đồng thời giữa nguồn vốn huy động và cho vay khách hàng thấy hiệu quả việc sử dụng vốn huy động tham gia vào cho vay. Nhưng nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì khả năng huy động vốn của ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu vay của khách hàng, ngược lại chỉ tiêu này quá nhỏ thì SCB sử dụng nguồn vốn huy động khơng hiệu quả.

thấp so với mức trung bình ngành là 12%, phản ánh khả năng tài trợ tổng tài sản từ vốn tự có của SCB đang trong mức báo động cho thấy SCB chưa tự chủ về tài chính.

Hoạt động kinh doanh:

Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của SCB năm 2010-2012

ĐVT: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

- Thu nhập từ lãi và các khoản thu

nhập tương tự 5,377 22,818 17,317 - Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự 4,916 21,780 14,121 1 Thu nhập lãi thuần 461 1,038 3,196

- Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 1,086 120 28 - Chi phí hoạt động dịch vụ 39 29 37 2 Lãi/ (lỗ) thuần từ hoạt động dịch vụ 1,047 91 (9)

3 Lãi/ (lỗ) thuần từ hoạt động kinh

doanh ngoại hối 28 397 (1,104)

4 Lãi/ (lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh - - -

5 Lãi/ (lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư (52) 241 (41)

- Thu nhập từ hoạt động khác 37 283 1,272 - Chi phí hoạt động khác 10 128 12 6 Lãi/ (lỗ) thuần từ hoạt động khác 27 155 1,260

7 Thu từ góp vốn, mua cổ phần 6 2 9

8 Chi phí hoạt động 588 800 2,353

9 Lợi nhuần thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phịng rủi ro

929 1,124 958 10 Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng 481 899 880

11 Tổng lợi nhuận trước thuế 448 225 78

- Chi phí thuế TNDN hỗn lại

12 Chi phí thuế TNDN 169 108 13

13 Lợi nhuận sau thuế 279 117 65

14 Lãi cơ bản trên cổ phiếu (đồng) 667 111 61

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010-2012 của SCB

Nhìn vào cơ cấu thu nhập có thể thấy hoạt động kinh doanh chủ yếu của

SCB là hoạt động truyền thống, huy động vốn và cho vay lại. Từ 2010 đến 2012, thu nhập từ lãi thuần của SCB nằm trong khoảng 83% đến 98% tổng thu nhập hoạt động. Năm 2010 hoạt động kinh doanh ngoại hối chiếm 2% tổng thu nhập,

và trong 3 quý đầu năm 2011 hoạt động này chiếm 10% tổng thu nhập nhưng đến cuối năm thì tổng thu nhập từ hoạt động doanh ngoại hối đóng góp 20% vào tổng thu nhập hoạt động của SCB. Sang năm 2012 hoạt động này liên tục bị lỗ chiếm 33% tổng thu nhập.

Nguồn thu chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thu từ tín dụng dẫn đến rủi ro

giảm lợi nhuận rất lớn do không thu hồi được nợ. Trong năm 2011, 2012 tình

hình lãi suất biến động mạnh cộng với kinh tế vĩ mơ gặp nhiều khó khăn dẫn đến nợ xấu gia tăng làm tăng chi phí dự phòng nợ quá hạn. Hơn nữa, một trong

số những nguyên nhân khiến lợi nhuận sau thuế của SCB không cao hơn so với các ngân hàng là do cơ cấu nguồn thu chưa có sự đa dạng, thu từ lãi vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu nguồn thu (từ 83% năm 2010 lên đến 98% năm 2011) trong khi nguồn thu từ các hoạt động khác vẫn chỉ chiếm rất thấp đặc biệt là

nguồn thu từ hoạt động dịch vụ chỉ chiếm khoảng từ 1,5% đến 3% trong tổng thu nhập và thực tế năm 2012 đã chứng minh điều này khi lợi nhuận sau thuế của

SCB giảm mạnh.

Những năm gần đây SCB đã đẩy mạnh các hoạt động khác ngồi lãi như

thanh tốn quốc tế, ngoại hối, các dịch vụ thanh tốn, dịch vụ thu phí khác nhưng tốc độ tăng của các hoạt động này chưa thực sự vượt trội khi chất lượng dịch vụ

của SCB vẫn chưa có sự khác biệt đáng kể.

Lợi nhuận SCB cơng bố hiện nay có phần phản ánh rủi ro tín dụng thơng qua các khoản trích lập dự phịng. Lợi nhuận của SCB giảm do chi phí dự phịng

rủi ro tín dụng tăng đột biến qua các năm từ năm 2010 đến 2012 lần lượt là 50%, 80% và 92% nguyên nhân SCB không thu được lãi, gốc do nợ xấu tăng lên, điều này dẫn đến việc trích lập dự phịng tăng, chi phí dự phịng tăng mạnh. Tỷ lệ chi phí trên tổng tài sản thấp hơn 1% ngân hàng có thể chịu đựng được tỷ lệ nợ xấu

l5%. Nhưng nếu tỷ lệ này tăng lên 2%, khả năng chống đỡ tỷ lệ nợ xấu trên 5%

rất khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng thước đo giá trị kinh tế tăng thêm trong đánh giá thành quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)