Phương pháp XHTD doanh nghiệp của Moody’s

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình XHTD nội bộ doanh nghiệp chế biến thủy sản tại ngân hàng kỹ thương việt nam (Trang 36 - 39)

1.2. TỔNG QUAN XHTD TRÊN THẾ GIỚI

1.2.3.3. Phương pháp XHTD doanh nghiệp của Moody’s

Moody’s Corporation là công ty mẹ của Moody's Investors Service (là cơng ty

chun đánh giá tín nhiệm bằng cách sử dụng một tiêu chuẩn đánh giá có quy mơ)

và Moody's Analytics (công ty cung cấp những dịch vụ phần mềm hàng đầu).

Moody's Investors Service được thành lập năm 1909 bởi John Moody. Một trong

những chủ sở hữu lớn nhất của Moody’s là công ty Berkshire Hathaway của tỉ phú Warren Buffet. Hiện tại Moody’s chiếm 40% thị phần thị trường đánh giá tín dụng trên tồn thế giới. Moody’s sử dụng gần 6.400 nhân viên và có mặt tại 28 quốc gia trên toàn thế giới.

Cũng như Fitch và S&P, phương pháp xếp hạng của Moody’s bao gồm cả phân

tích định tính và định lượng. Trong phân tích định lượng, Moody's thiết lập 11 tỷ số chung để sử dụng, các tỷ số này được Moody's ứng dụng rộng rãi ở những quốc gia,

ngành và cả ở các cơng ty khác nhau. Tuy nhiên, trong quy trình cụ thể, Moody's có thể xem xét bớt hoặc thêm vào các chỉ tiêu cho phù hợp với từng ngành/công ty riêng biệt.

11 tỷ số thường được Moody's sử dụng gồm:

     EBIT Lãi vay FFO Nợ EBIT Tổng tài sản trung bình EBIT

Doanh thu thuần

Lợi nhuận hoạt động kinh doanh Doanh thu thuần

Lợi nhuận biên =    (*)   

Dựa trên số liệu thống kê của Moody’s (2009) về tỷ số của các doanh nghiệp phi tài chính, có 10 tỷ số tương quan khá với các mức XHTD từ Aaa đến C, chỉ có 1 tỷ số tương quan yếu là mức độ biến động doanh thu. Tỷ số này lại có tương quan âm với tất cả các tỷ số khác..

Bảng 1.5 - Phân phối 11 tỷ số chính của Moody’s theo mức XHTD

XHTD (FFO+lãi

vay)/Lãi vay FFO/Nợ EBIT/Lãi vay Nợ/EBITDA Tỷ số (*)

Aaa 17.5 118.3% 18.6 0.7 22.2% Aa 13.8 59.9% 13.3 1.3 35.3% A 9.3 42.9% 8.4 1.8 42.2% Baa 6.6 30.9% 5.2 2.4 44.5% Ba 4.7 22.2% 3.3 3.1 51.3% B 2.4 10.6% 1.4 5.4 74.0% C 1.3 2.6% 0.4 7.6 102.6% XHTD Lợi nhuận

biên EBIT biên

EBIT/Tổng TS TB CAPEX/ Khấu hao RCF/Nợ Biến động DT Aaa 17.9% 21.4% 15.2% 1.3 201.3% 14 Aa 21.0% 22.1% 20.0% 1.4 46.7% 14.5 A 15.5% 16.6% 14.5% 1.3 35.7% 15 Baa 13.2% 14.3% 10.8% 1.3 28.0% 17

Độ lệch chuẩn của doanh thu trong 5 năm Trung bình của doanh thu trong 5 năm Mức biến động doanh thu =

Tổng nợ

EBITDA

RCF FFO - cổ tức

Nợ = Nợ

Tổng nợ

Tổng nợ + Thuế hỗn lại + Lợi ích cổ đơng thiểu số + Vốn hóa cổ phần thường

CAPEX

Khấu hao

Ba 11.1% 12.8% 9.2% 1.2 21.5% 20

B 8.4% 9.8% 7.1% 1.0 10.2% 17

C 1.8% 2.7% 2.9% 0.8 2.6% 14.5

Nguồn: Moody’s (2009)

Luận văn có đính kèm Phụ lục Xếp hạng tín dụng ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Moody’s, một ví dụ thực tế để tìm hiểu Moody’s thực hiện công

việc như thế nào. Là công cụ để tham khảo một số biến tài chính khi xây dựng mơ hình XHTD nội bộ đối với doanh nghiệp chế biến thủy sản trong Chương 3.

Nhìn chung, các tổ chức xếp hạng hàng đầu trên thế giới gồm Fitch, S&P, Moody's sử dụng kết hợp phương pháp chuyên gia và thống kê tốn học, đánh giá một cách tồn diện về nền kinh tế, ngành và doanh nghiệp. Với chỉ tiêu phi tài

chính được nỗ lực lượng hóa tối đa, chỉ tiêu tài chính được tính tốn sau khi dữ liệu đã điều chỉnh để có thể so sánh với các doanh nghiệp tương đồng hoặc các doanh

nghiệp trong ngành. Họ cũng chú trọng xem xét các nhóm tỷ số hơn bất kỳ tỷ số riêng lẻ nào và thiên về đánh giá dòng tiền thực chất mà doanh nghiệp tạo ra được với dòng tiền mà doanh nghiệp phải chi trả.

Trong nghiên cứu “The new world of credit ratings” của UBS (2004) cũng đã kiểm định có sự tương quan tốt giữa các tỷ số đánh giá rủi ro tín dụng và các mức phân loại của S&P trong thời gian 10 năm từ 1993-2003, và cho thấy các thước đo

định lượng đang ngày càng trở thành một công cụ đáng tin cậy hơn trong XHTD.

Nguyên nhân có thể do chất lượng báo cáo tài chính ngày càng được cải thiện, số liệu đáng tin cậy hơn. UBS cũng đã nhấn mạnh vai trò của các chỉ tiêu sau:

Quy mơ: quy mơ có thể là doanh thu, tài sản, vốn. Thước đo quy mơ có tương quan cao với các hạng mức xếp hạng, vì nó phản ánh các nhân tố định tính quan

trọng như sự đa dạng hóa sản phẩm, thị trường, vị thế cạnh tranh, nhãn hiệu,…

Địn bẩy tài chính: UBS đề cao vai trị của tỷ số Nợ/EBITDA, ngồi ra có thể sử

dụng thêm Nợ/Tổng vốn, Nợ/Vốn cổ phần, Nợ/Giá trị doanh nghiệp,… Tỷ số đảm bảo: EBIT/Lãi vay, EBITDA/Lãi vay

Dòng tiền: FCF/Nợ, FFO/Nợ, RCF/Nợ

Khả năng sinh lời: ROCE8, EBITDA biên (EBITDA/Doanh thu)

8

Return On Capital Employed (tỷ suất sinh lời trên vốn sử dụng): Có nhiều cách tính chỉ số này trên thế giới, cách theo UBS là Lợi nhuận hoạt động kinh doanh sau thuế/Tài sản thuần đầu kỳ. Tài sản thuần là Vốn cổ đơng

Tính thanh khoản: chỉ số thanh khoản hiện thời (Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn), tỷ số chuyển đổi tiền mặt (OCF/Doanh thu), chỉ số thanh khoản [(Tiền mặt + OCF)/Nợ ngắn hạn]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình XHTD nội bộ doanh nghiệp chế biến thủy sản tại ngân hàng kỹ thương việt nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)