Giai đoạn từ Quyết định 299 – trước Quyết định 57

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình XHTD nội bộ doanh nghiệp chế biến thủy sản tại ngân hàng kỹ thương việt nam (Trang 43 - 45)

Quyết định 299 về “Quy chế phân loại dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng” ban hành ngày 13/11/1996 bởi Ngân hàng Nhà nước, với nội dung phân loại dư nợ thành 4 nhóm:

Bảng 2.1 – 4 nhóm nợ theo Quyết định 299

Nhóm nợ Nội dung

Nhóm 1

- Số dư nợ của các khoản vay đang còn trong hạn mà Tổ chức tín

dụng đánh giá là khách hàng vay có khả năng trả nợ (gốc và lãi) đầy

đủ, đúng hạn theo quy định trong hợp đồng vay;

- Số dư nợ của các khoản vay mà khách hàng vay chưa trả được nợ (gốc, lãi) khi đến hạn, nhưng đã được Tổ chức tín dụng gia hạn nợ theo quy định hiện hành và đánh giá là khách hàng vay có khả năng

trả nợ đúng hạn, đầy đủ khi đến hạn trả nợ mới.

Nhóm 2

- Số dư nợ của các khoan vay mà khách hàng vay khơng trả được một phần hoặc tồn bộ gốc, lãi trong vòng 180 ngày, kể từ ngày đến hạn phải trả.

9

Internal Ratings Based Approach

Nhóm 3

- Số dư nợ của các khoản vay mà khách hàng vay không trả được một phần hoặc toàn bộ gốc, lãi trong thời gian từ 181 ngày đến 360 ngày, kể từ ngày đến hạn phải trả.

Nhóm 4

- Số dư nợ của các khoản vay mà khách hàng vay không trả được một phần hoặc toàn bộ gốc, lãi sau 360 ngày, kể từ ngày đến hạn phải trả nợ;

- Số dư nợ của các khoản vay còn trong hạn, nhưng có đủ cơ sở để Tổ chức tín dụng đánh giá là khơng có khả năng thu hồi.

Nguồn: Quyết định 299 (1996)

Quy chế cũng nêu rõ dư nợ tại nhóm 2, 3, 4 phải được phân loại dựa trên các nguyên nhân chủ quan và khách quan, tuy nhiên những nguyên nhân này chưa được nhận diện cụ thể.

Tới Công văn 102/CV-NH1 ban hành ngày 12/02/1997, về việc “Xếp loại, xử lý

dư nợ hiện tại và cho vay mới đối với DNNN”, thì XHTD mới được đề cập với 2

loại chỉ tiêu định tính và định lượng:

 Các chỉ tiêu định tính gồm: phương án sản xuất kinh doanh, định hướng

phát triển, lịch sử quan hệ tín dụng với ngân hàng có đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ nợ hay không.

 Các chỉ tiêu định lượng được dẫn chiếu tới Công văn số 180/CV-TD3,

ngày 20/06/1994 của Ngân hàng Nhà nước trung ương về việc “Hướng dẫn phân tích hoạt động kinh tế và xếp loại doanh nghiệp". Tuy nhiên Công văn này hiện khơng cịn được lưu trữ tại Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp.

Trong giai đoạn này, một số các NHTM đã dần áp dụng hoạt động xếp hạng

doanh nghiệp đi vay để phục vụ cho việc thiết lập chiến lược khách hàng (lựa chọn khách hàng, lựa chọn biện pháp bảo đảm tiền vay) như Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank, trước đây là Incombank) đã bắt đầu thực hiện từ năm 1994,

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) từ năm 1995, Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) từ năm 2000, Ngân hàng Á

Châu (ACB) từ năm 2002,… Các hệ thống xếp hạng này cịn thơ sơ, nhiều thiếu sót (thường đánh giá chủ quan cho các chỉ tiêu định lượng, trùng chỉ tiêu, thiếu chỉ tiêu quan trọng,…) và mang tính hình thức.

Qua khảo sát chưa đầy đủ của học viên, hệ thống XHTD nội bộ của Maritime Bank có thể đánh giá cao hơn cả trong giai đoạn này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình XHTD nội bộ doanh nghiệp chế biến thủy sản tại ngân hàng kỹ thương việt nam (Trang 43 - 45)