Giai đoạn từ Quyết định 57 – trước Quyết định 493

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình XHTD nội bộ doanh nghiệp chế biến thủy sản tại ngân hàng kỹ thương việt nam (Trang 45 - 47)

Trong giai đoạn này, việc XHTD có những chuyển biến tích cực kể từ khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 57 ngày 24/01/2002 về việc “Triển khai thí điểm đề án phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp” đối với CIC (Trung tâm

Thơng tin tín dụng). Theo Quyết định 57, các doanh nghiệp đã được phân loại chi tiết hơn theo ngành kinh tế và theo quy mô:

 Ngành: nông lâm ngư nghiệp; thương mại dịch vụ; xây dựng; công nghiệp;

 Quy mô: lớn; vừa; nhỏ.

Sau khi phân loại ngành và quy mô, doanh nghiệp sẽ được đánh giá và cho điểm 11 chỉ tiêu tài chính theo ngành và quy mơ đó. 11 chỉ tiêu tài chính thuộc 4 nhóm:

Bảng 2.2 – 11 chỉ tiêu tài chính theo Quyết định 57

TT Chỉ tiêu TT Chỉ tiêu

Các chỉ tiêu thanh khoản Các chỉ tiêu cân nợ

1 Khả năng thanh toán ngắn hạn 6 Nợ phải trả/Tổng tài sản 2 Khả năng thanh toán nhanh 7 Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu

8 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ ngân hàng

Các chỉ tiêu hoạt động Các chỉ tiêu thu nhập

3 Vòng quay hàng tồn kho 9 Tổng thu nhập trước thuế/Doanh thu 4 Kỳ thu tiền bình quân 10 Tổng thu nhập trước thuế/Tổng tài sản

5 Hiệu quả sử dụng tài

sản(DT/TTS) 11 Tổng thu nhập trước thuế/Vốn chủ sở hữu

Nguồn: Quyết định 57 (2002)

Điểm số của các chỉ tiêu sẽ được điều chỉnh với trọng số, và tổng điểm sau cùng được phân theo 6 hạng mức từ AA đến C.

Bảng 2.3 - Xếp loại tín dụng doanh nghiệp theo Quyết định 57

Ký hiệu

xếp loại Nội dung

AA Doanh nghiệp này là doanh nghiệp hoạt động rất tốt, đạt hiệu quả cao và

có triển vọng tốt đẹp. Rủi ro thấp.

A Doanh nghiệp này là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, có tiềm năng phát triển. Rủi ro thấp.

BB

Doanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả, có tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, có hạn chế nhất định về nguồn lực tài chính và có những nguy cơ tiềm ẩn. Rủi ro thấp.

B Doanh nghiệp hạng này hoạt động chưa đạt hiệu quả, khả năng tự chủ tài chính thấp, có nguy cơ tiềm ẩn. Rủi ro trung bình.

CC Doanh nghiệp này có hiệu quả hoạt động thấp, tài chính yếu kém, thiếu khả năng tự chủ về tài chính. Rủi ro cao.

C Doanh nghiệp này kinh doanh thua lỗ kéo dài, tình hình tài chính yếu, khơng có khả năng tự chủ tài chính, có nguy cơ phá sản. Rủi ro rất cao.

Nguồn: Quyết định 57 (2002)

Cuối năm 2004, phần lớn ngân hàng đã hoàn thành sổ tay tín dụng của mình,

trong đó có hướng dẫn về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Về cơ bản, hệ thống

XHTD nội bộ của các ngân hàng đều dựa trên Quyết định 57 về 11 chỉ tiêu tài

chính. Riêng BIDV có điều chỉnh thêm bớt một vài tỷ số, và điều chỉnh này đem lại

hiệu quả hơn. Cụ thể là việc thay thế tỷ số Nợ phải trả/Tổng tài sản và Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu bằng tỷ số Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản để tránh tính điểm hai

lần cho chỉ tiêu cấu trúc vốn và loại bỏ tỷ số Nợ q hạn/Tổng dư nợ ngân hàng vì

khơng liên quan đến rủi ro tín dụng của doanh nghiệp.

Các ngân hàng cũng phát triển nhiều chỉ tiêu phi tài chính hơn Quyết định 57 để

đánh giá đầy đủ hơn các rủi ro có thể ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của doanh

nghiệp theo phương pháp chuyên gia.

Nhìn chung, hệ thống XHTD doanh nghiệp của các ngân hàng trong giai đoạn

này đã có nhiều tiến bộ với phương pháp đánh giá chi tiết hơn. Tuy nhiên, nó vẫn chưa đủ mạnh để có thể ứng dụng hiệu quả trong thực tế. Đó cũng là lý do các ngân

hàng sử dụng hệ thống XHTD với mục đích tham khảo là chính, làm theo quy định,

XHTD nội bộ của Vietcombank là ví dụ minh họa cho việc xếp hạng khách hàng của các ngân hàng trong giai đoạn này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình XHTD nội bộ doanh nghiệp chế biến thủy sản tại ngân hàng kỹ thương việt nam (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)