Phương pháp XHTD doanh nghiệp của một số ngân hàng trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình XHTD nội bộ doanh nghiệp chế biến thủy sản tại ngân hàng kỹ thương việt nam (Trang 39)

1.2. TỔNG QUAN XHTD TRÊN THẾ GIỚI

1.2.4. Phương pháp XHTD doanh nghiệp của một số ngân hàng trên thế giới

1.2.4.1. Ngân hàng Nhật

Các ngân hàng Nhật tiến hành cho điểm doanh nghiệp từ 3 nhân tố:

Bảng 1.6 – Điểm số các nhân tố phân tích tại ngân hàng Nhật

Nhân tố phân tích Điểm

Nhân tố định lượng Khả năng trả nợ 115 điểm

Vị thế tài chính

Nhân tố định tính

Mơi trường kinh doanh

75 điểm Đặc điểm của doanh nghiệp

Lưu chuyển tiền tệ 10 điểm

Tổng điểm 200 điểm

Nguồn: Trần Thị Kỳ (2003)

Mỗi nhóm nhân tố gồm nhiều chỉ tiêu với số điểm tối đa khác nhau. Ví dụ ở chỉ

tiêu đặc điểm của doanh nghiệp thuộc nhóm nhân tố định tính:

Bảng 1.7 – Chấm điểm nhân tố Đặc điểm của doanh nghiệp tại Ngân hàng Nhật

Môi trường kinh doanh 25 điểm

Đặc điểm của doanh

nghiệp 50 điểm

Số năm kinh doanh 5 điểm

Quản lý và chính sách quản lý 10 điểm

Sự kiểm sốt của cổ đơng 5 điểm

Mối quan hệ công nhân và lãnh đạo 3 điểm

Cơ sở kinh doanh 10 điểm

Cạnh tranh 15 điểm

Kiểm toán độc lập 2 điểm

Nguồn: Trần Thị Kỳ (2003)

(vốn điều lệ), Lợi nhuận để lại, Vốn chênh lệch do phát hành cổ phiếu ra công chúng cao hơn mệnh giá, Lỗ trong hoạt động kinh doanh và các quỹ.

Tổng số điểm của các chỉ tiêu là 200 điểm, được quy về 100, từ đó là căn cứ để xếp hạng. Có 15 mức hạng khác nhau: Bảng 1.8 – Mức xếp hạng tại Ngân hàng Nhật 1 - 9 10 - 12 13 - 15 Quan hệ tín dụng bình thường (Normal)

Kiểm soát đặc biệt (Close watch)

Nguy cơ phá sản cao

(Bankrupt)

Nguồn: Trần Thị Kỳ (2003)

Ba mức hạng 10, 11, 12 thì: (i) khoản vay sẽ được kiểm sốt đặc biệt nếu đã cấp tín dụng; (ii) không cho vay hoặc khoản vay phải có biện pháp giám sát chặt chẽ nếu khoản vay đang đệ trình xin cấp.

Để có thêm căn cứ tính điểm, các ngân hàng Nhật so sánh chỉ tiêu phân tích kỳ hiện tại với các kỳ trước và với hệ số trung bình ngành.

Ngồi ra, có một số căn cứ để điều chỉnh mức hạng sau khi doanh nghiệp đã được xếp hạng ban đầu:

 Đánh giá khả năng trả nợ bổ sung:

+ Đánh giá tài sản đảm bảo và các tài sản hiện có của doanh nghiệp theo

giá ghi sổ, giá thị trường; và tính khả mại của tài sản. + Sự hỗ trợ của công ty mẹ, sự bảo lãnh,…

 Tham khảo sự xếp hạng của các tổ chức bên ngoài đối với doanh nghiệp

đang được xếp hạng.

 Đánh giá tình trạng thực tế của các món nợ tại tổ chức tín dụng khác  Xem xét các rủi ro liên quan đến kiện tụng,…

Cuối cùng, ứng với mỗi hạng là diễn giải khả năng trả nợ vay hay mức rủi ro tín dụng. Chẳng hạn, ở hạng 1 là căn bản khơng có rủi ro (risk free) – Người vay có

khả năng trả nợ và tính ổn định cao nhất

1.2.4.2. Ngân hàng Trung ương Pháp

Ở Ngân hàng Trung ương (NHTW) Pháp, việc XHTD được tiến hành bí mật và

chỉ phục vụ cho hệ thống các ngân hàng thương mại. Điểm xếp hạng doanh nghiệp là 1 dãy ký tự gồm chữ cái và số, được cấu thành từ các yếu tố (ví dụ B375T):

 Đánh giá quy mơ (doanh thu)  Đánh giá tín dụng

 Đánh giá khác: Nhà lãnh đạo, Cung cấp thông tin

Bảng 1.9 – Chấm điểm XHTD tại Ngân hàng Trung Ương Pháp

Yếu tố Điểm Nội dung Ghi chú

Quy mô (doanh thu)

A ≥ 800 triệu euro Khi đánh giá

thì lĩnh vực hoạt động

cũng được

các chuyên gia quan tâm theo từng

trường hợp, đó là doanh

nghiệp sản xuất hay phi sản xuất,… Điều này cho phép đánh giá chính xác hơn. B ≥ 160 - 800 triệu euro C ≥ 80 - 160 triệu euro D ≥ 32 - 80 triệu euro E ≥ 16 - 32 triệu euro F ≥ 8 - 16 triệu euro G ≥ 2 - 8 triệu euro H ≥ 1 - 2 triệu euro J < 1 triệu euro N Không đáng kể

X Không được biết đến hoặc số liệu quá cũ (Báo cáo tài

chính đã kết thúc trên 21 tháng)

Tín dụng

0 Những doanh nghiệp đã từng quan hệ tín dụng với ngân hàng và hiện tại không giao dịch nữa.

3

Thỏa mãn 3 điều kiện:

 Tài chính tại thời điểm báo cáo gần nhất tốt

 Năng lực của người lãnh đạo doanh nghiệp tốt

 Giao dịch trả vốn lãi cho ngân hàng tốt

Lưu ý, doanh nghiệp phải đạt điểm 7 trong Đánh giá thanh toán

4

Doanh nghiệp có một trong những dấu hiệu sau:

 Có dấu hiệu kém về hiệu quả kinh doanh và khả

năng tự tài trợ

 Có nhiều khoản chi tiêu tài chính nặng nề trong

năm tài chính hiện hành

 Có dấu hiệu mất cân bằng tài chính

Lưu ý, doanh nghiệp phải đạt điểm 8 trong Đánh giá thanh tốn

5

Doanh nghiệp có một trong những dấu hiệu sau:

 Mức sinh lời kém, khả năng tự tài trợ kém

 Vốn lưu động ròng âm trong năm tài chính hiện hành

 Có sự cố trong khâu thanh toán nên dẫn đến điểm 9

 Có sự cố thay đổi nhân sự có liên quan đến vấn đề tài chính

6

Doanh nghiệp hoạt động xấu:

 Hoạt động lỗ trong 3 năm liên tục

 Gánh nặng về tài chính (Nợ/Nguồn vốn đạt > 80%) liên tục trong 3 năm

 Vốn lưu động rịng âm

 Khơng có khả năng tự trả nợ

 Đang vướng vào vấn đề tố tụng của pháp luật

Thanh toán

7 Thanh toán nợ vay đủ và đúng hạn, giao dịch uy tín,

khơng có khó khăn về ngân quỹ

8

Thanh tốn nợ vay đúng hạn, tuy có ít nhiều khó khăn

về ngân quỹ, nhưng không ảnh hưởng lớn đến việc thanh tốn các khoản tín dụng đến hạn.

9 Thanh tốn khơng đúng hạn, ngân quỹ khó khăn ảnh

hưởng đến việc trả các khoản nợ đến hạn.

Nhà lãnh đạo

0 Khơng lưu trữ thơng tin (khơng có giao dịch)

5 Lãnh đạo doanh nghiệp không thuộc đối tượng xét xử của tịa án

6

Lãnh đạo doanh nghiệp ít nhất 1 lần bị phá sản (thông tin về lãnh đạo của doanh nghiệp được lưu trữ trong 10

năm liên tục). Doanh nghiệp đang bị tòa án xét xử.

Thông tin

T Công khai thông tin minh bạch

R Thiếu/chậm/không hợp tác trong cung cấp thông tin

Nguồn: Tạ Quang Khánh và Nguyễn Hữu Đương (2002)

Tóm tắt chương

Tín dụng ngân hàng là kênh tài trợ vốn quan trọng cho các doanh nghiệp và doanh nghiệp là khách hàng chủ yếu của ngân hàng, do đó rủi ro tín dụng ln tồn tại. Vấn đề là mức chấp nhận rủi ro của ngân hàng cũng như thiết lập các biện pháp phịng ngừa, kiểm sốt rủi ro tín dụng. Một trong các biện pháp được hầu hết các ngân hàng sử dụng là xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.

Việc xếp hạng đều dựa trên cơ sở thu thập thông tin về doanh nghiệp, để phân tích chỉ tiêu định lượng và định tính, nhắm tới mục đích đánh giá khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng. XHTD chính xác hay khơng phụ thuộc nhiều yếu tố như: chuẩn mực kế toán được áp dụng, thu thập và lưu giữ thông tin, lựa chọn các chỉ tiêu phân tích, tiêu chuẩn so sánh, đánh giá,…

Nền tảng lý luận về xếp hạng và kinh nghiệm của một số tổ chức xếp hạng, ngân hàng trên thế giới về XHTD doanh nghiệp là bài học cho Việt Nam học tập và vận dụng.

Chương 2

THỰC TRẠNG XHTD TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK

2.1. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG QUY ĐỊNH VỀ XHTD NỘI BỘ TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

Dựa trên hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật cịn được lưu trữ tại Cổng

thơng tin điện tử Bộ Tư pháp, Xếp hạng tín dụng nội bộ (IRB9) tại các NHTM Việt Nam có thể xem như được ghi nhận chính thức trong Quyết định 299/QĐ-NH5 (gọi tắt Quyết định 299), và đến nay trải qua 3 giai đoạn chính: từ Quyết định 299 –

trước Quyết định 57/2002/QĐ-NHNN (Quyết định 57), từ Quyết định 57 – trước

Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN (Quyết định 493), và từ Quyết định 493 đến nay.

2.1.1. Giai đoạn từ Quyết định 299 – trước Quyết định 57

Quyết định 299 về “Quy chế phân loại dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng” ban hành ngày 13/11/1996 bởi Ngân hàng Nhà nước, với nội dung phân loại dư nợ thành 4 nhóm:

Bảng 2.1 – 4 nhóm nợ theo Quyết định 299

Nhóm nợ Nội dung

Nhóm 1

- Số dư nợ của các khoản vay đang còn trong hạn mà Tổ chức tín

dụng đánh giá là khách hàng vay có khả năng trả nợ (gốc và lãi) đầy

đủ, đúng hạn theo quy định trong hợp đồng vay;

- Số dư nợ của các khoản vay mà khách hàng vay chưa trả được nợ (gốc, lãi) khi đến hạn, nhưng đã được Tổ chức tín dụng gia hạn nợ theo quy định hiện hành và đánh giá là khách hàng vay có khả năng

trả nợ đúng hạn, đầy đủ khi đến hạn trả nợ mới.

Nhóm 2

- Số dư nợ của các khoan vay mà khách hàng vay không trả được một phần hoặc tồn bộ gốc, lãi trong vịng 180 ngày, kể từ ngày đến hạn phải trả.

9

Internal Ratings Based Approach

Nhóm 3

- Số dư nợ của các khoản vay mà khách hàng vay khơng trả được một phần hoặc tồn bộ gốc, lãi trong thời gian từ 181 ngày đến 360 ngày, kể từ ngày đến hạn phải trả.

Nhóm 4

- Số dư nợ của các khoản vay mà khách hàng vay khơng trả được một phần hoặc tồn bộ gốc, lãi sau 360 ngày, kể từ ngày đến hạn phải trả nợ;

- Số dư nợ của các khoản vay cịn trong hạn, nhưng có đủ cơ sở để Tổ chức tín dụng đánh giá là khơng có khả năng thu hồi.

Nguồn: Quyết định 299 (1996)

Quy chế cũng nêu rõ dư nợ tại nhóm 2, 3, 4 phải được phân loại dựa trên các nguyên nhân chủ quan và khách quan, tuy nhiên những nguyên nhân này chưa được nhận diện cụ thể.

Tới Công văn 102/CV-NH1 ban hành ngày 12/02/1997, về việc “Xếp loại, xử lý

dư nợ hiện tại và cho vay mới đối với DNNN”, thì XHTD mới được đề cập với 2

loại chỉ tiêu định tính và định lượng:

 Các chỉ tiêu định tính gồm: phương án sản xuất kinh doanh, định hướng

phát triển, lịch sử quan hệ tín dụng với ngân hàng có đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ nợ hay không.

 Các chỉ tiêu định lượng được dẫn chiếu tới Công văn số 180/CV-TD3,

ngày 20/06/1994 của Ngân hàng Nhà nước trung ương về việc “Hướng dẫn phân tích hoạt động kinh tế và xếp loại doanh nghiệp". Tuy nhiên Công văn này hiện khơng cịn được lưu trữ tại Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp.

Trong giai đoạn này, một số các NHTM đã dần áp dụng hoạt động xếp hạng

doanh nghiệp đi vay để phục vụ cho việc thiết lập chiến lược khách hàng (lựa chọn khách hàng, lựa chọn biện pháp bảo đảm tiền vay) như Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank, trước đây là Incombank) đã bắt đầu thực hiện từ năm 1994,

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) từ năm 1995, Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) từ năm 2000, Ngân hàng Á

Châu (ACB) từ năm 2002,… Các hệ thống xếp hạng này cịn thơ sơ, nhiều thiếu sót (thường đánh giá chủ quan cho các chỉ tiêu định lượng, trùng chỉ tiêu, thiếu chỉ tiêu quan trọng,…) và mang tính hình thức.

Qua khảo sát chưa đầy đủ của học viên, hệ thống XHTD nội bộ của Maritime Bank có thể đánh giá cao hơn cả trong giai đoạn này.

2.1.2. Giai đoạn từ Quyết định 57 – trước Quyết định 493

Trong giai đoạn này, việc XHTD có những chuyển biến tích cực kể từ khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 57 ngày 24/01/2002 về việc “Triển khai thí điểm đề án phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp” đối với CIC (Trung tâm

Thơng tin tín dụng). Theo Quyết định 57, các doanh nghiệp đã được phân loại chi tiết hơn theo ngành kinh tế và theo quy mô:

 Ngành: nông lâm ngư nghiệp; thương mại dịch vụ; xây dựng; công nghiệp;

 Quy mô: lớn; vừa; nhỏ.

Sau khi phân loại ngành và quy mô, doanh nghiệp sẽ được đánh giá và cho điểm 11 chỉ tiêu tài chính theo ngành và quy mơ đó. 11 chỉ tiêu tài chính thuộc 4 nhóm:

Bảng 2.2 – 11 chỉ tiêu tài chính theo Quyết định 57

TT Chỉ tiêu TT Chỉ tiêu

Các chỉ tiêu thanh khoản Các chỉ tiêu cân nợ

1 Khả năng thanh toán ngắn hạn 6 Nợ phải trả/Tổng tài sản 2 Khả năng thanh toán nhanh 7 Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu

8 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ ngân hàng

Các chỉ tiêu hoạt động Các chỉ tiêu thu nhập

3 Vòng quay hàng tồn kho 9 Tổng thu nhập trước thuế/Doanh thu 4 Kỳ thu tiền bình quân 10 Tổng thu nhập trước thuế/Tổng tài sản

5 Hiệu quả sử dụng tài

sản(DT/TTS) 11 Tổng thu nhập trước thuế/Vốn chủ sở hữu

Nguồn: Quyết định 57 (2002)

Điểm số của các chỉ tiêu sẽ được điều chỉnh với trọng số, và tổng điểm sau cùng được phân theo 6 hạng mức từ AA đến C.

Bảng 2.3 - Xếp loại tín dụng doanh nghiệp theo Quyết định 57

Ký hiệu

xếp loại Nội dung

AA Doanh nghiệp này là doanh nghiệp hoạt động rất tốt, đạt hiệu quả cao và

có triển vọng tốt đẹp. Rủi ro thấp.

A Doanh nghiệp này là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, có tiềm năng phát triển. Rủi ro thấp.

BB

Doanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả, có tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, có hạn chế nhất định về nguồn lực tài chính và có những nguy cơ tiềm ẩn. Rủi ro thấp.

B Doanh nghiệp hạng này hoạt động chưa đạt hiệu quả, khả năng tự chủ tài chính thấp, có nguy cơ tiềm ẩn. Rủi ro trung bình.

CC Doanh nghiệp này có hiệu quả hoạt động thấp, tài chính yếu kém, thiếu khả năng tự chủ về tài chính. Rủi ro cao.

C Doanh nghiệp này kinh doanh thua lỗ kéo dài, tình hình tài chính yếu, khơng có khả năng tự chủ tài chính, có nguy cơ phá sản. Rủi ro rất cao.

Nguồn: Quyết định 57 (2002)

Cuối năm 2004, phần lớn ngân hàng đã hoàn thành sổ tay tín dụng của mình,

trong đó có hướng dẫn về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Về cơ bản, hệ thống

XHTD nội bộ của các ngân hàng đều dựa trên Quyết định 57 về 11 chỉ tiêu tài

chính. Riêng BIDV có điều chỉnh thêm bớt một vài tỷ số, và điều chỉnh này đem lại

hiệu quả hơn. Cụ thể là việc thay thế tỷ số Nợ phải trả/Tổng tài sản và Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu bằng tỷ số Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản để tránh tính điểm hai

lần cho chỉ tiêu cấu trúc vốn và loại bỏ tỷ số Nợ quá hạn/Tổng dư nợ ngân hàng vì

khơng liên quan đến rủi ro tín dụng của doanh nghiệp.

Các ngân hàng cũng phát triển nhiều chỉ tiêu phi tài chính hơn Quyết định 57 để

đánh giá đầy đủ hơn các rủi ro có thể ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của doanh

nghiệp theo phương pháp chuyên gia.

Nhìn chung, hệ thống XHTD doanh nghiệp của các ngân hàng trong giai đoạn

này đã có nhiều tiến bộ với phương pháp đánh giá chi tiết hơn. Tuy nhiên, nó vẫn chưa đủ mạnh để có thể ứng dụng hiệu quả trong thực tế. Đó cũng là lý do các ngân

hàng sử dụng hệ thống XHTD với mục đích tham khảo là chính, làm theo quy định,

XHTD nội bộ của Vietcombank là ví dụ minh họa cho việc xếp hạng khách hàng của các ngân hàng trong giai đoạn này.

2.1.3. Giai đoạn từ Quyết định 493 đến nay

Sự kiện quan trọng nhất trong giai đoạn này là sự ra đời của Quyết định 493 về việc “phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt

động ngân hàng của tổ chức tín dụng” ban hành ngày 22/04/2005; và Quyết định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình XHTD nội bộ doanh nghiệp chế biến thủy sản tại ngân hàng kỹ thương việt nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)