XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP TẠI TECHCOMBANK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình XHTD nội bộ doanh nghiệp chế biến thủy sản tại ngân hàng kỹ thương việt nam (Trang 50)

2.2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Techcombank

Lịch sử hình thành Techcombank

Techcombank được thành lập ngày 27/09/1993 với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng, đến nay Techcombank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại

cổ phần hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt gần 190 ngàn tỷ đồng (tính đến hết

năm 2012).

Techcombank có cổ đơng chiến lược là ngân hàng HSBC. Với mạng lưới hơn

300 chi nhánh, phòng giao dịch trong cả nước. Hiện tại, với đội ngũ nhân viên lên tới 7.200 người, Techcombank luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu về dịch vụ dành

cho khách hàng. Techcombank hiện phục vụ trên 2,3 triệu khách hàng cá nhân, trên 66 .000 khách hàng doanh nghiệp.

Tầm nhìn: Trở thành Ngân hàng tốt nhất và doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam. Sứ mệnh

 Trở thành đối tác tài chính được lựa chọn và đáng tin cậy nhất của khách hàng nhờ khả năng cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng và dựa trên cơ sở luôn coi khách hàng làm trọng tâm.

 Tạo dựng cho cán bộ nhân viên một môi trường làm việc tốt nhất với nhiều

cơ hội để phát triển năng lực, đóng góp giá trị và tạo dựng sự nghiệp thành đạt.

 Mang lại cho cổ đông những lợi ích hấp dẫn, lâu dài thông qua việc triển khai một chiến lược phát triển kinh doanh nhanh mạnh song song với việc áp dụng các thông lệ quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế.

5 Giá trị cốt lõi

 Khách hàng là trên hết

 Liên tục cải tiến

 Tinh thần phối hợp

 Phát triển nhân lực

 Cam kết hành động.

2.2.2. Hệ thống XHTD nội bộ doanh nghiệp của Techcombank

Hệ thống XHTD nội bộ doanh nghiệp của TCB dựa trên 2 nhóm chỉ tiêu:

 Nhóm chỉ tiêu tài chính: dựa trên thơng tin BCTC của khách hàng

 Nhóm chỉ tiêu phi tài chính: dựa trên các thơng tin định tính về khách hàng,

trong đó có bao gồm lịch sử giao dịch của khách hàng doanh nghiệp trong

thời gian quan hệ với TCB (thông tin từ phần mềm T24) và lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng với các tổ chức tín dụng (thơng tin từ CIC).

Hệ thống XHTD nội bộ doanh nghiệp của Techcombank dựa trên sự kết hợp của 4 nhóm chỉ tiêu để đưa ra điểm số, tương ứng với các hạng của khách hàng. Thang

điểm và trọng số của các chỉ tiêu lượng hóa mức độ ảnh hưởng đến khả năng có nợ

quá hạn của khách hàng được tính tốn dựa trên các phương pháp toán thống kê. Hạng suy giảm dần theo thứ tự A1, A2, A3, B1, B2, B3, C1, C2, C3, D1.

Các chỉ tiêu được chấm theo quy mơ (lớn/trung bình/nhỏ dựa vào thơng tin vốn chủ sở hữu, lao động, doanh thu thuần, tổng tài sản) và theo 30 ngành khác nhau. Bảng chấm quy mô doanh nghiệp ngành chế biến thủy sản cụ thể trong Bảng 2.6.

Bảng 2.6 - Chấm quy mô doanh nghiệp ngành chế biến thủy sản

Mức điểm

Chỉ tiêu

Vốn chủ sở hữu Lao động Doanh thu thuần Tổng tài sản

8 Từ 100 tỷ đồng trở lên Từ 700 người trở lên Từ 400 tỷ đồng trở lên Từ 200 tỷ đồng trở lên 7 Từ 85 tỷ đến dưới 100 tỷ đồng Từ 500 người đến dưới 700 người Từ 250 tỷ đến dưới 400 tỷ đồng Từ 170 tỷ đến dưới 200 tỷ đồng 6 Từ 70 tỷ đến dưới 85 tỷ đồng Từ 300 người đến dưới 500 người Từ 200 tỷ đến dưới 250 tỷ đồng Từ 140 tỷ đến dưới 170 tỷ đồng 5 Từ 55 tỷ đến dưới 70 tỷ đồng Từ 200 người đến dưới 300 người Từ 150 tỷ đến dưới 200 tỷ đồng Từ 110 tỷ đến dưới 140 tỷ đồng 4 Từ 40 tỷ đến dưới 55 tỷ đồng Từ 150 người đến dưới 200 người Từ 100 tỷ đến dưới 150 tỷ đồng Từ 80 tỷ đến dưới 110 tỷ đồng 3 Từ 25 tỷ đến dưới 40 tỷ đồng Từ 100 người đến dưới 150 người Từ 50 tỷ đến dưới 100 tỷ đồng Từ 50 tỷ đến dưới 80 tỷ đồng 2 Từ 10 tỷ đến dưới 25 tỷ đồng Từ 50 người đến dưới 100 người Từ 20 tỷ đến dưới 50 tỷ đồng Từ 15 tỷ đến dưới 50 tỷ đồng

1 Dưới 10 tỷ đồng Dưới 50 người Dưới 20 tỷ đồng Dưới 15 tỷ đồng

Xếp loại quy mô

0-10 Nhỏ

11-20 Trung bình

21-24 Lớn

Nguồn: Techcombank

Các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính chi tiết tại Phụ lục 2, 3 đính kèm. Điểm số chấm được sẽ điều chỉnh theo trọng số tương ứng với trường hợp BCTC đã kiểm

Bảng 2.7 – Trọng số các chỉ tiêu đánh giá

Điểm tài chính Điểm phi tài chính

BCTC đã kiểm tốn 35% 65%

BCTC chưa kiểm toán 30% 70%

Nguồn: Techcombank

Điểm của các chỉ tiêu sau khi điều chỉnh theo trọng số sẽ được phân loại vào 10

mức xếp hạng, cụ thể:

Bảng 2.8 – Các mức XHTD

Tổng số điểm Xếp hạng Phân loại nợ

90 100 A1 Đủ tiêu chuẩn 80 90 A2 Đủ tiêu chuẩn 75 80 A3 Đủ tiêu chuẩn 70 75 B1 Cần chú ý 65 70 B2 Cần chú ý 60 65 B3 Cần chú ý

56 60 C1 Dưới tiêu chuẩn

53 56 C2 Dưới tiêu chuẩn

45 53 C3 Nghi ngờ

20 45 D1 Có khả năng mất vốn

Nguồn: Techcombank

Ưu điểm

 Đã kết hợp được yếu tố cứng và yếu tố mềm trong hệ thống xếp hạng.  Hệ thống xếp hạng đã xem xét đến yếu tố quy mô ảnh hưởng đến các chỉ

tiêu tài chính, và phân loại theo 30 ngành nghề khác nhau.

 Đã đưa chỉ tiêu tài chính EBIT/Chi phí lãi vay vào đánh giá xếp hạng chỉ tiêu tài chính, đó là chỉ tiêu được đánh giá cao bởi các tổ chức xếp hạng

tiên tiến trên thế giới.

Nhược điểm

 Cách thức xếp hạng chủ yếu là chấm điểm hơn là ứng dụng các nghiên

cứu định lượng để tìm ra mối quan hệ giữa các nhân tố tác động tới hạng tín dụng.

 Chưa đưa được các chỉ tiêu dòng tiền vào bảng đánh giá chỉ tiêu tài chính.  Trọng số của các chỉ tiêu phi tài chính cịn khá cao, ảnh hưởng đến tính

khách quan trong kết quả xếp hạng.

Từ những tồn tại của hệ thống XHTD nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp của Techcombank, tác giả luận văn kiến nghị Xây dựng mơ hình được trình bảy trong Chương 3.

Chương 3

XÂY DỰNG MƠ HÌNH XHTD NỘI BỘ

DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TẠI TECHCOMBANK

Trong chương 1, 2 đã trình bày một cách có hệ thống về XHTD, cũng như thống

kê một số kết quả nghiên cứu trước đây, kinh nghiệm trên thế giới cũng như thực trạng XHTD tại Techcombank. Từ đó, với hy vọng đóng góp thêm một tài liệu nhỏ trong vơ vàn các cơng trình đồ sộ về XHTD. Hướng nghiên cứu nhỏ này đang cố gắng đi sát với thực tiễn Việt Nam và của ngân hàng Techcombank:

 Nền kinh tế Việt Nam đang trong công cuộc Đổi mới, với sự ra đời bùng

nổ của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ.

Thông thường các doanh nghiệp này có BCTC chưa được kiểm toán, và

hoạt động mang tính gia đình.

 Chưa ứng dụng mạnh mơ hình tốn học vào XHTD nội bộ của Ngân hàng.

Loại bỏ tính chủ quan đối với các chỉ tiêu định lượng.

 Việc XHTD doanh nghiệp chế biến thủy sản, đơn thuần chỉ là cách để thu hẹp phạm vi nghiên cứu, đồng thời tăng tính ứng dụng thực tiễn của nghiên cứu, với tham vọng đưa ra một hàm tốn học phù hợp nhất có thể với các

đặc trưng của ngành chế biến thủy sản tại Techcombank.

3.1. SƠ LƯỢC NGÀNH VÀ DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN 3.1.1. Sơ lược ngành chế biến thủy sản Việt Nam

Theo Hiệp hội thủy sản Việt Nam, ngành thủy sản có tỷ lệ xuất khẩu/GDP thuộc loại cao nhất trong các ngành và cao hơn nhiều so với tỷ lệ tương ứng của toàn bộ nền kinh tế (năm 2012 đạt khoảng 103,3% so với 81,6%). Từ năm 2000 đến 2009 ghi nhận sự tăng trưởng liên tục trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản (bình quân tăng 16,6%/năm), từ năm 2010 đến nay, tăng trưởng không ổn định: năm 2010 tăng 16,7%, năm 2011 tăng 21,8%, năm 2012 giảm 0,3%.

Theo trang thơng tin chính thức của Thủ tướng Chính phủ, dư nợ đối với nơng, lâm, thủy sản chiếm khoảng trên 20% tổng dư nợ ngân hàng. Doanh số cấp tín dụng

ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 đạt 621.584 tỷ đồng, trong đó tín dụng TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

ngành chế biến thủy sản chiếm 5,7% (tương đương 35.245 tỷ đồng). Tỷ lệ nợ xấu trong ngành chế biến thủy sản là khoảng 6%.

3.1.2. Đặc trưng mơ hình XHTD nội bộ đối với doanh nghiệp chế biến thủy sản

Doanh nghiệp chế biến thủy sản là đối tượng xếp hạng, do đó, cần thiết hiểu được đặc trưng của đối tượng, để hiểu được đặc trưng của mơ hình xếp hạng đối

với doanh nghiệp chế biến thủy sản. Đặc trưng của khách hàng doanh nghiệp chế biến thủy sản theo Báo cáo ngành tháng 4/2013 của Techcombank như sau:

 Khoảng 90% doanh nghiệp hoạt động trong ngành chế biến thủy sản tham gia vào hoạt động xuất khẩu, nhu cầu về giao dịch ngoại tệ cao, như thanh tốn quốc tế, mua bán ngoại tệ, tín dụng,...

 Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu chi phối nhiều bởi các quy

định về vệ sinh an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng/công nghệ ứng dụng các quy định rào cản thương mại của các nước

nhập khẩu. Do nên, cần thiết đưa vào mơ hình xếp hạng những chỉ tiêu đặc

trưng này.

 Dòng tiền và khả năng sinh lời của đối tượng xếp hạng không ổn định: Do giá nguyên liệu đầu vào dễ biến động trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, mùa vụ hay thiên tai. Chi phí gia tăng có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận và dòng tiền của doanh nghiệp. Do nên, các chỉ tiêu về dòng tiền để trang trải nợ vay và chỉ tiêu đo lường tỷ suất sinh lời được đưa vào mơ hình nhiều hơn.

3.1.3. Tình hình cho vay thủy sản tại Techcombank

Tổng dư nợ ngành thủy sản tại Techcombank tính đến 31/12/2012 đạt 445 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1.76% tổng giá trị danh mục cho vay 25.283 tỷ đồng của Khối

khách hàng doanh nghiệp, trong đó chưa bao gồm dư nợ xấu của 4 doanh nghiệp là 33.8 tỷ đồng (hiện đã bán cho AMC). Trường hợp tính cả dư nợ đã bán cho AMC thì NPL ngành thủy sản là 7.6%. Lãi suất cho vay bình quân ngành thủy sản là 14.7% (lãi suất VND) và 6.2% (lãi suất USD)

Hình 3.1 – Diễn biến dư nợ ngành thủy sản tại Techcombank

3.1.4. Định hướng kinh doanh đối với khách hàng thủy sản đến 31/12/2013 Tập trung tối đa khai thác, phục vụ các khách hàng hiện hữu: Tập trung tối đa khai thác, phục vụ các khách hàng hiện hữu:

Hiện tại, danh mục khách hàng thủy sản tại Techcombank gồm có 32 khách hàng, cần ưu tiên tập trung phân tích và lựa chọn những khách hàng tối ưu nhất tại

địa bàn, nhằm tiếp tục cung cấp SPDV theo nhóm 5 tiêu chí định hướng chung:  Doanh nghiệp chế biến thuỷ sản có thị trường xuất khẩu tốt, đa dạng,

không phụ thuộc quá lớn vào một thị trường, ưu tiên các doanh nghiệp

không bị áp thuế chống phá giá hoặc có tên trong danh sách bị áp thuế chống phá giá (POR8) của Mỹ hoặc các hàng rào kỹ thuật khác của nước nhập khẩu đối với thị trường xuất khẩu chính của doanh nghiệp;

 Ưu tiên doanh nghiệp chế biến thuỷ sản có quy trình sản xuất, chế biến

xuất khẩu khép kín từ khâu con giống, thức ăn, vùng ni, chế biến và xuất khẩu nhằm chủ động nguyên liệu và tiết giảm chi phí đầu vào, tăng khả năng cạnh tranh đối với sản phẩm đầu ra trong bối cảnh kinh tế Việt Nam

và thế giới đang gặp rất nhiều khó khăn;

 Hạn chế tối đa các doanh nghiệp bị mất cân đối tài chính dài hạn do việc

đầu tư dàn trải và thiếu hiệu quả trong các năm vừa qua, đặc biệt lưu ý đối

với các doanh nghiệp đầu tư ngồi ngành và khơng phục vụ cho hoạt động kinh doanh chính là chế biến xuất khẩu thủy sản.

 Ưu tiên tiếp nhận các TSBĐ có chất lượng tốt như tài sản bảo đảm là nhóm

1(Hợp đồng tiền gửi/ Sổ tiết kiệm/...), bất động sản, máy móc thiết bị hoặc hàng hóa có khả năng đánh giá và kiểm soát tốt.

 Ưu tiên các doanh nghiệp có thời gian quan hệ giao dịch lâu năm, được đánh giá tốt và xếp hạng tín dụng cao tại Techcombank, chưa phát sinh nợ

quá hạn từ nhóm 2 trở lên tại tất cả các TCTD trong 2 năm gần nhất.

Tiếp cận và khai thác khách hàng mới có hoạt động kinh doanh hiệu quả

Chỉ tiếp cận các khách hàng thủy sản mới với hoạt động kinh doanh hiệu quả và uy tín vượt trội trong ngành hoặc chỉ ưu tiên khai thác hệ khách hàng mới theo

hướng thực hiện các dịch vụ phi tín dụng như: FX/Casa/tiền gửi/chiết khấu Bộ chứng từ hoặc các dịch vụ khác.

3.2. XÂY DỰNG MƠ HÌNH 3.2.1. Lựa chọn mơ hình

Các tiêu chí đối với mơ hình XHTD

 Tính ứng dụng: kết quả thể hiện trong XHTD phải tương ướng với khả năng thực hiện nghĩa vụ tín dụng đối với bên đối tác, cụ thể là đối với ngân hàng. Tiêu chí này được xem là một yêu cầu đầu tiên đối với một mơ hình

xếp hạng.

 Tính đầy đủ: kết quả xếp hạng phải bao trùm được đầy đủ những thông tin liên quan đến nguy cơ phát sinh nợ xấu. Do đó, để đảm bảo tính đầy đủ

trong XHTD, hiệp ước Basel II yêu cầu các TCTD xem xét tất cả các thơng tin có sẵn trong báo cáo tài chính khi tiến hành xếp hạng doanh nghiệp.

 Tính khách quan: kết quả XHTD phải loại bỏ được tối đa ý kiến chủ quan của nhân viên tín dụng bằng cách ứng dụng mơ hình thống kê tốn học và công nghệ thông tin vào XHTD.

 Tính phù hợp: doanh nghiệp vừa và nhỏ là bộ phận khách hàng trọng yếu

đối với Techcombank, phần đa BCTC của nhóm khách hàng này khơng

được kiểm toán, dữ liệu về dòng tiền và khấu hao chưa rõ ràng, thơng tin chưa thực sự minh bạch. Do đó, cần thiết thiết kế mơ hình XHTD phù hợp

với thực trạng thơng tin tài chính.

Với các tiêu chí nêu trên và đặc điểm nền kinh tế Việt Nam hiện nay, cũng như với các ưu điểm của phương pháp kết hợp. Vì vậy, nghiên cứu đề xuất Xây dựng mơ hình XHTD là mơ hình kết hợp của:

i. Mơ hình chun gia: đối với dữ liệu định tính theo phương pháp

chấm điểm. Các chỉ tiêu định tính được sử dụng theo Bộ chỉ tiêu phi tài chính của Ernst&Young (Chi tiết theo Phụ lục đính kèm)

ii. Mơ hình hồi quy Logistic: đối với dữ liệu định lượng, được lấy từ

BCTC của các doanh nghiệp

Từ mục 3.2.2 đến mục 3.2.4 sẽ tập trung xây dựng mơ hình hồi quy Logistic để phân biệt 2 nhóm doanh nghiệp có nguy cơ/có nợ xấu và nhóm doanh nghiệp khơng có nguy cơ/khơng có nợ xấu trong ngành chế biến thủy sản.

3.2.2. Chọn mẫu và mô tả mẫu

Thu thập thông tin, số liệu cho mẫu là một giai đoạn quan trọng trong bất kỳ một nghiên cứu định lượng nào, bởi số liệu chính xác sẽ mơ tả tốt nhất cho việc xây dựng mơ hình. Tuy nhiên trên thực tế, khơng ít doanh nghiệp vẫn có 3 BCTC: một báo cáo lỗ để “né” thuế, một báo cáo lãi để vay vốn và một báo cáo trung thực chỉ có Ban lãnh đạo biết. Tất nhiên phải chấp nhận rủi ro mang tính khách quan trong mẫu quan sát, nên tôi giả định rằng những quan sát thu thập được phần lớn nằm trong số doanh nghiệp trung thực hoặc tính về trung bình có thể loại bỏ được các

yếu tố sai lệch.

Đề tài đã chọn mẫu là thơng tin tài chính 2 năm gần nhất (2011, 2012) của 37

doanh nghiệp chế biến thủy sản được giao dịch trên các sàn chứng khốn (chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình XHTD nội bộ doanh nghiệp chế biến thủy sản tại ngân hàng kỹ thương việt nam (Trang 50)