Sứ mệnh, các giá trị, tầm nhìn, chiến lược

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng thẻ điểm cân bằng (balanced scorecard) trong việc đánh giá thành quả hoạt động tại công ty CP dịch vụ lắp đặt, vận hàng và bảo dưỡng các công trình dầu khí biển PTSC POS (Trang 25 - 27)

1.1. Tổng quan về Balanced Scorecard

1.1.3. Sứ mệnh, các giá trị, tầm nhìn, chiến lược

Một thẻ điểm cần bằng hiệu quả phải nhất quán với sứ mệnh, các giá trị, tầm nhìn và chiến lược của tổ chức.

Thẻ điểm cân bằng Sứ mệnh Tại sao chúng ta tồn tại Dẫn dắt các nguyên lý Các giá trị Tầm nhìn Bức tranh bằng lời

của tương lai Liên kết

các hoạt động Chiến lược

Sơ đồ 1.5. Thẻ điểm cân bằng diễn giải Sứ mệnh, các giá trị, tầm nhìn và chiến lược

(Nguồn: Paul R.Niven (2009), Thẻ điểm cân bằng, NXB Tổng Hợp TP.HCM, trang 141) Trong đó:

a. Sứ mệnh

Một sứ mệnh xác định mục đích cốt lõi của tổ chức – tại sao nó tồn tại. Các tuyên bố sứ mệnh hiệu quả cần đảm bảo các yêu cầu sau: tạo nên sự thay đổi, có tính dài hạn, dễ hiểu và dễ truyền đạt.

Để xây dựng tuyên bố sứ mệnh chúng ta cần đến tầm suy nghĩ sâu rộng của một nhà điều hành cấp cao để xem xét tồn bộ những lựa chọn mà tổ chức đang có. Nên để càng nhiều người càng tốt xem xét lại các phác thảo tuyên bố sứ mệnh.

Một sứ mệnh hiệu quả có thể được xây dựng bằng kỹ thuật “5 Whys” và phải gợi lên sự thay đổi, phải dễ hiểu, dễ truyền đạt và có tính dài hạn.

Thẻ điểm cân bằng cho phép một tổ chức diễn giải sứ mệnh của mình thành các mục tiêu cụ thể, thống nhất tất cả các nhân viên. Để tạo ra một định hướng hiệu quả, các thước đo trên một Thẻ điểm cân bằng phải phản ánh những khát vọng được biểu thị trong tuyên bố sứ mệnh.

b. Các giá trị

Các giá trị đại diện cho những niềm tin sâu sắc trong tổ chức và những nguyên lý trường tồn mà tổ chức sử dụng để dẫn dắt việc ra quyết định. Các giá trị thường phản ánh những niềm tin cá nhân bắt nguồn từ một vị giám đốc điều hành hay nhà lãnh đạo mạnh mẽ15

.

Thẻ điểm cân bằng giúp đánh giá sự nhất quán của các giá trị trong tổ chức. Có thể sử dụng thẻ điểm để theo dõi phạm vi mà tổ chức thực hiện những giá trị được tuyên bố của mình.

c. Tầm nhìn

Tầm nhìn là sự chuyển đổi từ sứ mệnh và các giá trị trường tồn thành một chiến lược đầy khí thế và năng động. Tầm nhìn cung cấp một bức tranh bằng lời về hình ảnh tương lai mà tổ chức hướng đến – có thể là 5, 10 hay 20 năm sau. Tuyên bố tầm nhìn tạo ra một động lực quan trọng bằng cách làm rõ định hướng, thúc đẩy hành động và điều phối các nỗ lực.

Tầm nhìn có thể tạo ra hiệu ứng kích thích cho tồn bộ tổ chức nếu được tuyên bố rõ ràng, có giới hạn thời gian và ln được đội ngũ quản trị cấp cao ủng hộ.

Tun bố tầm nhìn khơng nên trừu tượng, phải thể hiện càng cụ thể càng tốt tình trạng mong muốn và tạo dựng cơ sở cho việc hình thành các chiến lược và mục tiêu.

Các tầm nhìn hiệu quả sẽ hấp dẫn tất cả các bên có lợi ích liên quan, nhất quán với sứ mệnh và các giá trị, ngắn gọn súc tích, có thể xác minh được, khả thi và tạo được cảm hứng. Các tuyên bố tầm nhìn có thể được xây dựng thông qua việc phỏng vấn các nhà điều hành cấp cao hoặc tổ chức các bài tập “thiết lập tầm nhìn” theo nhóm. Thẻ điểm có vai trị xác định sự kết hợp hợp lý của các khả năng, quy trình, tuyên bố giá trị khách hàng sẽ dẫn tới tương lai tài chính mong đợi của bạn.

d. Chiến lược

Chiến lược là các hành động cụ thể và chi tiết thực hiện để đạt được tương lai mong muốn. Việc lập chiến lược có hiệu quả liên quan đến sự kết hợp một tập hợp các hoạt động khác biệt so với đối thủ để tạo ra giá trị cho các khách hàng.

15

Thẻ điểm cân bằng diễn giải chiến lược thành những thành phần xuất hiện trong cả bốn phương diện. Sau đó, chiến lược sẽ trở nên sáng tỏ khi các nhân viên từ khắp tổ chức tập trung vào các thành phần chiến lược mà họ có thể ảnh hưởng tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng thẻ điểm cân bằng (balanced scorecard) trong việc đánh giá thành quả hoạt động tại công ty CP dịch vụ lắp đặt, vận hàng và bảo dưỡng các công trình dầu khí biển PTSC POS (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)