5. Kết cấu đề tài
2.4. Kết quả từ khảo sát
2.4.1. Kết quả từ kiểm định thang đo
Bảng 2.7: Kết quả kiểm định Cronbach's Alpha
STT Nhân tố Cronbach’s Alpha
1 Bản chất công việc 0.811
2 Phúc lợi 0.841
3 Đồng nghiệp 0.846
4 Môi trường làm việc 0.434
5 Đào tạo thăng tiến 0.858
6 Tiền lương 0.835
7 Cấp trên 0.813
8 Thỏa mãn công việc 0.797
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả (2015) Sau khi tiến hành kiểm định thang đo ta thấy nhóm biến mơi trường làm việc có tương quan biến tổng (Item – Total Correlation) đều nhỏ hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha đều nhỏ hơn 0.6 nên loại các biến này (Nunnally và BernStein, 1994). Chính vì
vậy, nhóm biến gồm (env1) Trang thiết bị nơi làm việc sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh; (env2) Anh/Chị không lo lắng về việc mất việc làm; (env3) Anh/Chị làm việc trong điều kiện an tồn; (env4) Anh/Chị làm trong mơi trường đầy đủ tiện nghi phục vụ cho công việc, sẽ bị loại để không ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong mơ hình nghiên cứu, các nhóm biến cịn lại đều phù hợp để tiếp tục nghiên cứu. Nhóm biến mơi trường làm việc bị loại có thể giải thích như sau:
Đa số nhân viên trong cuộc khảo sát là Sale (171/200) tính chất cơng việc đặc thù của Sale chủ yếu làm việc với khách hàng nhà phân phối ở bên ngồi Cơng ty. Do đó Cơng ty rất khó kiểm sốt về mơi trường làm việc như: mức độ an toàn, sạch sẽ… tại nơi nhân viên làm việc. Chính vì vậy thơng qua cuộc khảo sát đã nhận định rằng môi trường làm việc nằm ngồi phạm vi kiểm sốt của Humana Việt Nam.
2.4.2. Kết quả về phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích nhân tố khám phá EFA là kỹ thuật phân tích được sử dụng nhằm xác định các tập hợp biến cần thiết và tìm ra mối quan hệ giữa các biến. Các tiêu chuẩn cần phải chú ý khi phân tích nhân tố khám phá EFA:
Thứ nhất, chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA - hệ số KMO, phân tích nhân tố thích hợp khi 0.5 ≤ KMO ≤ 1. Kiểm định Barlett xem xét giả thuyết về mức độ tương quan giữa các biến quan sát với nhau trong tổng thể. Kiểm định này có ý nghĩa thống kê khi Sig ≤ 0.05, điều này có nghĩa là các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005, 262).
Thứ hai, hệ số tải nhân tố (Factors loading) ≤ 0.5 (Hair và các cộng sự, 1998) hoặc khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≤ 0.30 (Jabnoun & Al–Tamimi, 2003) sẽ bị loại.
Thứ ba, thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích (Cumulative % Extraction Sums of Squared Loadings) ≥ 50% (Gerbing & Anderson, 1988).
Thứ tư, điểm dừng khi trích các yếu tố có hệ số Eigenvalue phải có giá trị ≥ 1 (Gerbing & Anderson 1988).
2.4.2.1. Kết quả phân tích nhân tố các biến độc lập
Trong kết quả phân tích EFA lần 1 (xem phụ lục 7), kiểm định KMO và Barlett’s cho chỉ số KMO đạt 0.868 và giá trị kiểm định mức ý nghĩa Sig đạt 0%. Kết quả phân tích cũng cho thấy có 6 nhân tố được hình thành, tổng phương sai trích của mơ hình đạt 69.813% tổng biến thiên của mẫu khảo sát, điểm dừng khi trích 6 nhân tố có hệ số eigenvalue là 1.184. Các biến (work1) Công việc cho phép Anh/Chị sử dụng tốt các năng lực cá nhân; (ben4) Các phúc lợi khác của Công ty như hổ trợ mua nhà, nhà ăn cho nhân viên… là tốt, đồng thời ở ba vùng thang đo mà độ chênh lệch < 0.3; biến (cow4) những người mà Anh/Chị làm việc thường giúp đỡ lẫn nhau, đồng thời ở cùng 2 vùng thang đo có chênh lệch giữa 2 thang đo < 0.3. Do đó, tác giả đã tiến hành loại bỏ 3 biến này và đưa 22 biến còn lại vào nhân tố EFA lần 2.
Kết quả phân tích nhân tố lần thứ hai sau khi loại biến ben4, cow4, work1 cho thấy, kiểm định KMO và Barlett’s cho chỉ số KMO đạt 0.852 và giá trị kiểm định mức ý nghĩa Sig đạt 0%. Kết quả phân tích cũng cho thấy có 6 nhân tố được hình thành, tổng phương sai trích của mơ hình đạt 71.468% tổng biến thiên của mẫu khảo sát, điểm dừng khi trích 6 nhân tố có hệ số eigenvalue là 1.033. Những chỉ số trên hoàn toàn thỏa điều kiện để mơ hình phân tích nhân tố khám phá đạt sự thích hợp trong phân tích.(Xem phụ lục 7)
Nhân tố thứ nhất gồm 5 biến quan sát gọi chung là “Tiền lương” kí hiệu “pay”. Cụ thể Tiền lương tương xứng với kết quả làm việc (pay1); Thanh toán tiền lương đúng thời hạn (pay3); Anh/Chị được tăng lương định kỳ (pay4); Tiền lương được trả công bằng giữa các nhân viên trong Công ty (pay2); Khi cơng việc hồn thành tốt sẽ được Cơng ty rất hoan nghênh (work4).
Nhân tố thứ hai gồm 5 biến quan sát gọi chung là “Cấp trên” kí hiệu “sup”. Cụ thể Anh/Chị biết được nhận xét của cấp trên về mức độ hồn thành cơng việc (sup4);
Anh/Chị được sử hỗ trợ của cấp trên (sup5); Anh/Chị được đối xử công bằng, không phân biệt (sup2); Cấp trên chủ động tiếp nhận ý kiến của Anh/Chị (sup1); Tác phong của cấp trên lịch sự, hòa nhã (sup3).
Nhân tố thứ ba gồm 4 biến quan sát gọi chung là “Đào tạo thăng tiến” kí hiệu “prom”. Cụ thể Anh/Chị được cung cấp những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc (prom3); Công ty tạo cho Anh/Chị nhiều cơ hội thăng tiến (prom2); Anh/Chị được biết những điều kiện để được thăng tiến (prom1); Chính sách thăng tiến của Công ty công bằng (prom4).
Nhân tố thứ tư gồm 3 biến quan sát gọi chung là “Phúc lợi” kí hiệu “ben”. Cụ thể Hàng năm Cơng ty đều có tổ chức cho nhân viên đi du lịch, nghỉ dưỡng (ben3); Công ty luôn tạo điều kiện cho Anh/Chị được nghỉ phép khi có nhu cầu (ben2); Cơng ty có chế độ bảo hiểm tốt (ben1).
Nhân tố thứ năm gồm 3 biến quan sát gọi chung là “Đồng nghiệp” kí hiệu “cow”. Cụ thể Đồng nghiệp của Anh/Chị thoải mái, dễ chịu (cow1); Anh/Chị và các đồng nghiệp phối hợp làm việc tốt (cow2); Những người mà Anh/Chị làm việc rất thân thiện (cow3). Nhân tố thứ sáu gồm 2 biến quan sát gọi chung là “Bản chất cơng việc” kí hiệu “work”. Cụ thể Cơng việc của Anh/Chị có nhiều thách thức (work3); Anh/Chị cảm thấy cơng việc mình đang làm rất thú vị (work2).
2.4.2.2. Kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc
Kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc cho thấy, kiểm định KMO và Barlett’s cho chỉ số KMO đạt 0.701 và giá trị kiểm định mức ý nghĩa Sig đạt 0%. Kết quả phân tích cũng cho thấy có 1 nhân tố được hình thành, tổng phương sai trích của mơ hình đạt 71.523% tổng biến thiên của mẫu khảo sát, điểm dừng khi trích 1 nhân tố có hệ số eigenvalue là 2.146. Những chỉ số trên hoàn tồn thỏa điều kiện để mơ hình phân tích nhân tố khám phá đạt sự thích hợp trong phân tích.(Xem phụ lục 7)