CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÍ THUYẾT
2.3.3 Những sai phạm thường gặp trong quản lý tài sản cố định
Thực tế cho thấy, quá trình quản lý TSCĐ trong DN đã gặp phải một số sai phạm sau:
- Sai phạm liên quan đến quyết định đầu tư: Đầu tư khơng đúng dẫn đến lãng phí hoặc mất cân đối tài chính; Mua cho cá nhân nhưng tính vào tài sản của đơn vị.
- Sai phạm đối với việc ghi nhận và sử dụng TSCĐ:
+ Ghi nhận thông tin TSCĐ: Ghi chép TSCĐ khơng chính xác và kịp thời. Lựa chọn phương pháp khấu hao khơng phù hợp, ước tính sai thời gian hữu dụng của TSCĐ; Không ghi chép kịp thời các chi phí bảo trì, sửa chữa dẫn đến việc hạch tốn sai chi phí; Khơng ước tính rủi ro xảy ra, khơng mua bảo hiểm cho các TSCĐ có giá trị lớn; Gây thất thốt TSCĐ do khơng kiểm kê định kỳ.
+ Sử dụng TSCĐ: Sử dụng TSCĐ khơng đúng mục đích, sử dụng lãng phí làm kém hiệu quả; Sử dụng TSCĐ không đúng công suất; Sử dụng TSCĐ cho mục đích cá nhân (lạm dụng); Đánh cắp TSCĐ.
- Sai phạm trong giai đoạn thanh lý TSCĐ: Khơng xóa sổ TSCĐ đã thanh tốn; nhượng bán với giá thấp; tham ơ TSCĐ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương này tác giả đã trình bày một số nội dung cơ bản của tài liệu về kiểm soát và kiểm soát nội bộ theo INTOSAI vận dụng áp dụng kiểm soát quản lý tài sản trong đơn vị sự nghiệp. Nêu ra được khái niệm về kiểm soát nội bộ theo INTOSAI qua các giai đoạn khác nhau. Đồng thời, theo INTOSAI thì hệ thống kiểm soát nội bộ gồm 5 thành phần chính thể hiện những ngun tắc kiểm sốt chi phối nhằm gắn kết các bộ phận lại với nhau nhằm làm giảm nguy cơ xảy ra sai sót, giảm thiểu rủi ro để đạt được mục tiêu đơn vị đề ra. Một hệ thống kiểm soát quản lý tài sản chỉ mang lại hiệu quả cao cần phải thực hiện tốt 05 yếu tố cấu thành đó là:
Mơi trường kiểm sốt.
Đánh giá rủi ro.
Hoạt động kiểm sốt.
Thơng tin và truyền thông.
Hoạt động giám sát.
Tác giả đã nêu được những thủ tục kiểm soát chung và cụ thể cũng như đưa ra những gian lận thường gặp trong q trình kiểm sốt tài sản tại các đơn vị sự nghiệp để từ đó giúp nhà quản lý nắm bắt được những khía cạnh cần thiết trong việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với đặc điểm và quy mơ của đơn vị mình.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SỐT NỘI BỘ TRONG CƠNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN TẠI
BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI