1.6 Lý thuyết cụm cơng nghiệp trong nghiên cứu chính sách thúc đẩy phát
1.6.3 Vận dụng lý thuyết cụm cơng nghiệp trong nghiên cứu chính sách
Phát triển KCN và phát triển CNHT có tác dụng bổ sung cho nhau trong mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp. Xây dựng một KCN là yếu tố cần, là cơ sở để phát triển ngành CNHT, còn phát triển CNHT là điều kiện đủ để phát triển một KCN có hiệu quả. Phát triển CNHT cũng là điều kiện cần thiết cho mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh trong các KCN và phát triển KCN có tác động thúc đẩy và hoàn thiện phát triển ngành CNHT. Chính sự phát triển song hành của KCN và CNHT sẽ tạo nên một mạng liên kết sản xuất chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong các KCN và các nhà cung cấp từ hạ nguồn cho đến thượng nguồn trong một chuỗi giá trị sản xuất. Mối quan hệ giữa phát triển KCN và CNHT còn thể hiện thông qua chuỗi cung ứng giá trị, trong đó CNHT và sản xuất công nghiệp là các mắt xích quan trọng. Trong chuỗi giá trị cung ứng, các doanh nghiệp trong ngành CNHT sẽ tạo ra các giá trị ban đầu cho sản phẩm, nếu giải quyết tốt khâu CNHT trong nước sẽ làm tăng giá trị cho sản phẩm do tiết kiệm được chi phí. Hơn nữa, CNHT trong nước phát triển sẽ là nguồn cung ứng thường xuyên, liên tục cho sản xuất công nghiệp ở các KCN, tạo nên một chuỗi cung ứng giá trị cho sản phẩm công nghiệp, tăng sức cạnh tranh cho ngành công nghiệp nội địa. Trong một KCN, nếu như gắn kết được các ngành sản xuất chính với CNHT thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển chuỗi giá trị và các doanh nghiệp có nhiều cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu, nâng cao hiệu quả kinh doanh và phát triển bền vững.
Các KCN được hình thành tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong một số ngành và lĩnh vực có liên quan khá chặt chẽ với nhau phát triển, trong đó, khơng thể khơng tính đến vai trị của các doanh nghiệp hỗ trợ. Sự lớn mạnh của một KCN thường kéo theo sự gia tăng và phát triển của các doanh nghiệp trong ngành CNHT. Sự phát triển KCN thể hiện ở nhiều khía cạnh: sản phẩm được tập trung sản xuất với khối lượng lớn, chất lượng sản phẩm cao, đồng đều; tạo công ăn việc làm cho người lao động; thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài,… Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hoạt động CNHT có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn đầu tư; thị
trường đầu ra; dây chuyền công nghệ hiện đại,… Đây là những điều kiện cần thiết cho sự phát triển ngành CNHT. CNHT là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển cơng nghiệp bởi q trình phát triển KCN thực sự sẽ phải dựa vào sự phát triển của CNHT. Đối với cơ quan thực thi chính sách, việc tập trung các doanh nghiệp có liên quan đến nhau trong một phạm vi địa lý nhất định sẽ là điều kiện thuận lợi để thực hiện chính sách hỗ trợ, đào tạo nguồn nhân lực và kiểm sốt mơi trường. Phát triển KCN và CNHT có mối quan hệ ràng buộc, gắn bó mật thiết với nhau. Một KCN muốn phát triển thực sự hiệu quả và phù hợp với xu thế thời đại thì nhất thiết cần phải có các doanh nghiệp trong ngành CNHT hoạt động.[13]
1.7 Những chính sách phát triển cơng nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
1.7.1 Tại Việt Nam
Trong thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chính sách khuyến khích phát triển CNHT về phát triển thị trường, hạ tầng cơ sở, khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp thông tin (Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ); ban hành Danh mục “Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển” (Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2011); phê duyệt Đề án “Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (Quyết định số 1556/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2012).
Để triển khai thực hiện Quyết định số 12 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành Thơng tư số 96/2011/TT-BTC ngày 4 tháng 7 năm 2011 về hướng dẫn thực hiện chính sách tài chính quy định tại Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ; trong đó có chính sách ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; chính sách vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ; chính sách trợ giúp tài chính theo quy định về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; chính sách ưu đãi về thuế đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho phát
Nhìn chung, Việt Nam đã có các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngồi, chính sách phát triển doanh nghiệp, chính sách tăng cường liên kết doanh nghiệp thông qua các khu, cụm cơng nghiệp, chính sách hỗ trợ tài chính, khoa học cơng nghệ và nguồn nhân lực, các chính sách phát triển doanh nghệp vừa và nhỏ…. Tuy nhiên, các chính sách này khơng trực tiếp và đặc thù đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ nên chưa phát huy được tác dụng. Hiện chưa có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào các lĩnh vực cơng nghiệp hỗ trợ; chưa hồn thiện, ban hành mới các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các sản phẩm công nghiệp, xây dựng các rào cản kỹ thuật cần thiết cho từng ngành, từng chủng loại sản phẩm…