CNHT ngành cơ khí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ tại các khu chế xuất, khu công nghiệp thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 53 - 58)

2.2 Thực trạng phát triển công nghiệphỗ trợ tại các KCX, KCN thành phố

2.2.1. CNHT ngành cơ khí

- Về thu hút đầu tư:

Có 244 dự án hoạt động trong lĩnh vực CNHT ngành cơ khí trong tổng số 1.317 dự án đầu tư trong KCX, KCN (chiếm 18,75%), với tổng vốn đầu tư 1,408 tỷ USD (chiếm 17,46%); trong đó, có 105 dự án có vốn đầu tư nước ngồi, với tổng vốn đầu tư là 1.014,44 triệu USD và 139 dự án có vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư là 393,57 triệu USD.

Thực tế thu hút đầu tư các năm qua tại các KCX, KCN thì các dự án CNHT ngành cơ khí có vốn đầu tư trong nước tuy nhiều hơn về số lượng nhưng về quy mơ dự án thì nhỏ hơn rất nhiều so với các dự án có vốn đầu tư nước ngồi (9,66 triệu USD/1 dự án có vốn đầu tư nước ngoài so với 2,83 triệu USD/1 dự án có vốn đầu tư trong nước).

- Về nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất sản phẩm chính: Tùy theo sản phẩm

của ngành cơ khí quyết định đến loại nguyên liệu và nguồn cung cấp của nguyên liệu. Các loại nguyên liệu chủ yếu cấu thành nên sản phẩm có các nhóm:

(1) nhóm sắt, thép, đồng, nhơm: phần lớn nhập khẩu từ thị trường Nhật bản, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan. Mua trong nước chủ yếu từ các nhà nhập khẩu hoặc đại lý như: sắt mua từ Tân Vĩnh Thành, Lê Hoàng Minh, Trung Vũ…; thép mua từ Posco, Tungshin, Phương Đại Phát, Thành Lợi, SMC, Fico; đồng mua từ Phạm Gia, Phương Đại Phát, Hung Chen.

(2) nhóm nguyên liệu nhựa có các loại nhựa lõi, hạt, màn, tấm, PP, PVP, PE. Nguồn nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản, Đài Loan,Hàn Quốc. Nguồn cung cấp trong nước (MK Seiko VN, Gia Hiệp, Tân Vĩnh Thái).

(3) nhóm phụ liệu có thủy tinh, bột cát, vải các loại, bao ni lơng, sơn, thùng giấy, bao bì các loại… Nguồn nhập khẩu chiếm tỷ trọng thấp, chủ yếu các DN FDI nhập từ các nước Thái Lan, Hàn quốc, Trung quốc, Châu Âu, Úc…; Phần lớn mua chủ yếu trong nước từ các Cơng ty Kiến Bách, Khống sản Việt Nam, Sung bu, Huy Hoàng, Việt Tinh, Quang Hoa, Vĩnh Thiên Mỹ,Thanh Tiên, Hoàng Kim Châu, Hưng Gia, Trác Phong.

Nhìn chung, tùy theo nhu cầu về chất lượng, giá cả, khối lượng nguyên, phụ liệu cấu thành nên sản phẩm chính mà doanh nghiệp CNHT ngành cơ khí quyết định nhập khẩu hay mua trong nước. Tuy nhiên, do ngành thép, nhôm, đồng, sắt trong nước chưa sản xuất được sản phẩm chế tạo; nguồn hàng không ổn định về chất lượng, giá cả, thời gian giao hàng và dung lượng thị trường còn hạn chế nên phần lớn doanh nghiệp CNHT ngành cơ khí nhập khẩu nguyên vật liệu chính. Ngồi ra, một số doanh nghiệp FDI nhập khẩu còn do nhà bao tiêu chỉ định nhà

cung cấp nguyên vật liệu. Các doanh nghiệp trong KCX, KCN có cung cấp nguyên liệu cho nhau nhưng tỷ trọng rất thấp, nhất là các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp cho các FDI hàng đầu cũng như DN Việt Nam trong và ngoài KCX, KCN.

- Về trình độ cơng nghệ:

Theo kết quả khảo sát năm 2008 do Sở Khoa học và công nghệ phối hợp với HEPZA thực hiện, tỷ lệ doanh nghiệp CNHT ngành cơ khí có trình độ khá (20%) và trung bình khá (37%). Tính đến nay, trong KCX, KCN có 5 doanh nghiệp FDI được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận công nghệ cao và 1 doanh nghiệp Việt Nam được Sở Khoa học và Công nghệ thành phố cấp phép doanh nghiệp khoa học và cơng nghệ. Trong đó, có 1 Doanh nghiệp FDI ngành cơ khí đã được chứng nhận cơng nghệ cao là Nidec Tosok; Công ty CP Tiến Tuấn được cấp phép là doanh nghiệp khoa học và cơng nghệ.

Nhìn chung, trình độ cơng nghệ của doanh nghiệp CNHT ngành cơ khí trong KCX, KCN đầu tư cơng nghệ ở mức trung bình, trung bình khá. Tuy nhiên, theo báo cáo của Hiệp hội Cơ khí điện Thành phố thì tính cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam không cao, khơng đáp ứng được những địi hỏi về tiêu chuẩn công nghệ đối với doanh nghiệp đầu tàu ngành cơ khí nói riêng và ngành cơng nghiệp hỗ trợ nói chung. Khoảng cách về tiêu chuẩn chất lượng giữa các công ty cung cấp trong nước và yêu cầu của các hãng nước ngồi cịn khá lớn.

- Sản phẩm chính:

Các doanh nghiệp CNHT ngành cơ khí sản suất sản phẩm bao gồm: sản xuất linh kiện cho ngành ô tô - xe máy, sản xuất sản phẩm cơ khí phục vụ đa ngành, sản xuất sản phẩm gia dụng.

Sản phẩm của các doanh nghiệp FDI trong các KCX, KCN chủ yếu được xuất khẩu ra nước ngồi nhằm thực hiện các cơng đoạn tiếp theo của chuỗi cung ứng toàn cầu. Đặc biệt, Công ty Nidec Tosok trong KCX Tân Thuận có các cơng ty vệ tinh là Meinan, Okaya, Hamaguchi, Nidec Tosok Akiba (cung cấp 100% sản phẩm là linh kiện hộp số xe hơi); Công ty Chian Shang (KCN Lê Minh Xuân) bán 100% sản phẩm là ốc, vít, bu lơng cho Công ty Honda, Yamaha, Piagio; Công ty Đại Dương

cung cấp 100% van một chiều, van tự động, van kiểm tra cho doanh nghiệp Việt Nam (Chính Thành, Sơng Hồng).

Sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam trong KCX, KCN sản xuất phục vụ chủ yếu cho thị trường trong nước thuộc ngành xây dựng, ô tô xe máy (thùng xe tải, gương chiếu hậu); ngành công nghiệp dược (máy móc bào chế thuốc, đóng gói ngành dược như máy ép vỉ thuốc, hệ thống máy bao viên thuốc tự động, máy nghiền và trộn dịch màu, đóng hộp carton, khn mẫu...); sản phẩm hồn chỉnh rất ít (bồn thép, quạt cơng nghiệp, trang trí nội thất).

- Về hiệu quả hoạt động:

Doanh thu CNHT ngành cơ khí năm 2013 giảm 9,07% so với năm 2012. Tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu ngành giai đoạn 2010 - 2013 đạt 0,1%/năm. Bên cạnh đó, ngành cơ khí đóng góp cho ngân sách thành phố hơn 965,86 tỷ đồng (giai đoạn 2011-2013), nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân giảm 13,83%/năm do ảnh hưởng của tình hình kinh tế trên thế giới. Nhìn chung, bình qn có 67% doanh nghiệp trong tổng số doanh nghiệp báo cáo hoạt động có lợi nhuận.Tình hình tài chính của doanh nghiệp Việt Nam khơng hiệu quả có rất nhiều lý do, tuy nhiên về vốn có thể kể đến là do doanh nghiệp vốn ít; chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vay ngân hàng do đó khi đầu ra khó khăn dẫn đến thiếu nguồn chi trả nợ gốc và lãi vay, ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất.

- Về trình độ lao động:

Tổng số lao động CNHT ngành cơ khínăm 2014 là 24.557 người, tăng 3.745 lao động so với năm 2010, chiếm 8,95% tổng số lao động. Lao động trong ngành cơ khí – chế tạo chủ yếu là lao động phổ thông (lao động có trình độ cấp 1,2,3). Năm 2014, tổng số lao động phổ thông là 18.846 lao động, chiếm 76,7% lao động ngành cơ khí – chế tạo; lao động có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học chiếm 23,3%. Năm 2014, số lao động có trình độ gấp 1,87 lần năm 2010 từ 2.864 lao động năm 2010 tăng lên đến 5.356 lao động vào năm 2014

+ Về thị trường vốn:Đối với doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là vừa và nhỏ nên

nguồn vồn chủ sở hữu còn hạn chế, khi tham gia các chương trình kích cầu của thành phố thường khơng có tài sản thế chấp, gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các tiêu chí xét duyệt đưa ra quá chặt chẽ nên đa phần doanh nghiệp ngành cơ khí rất khó đáp ứng được. Dẫn đến khơng có vốn đầu tư vào các thiết bị máy móc hiện đại. Đây cũng là nguyên nhân cho việc sản phẩm làm ra không ổn định về sản lượng, chất lượng, chưa đồng đều và đa dạng về mẫu mã.

+ Về thị trường nguyên vật liệu và sản phẩm: Các doanh nghiệp CNHT ngành cơ

khí khơng có sự liên kết thơng tin về thị trường (nguồn nguyên liệu, dung lượng, giá cả, chất lượng…) cũng như nhu cầu của các doanh nghiệp đầu tàu và nước ngoài về nguyên phụ liệu và đầu ra của sản phẩm; thiếu sản phẩm chủ lực; thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn do bị cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường, nhất là sự cạnh tranh về giá của thị trường nguyên liệu và sản phẩm của Trung quốc.

+ Về thị trường lao động: Nhu cầu tuyển dụng lao động giảm do doanh nghiệp phải

thu hẹp sản xuất, tạm ngưng hoạt động. Mặc dù vậy, nhiều doanh nghiệp không tuyển đủ lao động đáp ứng yêu cầu chuyên môn. Đây là sự bất cập giữa chất và lượng và cũng nghịch lý về cung và cầu trên thị trường lao động ngành cơ khí.

- Các doanh nghiệp tiêu biểu

Dự án của CƠNG TY TNHH NIDEC TOSOK VIỆT NAM (thuộc tập đồn Nidec Nhật Bản) chuyên sản xuất các chi tiết, van điều khiển và linh kiện cơ khí chính xác của hộp số tự động xe ôtô, với vốn đầu tư là 205,6 triệu USD, sử dụng 5,13 ha đất tại khu chế xuất Tân Thuận.

Dự án của CÔNG TY TNHH CỔ PHẦN HOÀNG HẠC, chuyên sản xuất chế tạo trục in ống đồng có độ chính xác cao, khn mẫu cho ngành nhựa, với vốn đầu tư là 295 tỷ đồng, sử dụng 4.725 m2 đất tại Khu cơng nghiệp Tân Bình.

- Đánh giá chung

CNHT nhóm ngành cơ khí đã có bước phát triển nhưng chủ yếu phục vụ sản xuất các sản phẩm cơ khí gia dụng, sửa chữa thay thế các thiết bị trong dây chuyền đồng

bộ nhập khẩu. Các khâu xử lý bề mặt, tạo phôi, chế tạo thiết bị đồng bộ, thiết bị tự động hóa cịn yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ tại các khu chế xuất, khu công nghiệp thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)