Những vấn đề đặt ra trong phát triển công nghiệphỗ trợ trong một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ tại các khu chế xuất, khu công nghiệp thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 71 - 74)

ngành công nghiệp trọng điểm Thành phố

2.4.1 Về quy hoạch phát triển CNHT

Thể chế phát triển CNHT còn nhiều hạn chế, chưa có quan điểm rõ ràng về CNHT để xác định các chủ thể tham gia vào phát triển CNHT; cơ chế vận hành chưa đầy đủ. Hiện nay đã có các chính sách thu hút vốn FDI, chính sách phát triển doanh nghiệp, chính sách tăng cường liên kết doanh nghiệp thơng qua việc hình thành các KN, chính sách hỗ trợ tài chính, khoa học cơng nghệ và nguồn nhân lực...để thúc đẩy, phát triển CNHT đã có nhưng thường chậm hơn so với thực tiễn phát triển và cơ hội thu hút đầu tư, nhiều quy định ưu đãi tương đồng, ngang bằng với các ngành khác nên chưa phát huy hiệu quả, chưa khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển CNHT.

2.4.2 Về vốn, công nghệ trong phát triển CNHT

Các DNNVV trong nước chưa đáp ứng được các nhu cầu về vốn và cơng nghệ cho sản xuất vì phần lớn các cơng nghệ đang sử dụng đều lạc hậu. Đầu tư vào CNHT có phần bất lợi hơn so với các ngành lắp ráp, gia công do cần vốn đầu tư lớn, cơng nghệ phức tạp, thời hạn đầu tư và hồn vốn đầu tư dài, độ rủi ro trong đầu tư cao làm hạn chế dịng vốn và cơng nghệ đầu tư cho phát triển CNHT.

2.4.3 Về nhân lực trong phát triển CNHT

Việc thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo cơ bản, có tay nghề đáp ứng cho sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại. Việc đào tạo, thực hành khoa học kỹ thuật ở các trường đại học, cơ sở đào tạo còn hạn chế và sự thiếu thực tiễn trong quá trình đào tạo tại trường là một trở ngại.[19]

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Sự phân tích của chương 2 đã đạt được kết quả sau:

Một là, khái quát về các KCX – KCN ở TP. HCM, nơi có lợi thế về vị trí địa lý, về khả năng huy động nguồn lực, về thị trường, về lao động. Việc phát triển KCX, KCN đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển CNHT trong giai đoạn hiện nay.

Hai là, phân tích vai trị to lớn của sự phát triển CNHT đối với nền kinh tế nói chung và nền cơng nghiệp nói riêng.

Ba là, phân tích thực trạng CNHT ngành cơ khí, điện tử - cơng nghệ thơng tin, hóa dược – cao su, chế biến tinh lương thực – thực phẩm trong các KCX, KCN TP. HCM. Đánh giáchung những thành tựu CNHT đã đạt được trong thời gian qua và những hạn chế hiện nay mà CNHT đang gặp vướng mắc, khó khăn.

Bốn là, rà sốt những chính sách hiện nay đang triển khai thực hiện nhằm phát triển CNHT tại Việt Nam, tại thành phố Hồ Chí Minh và tại các KCX, KCN thành phố Hồ Chí Minh.

Năm là, nêu những vấn đề cần giải quyết để phát triển CNHT tại các KCX, KCN trong thời gian tới

Như vậy, trải qua gần 25 năm hình thành, mở rộng và phát triển, các KCX, KCN đã góp phần đáng kể vào chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố. Trong khi đó, CNHT tại các KCX, KCN đã hình thành, có đội ngũ doanh nghiệp nhỏ và vừa cung ứng cho thị trường trong nước một phần nhu cầu về linh kiện, vật tư phục vụ sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở giai đoạn phát triển sơ khai, manh mún, chưa đáp ứng được nhu cầu của các ngành công nghiệp... Phần lớn các nhà cung cấp linh kiện phụ tùng cho các công ty nước ngoài chủ yếu là các doanh nghiệp FDI, trong khi doanh nghiệp trong nước tham gia sản xuất linh kiện, chi tiết, nguyên liệu vật tư có giá trị gia tăng thấp, chủ yếu là phục vụ nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu thay thế, sửa chữa các trang thiết bị, máy móc, khâu

đóng gói, bao bì. Khoảng cách về tiêu chuẩn chất lượng giữa các doanh nghiệp trong và ngồi nước cịn khá lớn. Phần lớn các doanh nghiệp trong nước có quy mơ nhỏ và vừa nên khả năng đáp ứng về yêu cầu chất lượng chưa cao do trình độ cơng nghệ của đa số doanh nghiệp trong nước sản xuất các sản phẩm hỗ trợ chỉ đạt ở mức trung bình so với khu vực và nhiều quốc gia trên thế giới; các sản phẩm hỗ trợ còn nghèo nàn về chủng loại, kiểu dáng, mẫu mã đơn giản, giá lại cao hơn nhiều so với các sản phẩm nhập khẩu cùng loại; công nghệ lạc hậu, chất lượng thấp, khả năng cạnh tranh khơng cao. Cùng với đó, các khu cơng nghiệp cũng được hình thành, hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu KCN phục vụ sản xuất có sự chuẩn bị trước, tuy nhiên thiếu quy hoạch tổng thể nhằm phát triển CNHT, chủ yếu để giải quyết vấn đề mặt bằng sản xuất hơn là việc tạo nên chuỗi giá trị thơng qua việc liên kết doanh nghiệp.

Do đó, nghiên cứu thực trạng về CNHT tại các KCX, KCN nhằm mục đích giải quyết những tồn tại, bất cập bằng cách định hướng và đề xuất những giải pháp tối ưu nhất nhằm thúc đẩy ngành CNHT tại các KCX, KCN phát triển đúng với tiềm năng và kỳ vọng.

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI CÁC KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ tại các khu chế xuất, khu công nghiệp thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 71 - 74)