Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ tại các khu chế xuất, khu công nghiệp thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 67 - 71)

2.3 Đánh giáchung về công nghiệphỗ trợ tại các KCX, KCN thành phố Hồ

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Những hạn chế

Bên cạnh những thành cơng, q trình phát triển CNHT của 4 ngành cơng nghiệp trọng điểm vẫn cịn tồn tại một số hạn chế:

Về quy mô doanh nghiệp: số lượng doanh nghiệp CNHT cịn ít, trình độ chỉ ở

mức trung bình, thậm chí cịn thấp và lạc hậu so các nước trong khu vực và thế giới. Hầu hết các doanh nghiệp CNHT trong nước là DNNVV, quy mô sản xuất nhỏ, khả năng cạnh tranh kém do năng lực công nghệ hạn chế, hoạt động sản xuất

chủ yếu các sản phẩm đơn giản, nhỏ lẻ như linh kiện chi tiết giản đơn, giá trị gia tăng thấp.

Trình độ cơng nghệ và tỷ lệ nội địa hóa: một số doanh nghiệp đã đầu tư máy

móc, dây chuyền thiết bị vận hành tiên tiến nhưng việc làm chủ vận hành, bảo dưỡng trang thiết bị cịn hạn chế. Quy mơ và mức độ bền vững của các liên kết thị trường giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước còn yếu, dẫn đến việc nắm bắt và hấp thụ công nghệ của các doanh nghiệp trong nước thấp. Tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm trong ngành cịn thấp, những linh kiện chính phải nhập khẩu.

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm CNHT thấp: năng lực kỹ thuật công

nghê, năng lực tổ chức quản lý sản xuất của các doanh nghiệp trong nước thấp, việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý cịn mang tính hình thức. Doanh nghiệp khó kiểm sốt chất lượng, tỷ lệ sản phẩm hỏng trong sản xuất cao, dẫn đến giá thành sản phẩm chưa thực sự hấp dẫn các nhà lắp ráp.

Mức độ đáp ứng các yêu cầu của nhà lắp ráp chưa cao do cơng nghệ cịn lạc hậu nên sản phẩm chưa đạt kỹ thuật cao nên doanh nghiệp khó khăn trong việc cung cấp sản phẩm hỗ trợ có tính tương đồng cho các ngành cơng nghiệp chính.

Trình độ nguồn nhân lực của đội ngũ lao động hiện nay thấp, chất lượng lao động chưa cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo cịn ít, chủ yếu là lao động phổ thông nên khả năng ứng dụng và tính sáng tạo trong cơng việc rất hạn chế.

2.3.2.2 Những nguyên nhân của hạn chế

Những hạn chế trên có nhiều nguyên nhân, nhưng tập trung một số nguyên nhân sau:

Một là, quan điểm chưa rõ ràng về CNHT và vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thực tiễn vừa qua cho chúng ta thấy, ở hai quốc gia Nhật Bản và Hàn Quốc đều xem công nghiệp hỗ trợ có tầm quan trọng đặc biệt để phát triển nền công nghiệp trong nước, là một yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Họ xây dựng sản phẩm chủ lực quốc gia, để từ đó định hướng chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ và xem phát triển ngành công nghiệp vật

liệu là ngành công nghiệp gốc, công nghiệp lõi nhằm tạo ra công nghiệp nền tảng cho quốc gia. Chính sách của 2 nước đều hướng đến một sự phân công: các doanh nghiệp lớn sản xuất thành phẩm, còn doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất cơng nghiệp hỗ trợ;theo đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ trở thành vệ tinh cho các tập đoàn sản xuất và doanh nghiệp lớn (ở Nhật Bản, doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ hiện chiếm 99,7% tổng số doanh nghiệp). Do đó, chính sách phát triển cơng nghiệp hỗ trợ gắn liền với chính sách phát triển doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ.

Trong khi đó Việt Nam chưa xác định được sản phẩm chủ lực để định hướng chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ phù hợp, làm cơ sở xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; việc xác định vai trò, tầm quan trọng của ngành công nghệ vật liệu trong công nghiệp hỗ trợ chưa đúng mức; chưa nhận thức được sự hình thành chuỗi cung ứng (cũng đồng thời là chuỗi giá trị) mà nền công nghiệp nội địa tạo ra là nhờ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để từ đó có sự tập trung hỗ trợ cụ thể thơng qua sự kết nối có hiệu quả giữa các đơn vị nghiên cứu với doanh nghiệp vừa và nhỏ là những quan điểm mà ở cả hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc đều hướng tới và thực hiện thành cơng.

Hai là, chính sách phát triển cơng nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn chưa đầy đủ

Trong thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chính sách khuyến khích phát triển một số ngành cơng nghiệp hỗ trợ về phát triển thị trường, hạ tầng cơ sở, khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp thông tin (Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ); ban hành Danh mục “Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển” (Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2011); phê duyệt Đề án “Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (Quyết định số 1556/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2012).

Để triển khai thực hiện Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành Thơng tư số 96/2011/TT-BTC ngày 4 tháng 7 năm 2011 về hướng dẫn thực hiện chính sách tài chính quy định tại Quyết định số 12/2011/QĐ-

TTg ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ; trong đó có chính sách ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; chính sách vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; chính sách trợ giúp tài chính theo quy định về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; chính sách ưu đãi về thuế đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghiệp công nghệ cao...

Tuy nhiên trên thực tế các chính sách này hồn tồn khơng có gì mới so với các chính sách ưu đãi hiện hành. Chính sách ưu đãi riêng biệt cho phát triển CNHT là điều 4 trong Quyết định 12/2011/QĐ-TTg: Chủ đầu tư dự án CNHT xây dựng dự án

theo các quy định hiện hành, trong đó đề xuất cụ thể các ưu đãi đặc biệt, gửi Hội đồng thẩm định dự án CNHT xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Điều

này có thể thực hiện được đối với các doanh nghiệp lớn, dự án lớn, nhưng lại là trở ngại lớn đối với doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và vừa, là đối tượng chính sản xuất CNHT.

Từ năm 2007, Bộ Công nghiệp ban hành phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 (Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN ngày 31 tháng 7 năm 2007) tập trung vào 5 nhóm ngành : dệt - may, da giày, điện tử - tin học, sản xuất và lắp ráp ơ tơ, cơ khí chế tạo. Bản quy

hoạch này chỉ mang tính định hướng và đưa ra những nhóm giải pháp chung. Nhà nước vẫn chưa hỗ trợ mạnh mẽ và có hiệu quả về công nghiệp hỗ trợ.

Việt Nam đã có các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngồi, chính sách phát triển doanh nghiệp, chính sách tăng cường liên kết doanh nghiệp thông qua các khu, cụm cơng nghiệp, chính sách hỗ trợ tài chính, khoa học cơng nghệ và nguồn nhân lực. Tuy nhiên, các chính sách này khơng trực tiếp và đặc thù đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ nên chưa phát huy được tác dụng.

Ba là, nhân lực phục vụ công nghiệp hỗ trợ chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng.

Hiện nay, nguồn nhân lực giá rẻ khơng cịn là một lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút FDI của Việt Nam. Vấn đề cần phải quan tâm là làm thế nào để sản xuất được

các mặt hàng vừa có chất lượng tốt, vừa có giá thành rẻ. Bởi sản phẩm rẻ nhưng chất lượng kém hay sản phẩm tốt nhưng giá thành cao về lâu dài đều rất khó có thể cạnh tranh được trước các sản phẩm nhập khẩu. Vì thế, điều cốt yếu hiện nay là cần phải đào tạo được nguồn nhân lực có khả năng quản lý, khả năng ứng dụng và có tính sáng tạo để sản xuất ra được những sản phẩm có sức cạnh tranh cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ tại các khu chế xuất, khu công nghiệp thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 67 - 71)