2.2 Thực trạng phát triển công nghiệphỗ trợ tại các KCX, KCN thành phố
2.2.2 CNHT ngành điện tử công nghệ thông tin
- Về thu hút đầu tư:Hiện nay, tại các KCX, KCN Thành phố có 71 dự án
/1.317 dự án hoạt động trong KCX, KCN (chiếm 5,39%) và hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thiết bị, linh kiện ngành điện tử, tin học, thiết bị viễn thông, phần mềm, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,754 tỷ USD (chiếm 21,75%). Trong đó có 51 dự án có vốn đầu tư nước ngồi với tổng vốn đầu tư là 1.642,83 triệu USD và 20 dự án có vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư là 111,57 triệu USD.
Thực tế thu hút đầu tư các năm qua các dự án có vốn nước ngồi chiếm ưu thế cả về số lượng lẫn quy mô dự án (32,35 triệu USD/ 1 dự án có vốn đầu tư nước ngồi so với 5,57 triệu USD/1 dự án có vốn đầu tư trong nước).
- Về nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất sản phẩm chính: Các doanh
nghiệp ngành điện - điện tử có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu chủ yếu từ Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan,… hoặc mua của một số ít doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khác tại Việt Nam, còn các doanh nghiệp trong nước sử dụng phần lớn các linh kiện chính từ nguồn cung cấp của nước ngoài, chỉ sử dụng một số linh kiện phụ như vỏ sản phẩm, bao bì, linh kiện nhựa,… của các doanh nghiệp trong nước. Điều này cho thấy ngành CNHT trong nước của ngành điện – điện tử rất yếu, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất.
- Về trình độ cơng nghệ: Theo kết quả khảo sát năm 2008 do Sở Khoa học và
Công nghệ phối hợp với HEPZA thực hiện, tỷ lệ doanh nghiệp có trình độ thiết bị cơng nghệ khá là 21%, trung bình khá là 43%.Tính đến nay, trong KCX-KCN có 5 doanh nghiệp FDI được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận công nghệ cao. Trong đó, có 4 doanh nghiệp FDI ngành điện – điện tử đã được chứng nhận công nghệ cao là FAPV, Renesas, Mtex và Nissey Electric.
- Về sản phẩm sản xuất chính: Ngoại trừ các doanh nghiệp trong nước là có
tiêu thụ tại thị trường nội địa các sản phẩm đầu cuối, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chủ yếu sản xuất linh phụ kiện trong ngành điện – điện tử và đều xuất
khẩu 100% đến các nước như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Singapore và 1 số ít xuất khẩu đến Châu Âu.
- Về hiệu quả hoạt động: Doanh thu ngành điện tử - công nghệ thông tin năm 2013 giảm 3,54% so với năm 2012. Trong giai đoạn 2010 – 2013, tốc độ tăng trưởng bình qn doanh thu đạt 12,79%/năm, đóng góp cho ngân sách Thành phố hơn 493,52 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giảm 16,63%/năm do tình hình cạnh tranh gay gắt, công nghệ thay đổi liên tục. Bình qn có 76% doanh nghiệp trong tổng số doanh nghiệp báo cáo hoạt động có lợi nhuận.
- Về trình độ lao động: Năm 2014, lao động ngành điện tử - CNTT là 32.310 người, tăng 5.317 lao động so với năm 2010, chiếm 11,77% tổng số lao động.
Do yêu cầu của ngành điện tử - CNTT đòi hỏi các lao động phải có trình độ cao, đáp ứng được nhu cầu của cơng việc. Vì vậy, lao động có trình độ cấp 3, cao đẳng và đại học là chủ yếu, chiếm hơn 70% lao động hoạt động ở ngành điện tử - CNTT. Đặc biệt, trong ngành CNTT, hơn 90% lao động trình độ đại học và sau đại học.
Ngồi ra, do nhu cầu cơng việc ở ngành điện tử - CNTT đòi hỏi lao động phải ln nâng cao trình độ, các doanh nghiệp có những chính sách để hồn thiện đội ngũ lao động như: đưa lao động đi đào tạo tại nước ngoài từ 6 đến tháng 12 tháng trước khi được vào sản xuất chính thức (như Cơng ty TNHH Pepperl + Fuchs)
- Khó khăn: Thiếu cán bộ cấp quản lý có tay nghề cao và giàu kinh nghiệm,thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngồi cịn nhiều phức tạp, lãng phí thời gian. Các chính sách thu hút đầu tư thời điểm hiện nay chưa đủ hấp dẫn để công ty xúc tiến nhanh đầu tư mở rộng, vướng mắc đối với các thủ tục hải quan. Các nguyên vật liệu chính để sản xuất phần lớn phải nhập từ thị trường nước ngồi. Chi phí sản xuất tăng do nhiều ngun nhân như: giá nguyên vật liệu tăng, chi phí cho người lao động tăng qua việc tăng lương, giá điện tăng, chi phí vận tải tăng mạnh. Thị trường trong nước sức mua giảm.
+ Dự án của CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ RENESAS VIỆT NAM, vốn Nhật Bản. Chuyên nghiên cứu, phát triển và thiết kế các phần cứng (vi mạch) và các phần mềm chức năng dành cho IC bán dẫn (mạch tích hợp), với vốn đầu tư là 30 triệu USD, sử dụng 2 ha đất tại khu chế xuất Tân Thuận.
+ Dự án của CÔNG TY TNHH FURUKAWA AUTOMOTIVE PARTS VIỆT NAM, vốn Nhật Bản. Chuyên sản xuất các loại bộ dây điện có đấu nối và linh kiện cho xe hơi, với vốn đầu tư là 101,38 triệu USD, sử dụng 6,88 ha đất tại khu chế xuất Tân Thuận.
+ Dự án của CÔNG TY TNHH MTEX VIỆT NAM, vốn Nhật Bản. Chuyên sản xuất các sản phẩm linh kiện bán dẫn, linh phụ kiện ôtô, với vốn đầu tư là 24,79 triệu USD, sử dụng 2,31 ha đất tại khu chế xuất Tân Thuận.
+ Dự án của CÔNG TY TNHH PEPPERL+FUCHS VIỆT NAM, vốn Đức.Chuyên sản xuất các thiết bị cảm ứng và các thiết bị truyền tải tín hiệu, với vốn đầu tư là 22 triệu Euro, sử dụng 1,5 ha đất tại Khu chế xuất Tân Thuận.
+ Dự án của CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THƠNG FPT. Chun cung cấp hạ tầng viễn thơng cho dịch vụ Internet băng rộng, với vốn đầu tư là 288 tỷ đồng, sử dụng 4.796 m2 đất tại Khu chế xuất Tân Thuận.
+ Dự án của CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SAO BẮC ĐẨU. Chuyên sản xuất phần mềm tin học, cung cấp dịch vụ thiết kế hệ thống mạng tin học, với vốn đầu tư là 100 tỷ đồng, sử dụng 4.943 m2 đất tại Khu chế xuất Tân Thuận.