KCX, KCN thành phố Hồ Chí Minh
3.1.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến phát triển CNHT tại các KCX, KCN KCX, KCN
3.1.1.1 Quốc tế:
Nền kinh tế thế giới sau đợt suy giảm năm 2009, kéo theo sự phá sản của các tập đoàn sản xuất sản phẩm CNHT nổi tiếng thế giới. Nhiều quốc gia trong khu vực đang trong tình trạng tạm dừng đầu tư và tỏ ra thận trọng. Ngành CNHT bị tác động của khủng hoảng kép tại Nhật Bản và bất ổn chính trị tại một số quốc gia và khu vực. Khủng hoảng nợ công khu vực EU, khiến nhiều nhà đầu tư rút dần vốn từ các nước EU, Mỹ, chuyển sang các nước Đông Á, Đông Nam Á. Xu thế mở rộng thị trường, phát triển công nghệ cao đạt ở mức độ chun mơn hóa cao và tham gia vào mạng lưới sản xuất trong khu vực và trên thế giới. Một làn sóng mới về đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp chế tạo Nhật Bản, Hàn Quốc gia tăng. Trong tương lai, CNHT trở thành trung tâm của nên công nghiệp, sự phụ thuộc vào nhau giữa các nền kinh tế thông qua sự phát triển của CNHT ngày càng chặt chẽ. Các dịch vụ sản xuất, linh kiện, phụ tùng, xây dựng và vận hành các dây chuyền lắp ráp, phân phối sản phẩm như một chuỗi khép kín, mang tính tồn cầu. Các chuỗi cung ứng giá trị tồn cầu sẽ hình thành và phát triển.
3.1.1.2 Trong nước:
Bước vào thế kỷ XXI, nền kinh tế nước ta có nhiều thuận lợi. Sản xuất công nghiệp trong những năm gần đây tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, nhất là khu vực ngồi nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi.
Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực vào ngày 1/7/2015 vừa tiếp tục kế thừa, luật hóa những quy định cịn phù hợp, nhưng đồng thời sửa đổi, bổ sung nhiều
quy định mới nhằm tháo gỡ những hạn chế, bất cập của Luật Doanh nghiệp năm 2005, tiếp tục tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, phù hợp với thông lệ quốc tế sẽ tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp.
Chủ trương của Đảng và nhà nước về vấn đề phát triển KCN là đúng đắn và phù hợp trong việc tạo tiền đề cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Hệ thống chính sách phát triển KN bước đầu đã tạo được hành lang pháp lý cho việc vận hành các KCN.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang là vùng kinh tế phát triển sôi động, giá trị tổng sản phẩm hiện chiếm 40% GDP cả nước. Đây là trung tâm công nghiệp tập trung nhiều nhất các KCN đồng thời là trung tâm đô thị lớn nhất cả nước. Tuy nhiên vấn đề hiện nay là đang đối mặt với ô nhiễm môi trường, kết cấu hạ tầng quá tải, điều kiện sinh hoạt cho người lao động chưa đảm bảo…
3.1.2 Quan điểm về định hướng phát triển CNHT của Việt Nam nói chung và của KCX, KCN nói riêng của KCX, KCN nói riêng
Từ lý luận phát triển CNHT và mục tiêu CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân, phát triển CNHT cần xuất phát từ các quan điểm sau:
Quan điểm 1: Phải coi phát triển CNHT là khâu đột phá, tạo tiền đề phát triển các ngành công nghiệp. CNHT là nhân tố trực tiếp tạo giá trị gia tăng cho sản
phẩm. Việc phát triển CNHT có vai trị quan trọng đối với phát triển ngành công nghiệp nói riêng và phát triển nền kinh tế quốc dân nói chung. Vì vậy, cần xác định đúng vai trị của CNHT trong chiến lược phát triển công nghiệp quốc gia, coi đây là khâu đột phá để phát triển nhanh và bền vững, thực hiện CNH , HĐH đất nước.
Quan điểm 2: Phát triển CNHT phải khai thác lợi thế quốc gia, hướng vào xuất khẩu, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Nền kinh tế khu vực và thế giới ngày càng có quan hệ mật thiết, tạo thành hệ thống mạng lưới hợp tác phân công lao động quốc tế, Việt Nam cần chú trọng, tích cực tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, coi phát triển CNHT là chiến lược lâu dài và là yêu cầu ngày càng cấp bách để nâng cao sức cạnh tranh cho nền công
nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Bằng việc tận dụng lợi thế cạnh tranh về nguồn tài nguyên nhân lực khéo léo, thơng Minh, chủ động tham gia vào q trình phân cơng lao động quốc tế, Việt Nam cần tìm cho mình “chỗ đứng”, chen chân vào dòng chảy tồn cầu hóa của nhân loại thơng qua mối liên kết của các tập đoàn đa quốc gia để thu hút các nguồn ngoại lực đặc biệt là nguồn vốn, cơng nghệ và trình độ quản lý… thúc đẩy CNHT phát triển, đẩy nhanh quá trình CNH , HĐH đất nước tạo đà tăng trưởng, phát triển kinh tế.
Quan điểm 3: Phát triển CNHT phải tuân theo các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế, xây dựng nền kinh tế xanh và bền vững. Trong bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu rộng,
tự do hóa thương mại đã buộc các nước khi tham gia hội nhập kinh tế, đều phải thực hiện các cam kết, thông lệ quốc tế chung, những nguyên tắc và những luật chơi của các tổ chức quốc tế và khu vực. Đối với Việt Nam phải xây dựng trên cơ sở nghiên cứu và tuân thủ quy luật khách quan của kinh tế thị trường như quy luật cung cầu, cạnh tranh, chính sách thuế, tỷ giá ngoại tệ… có sự quản lý, điều tiết của nhà nước và những thông lệ, quy định của quốc tế.
Quan điểm 4: Phải tăng cường vai trò của Nhà nước trong phát triển CNHT.
Để khuyến khích , tạo điều kiện cho CNHT phát triển thì vai trị chỉ đạo, sự quan tâm thiết thực và cụ thể của Nhà nước vô cùng quan trọng. Nhà nước cần xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật phù hợp, đồng bộ, thông suốt thúc đẩy CNHT phát triển. Nhà nước phải đặt ra mục tiêu, biện pháp, quy trình cụ thể, cũng như ngân sách để phát triển CNHT cho từng ngành. Kịp thời tháo gỡ những tồn tại, khó khăn và xây dựng cơ chế chính sách sát thực làm đòn bẩy giúp CNHT phát triển hiệu quả.
Quan điểm 5: Phát triển CNHT phải đảm bảo tái cấu trúc ngành công nghiệp cũng như tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam hiệu quả. Trong quá trình hội nhập, nền kinh tế Việt Nam chịu tác động bên ngoài rất lớn, buộc chúng ta phải tái cấu trúc bên trong. Do đó tái cấu trúc cơ cấu kinh tế, tái cấu trúc ngành công nghiệp là giải pháp cấp thiết nhất hiện nay và phát triển CNHT là chìa khóa quyết định
thành cơng q trình tái cấu trúc. Ngành cơng nghiệp là ngành xương sống của nền kinh tế, CNHT cấu thành nền tảng cấu trúc của công nghiệp hiên đại. Phát triển CNHT là chuyển từ gia cơng sang sản xuất, hồn thiện sản xuất, gia tăng giá trị sản phẩm, đặc biệt là sản xuất sản phẩm chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Phát triển CNHT là động lực phát triển ngành cơng nghiệp chính, cũng như sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, phát triển mạnh mẽ CNHT sẽ giúp Việt Nam phát triển thị trường và cấu trúc lại thị trường, tức là thay đổi mối quan hệ giữa thị trường nội địa và thị trường quốc tế, đây là con đường ngắn nhất giúp doanh nghiệp trong nước có thể cung cấp sản phẩm cho doanh nghiệp nội địa, mở rộng thị trường xuất khẩu trực tiếp đến doanh nghiệp các nước. Như vậy, CNHT đã thúc đẩy quá trình tái cấu trúc hệ thống các doanh nghiệp, khuyến khích việc sát nhập để phát triển các tập đoàn kinh tế lớn, đa sở hữu, kinh doanh đa ngành, hoạt động xuyên quốc gia.
3.1.3 Mục tiêu phát triển CNHT tại các KCX, KCN đến năm 2020
- Triển khai xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng 03 tiểu khu công nghiệp chuyên ngành công nghiệp hỗ trợ tại: KCN Hiệp Phước giai đoạn 2, KCN Lê Minh Xuân 3 và KCN Cơ khí ơ tơ.
- Triển khai xây dựng nhà xưởng cao tầng tại ít nhất 4 KCX, KCN trở lên.
- Thu hút các doanh nghiệp CNHT thuộc 4 ngành công nghiệp trọng điểm của thành phố và công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao.
- Đảm bảo dự án đầu tư CNHT có điều kiện sử dụng cơng nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại, không sử dụng máy móc thiết bị và cơng nghệ lạc hậu, có các biện pháp xử lý tốt về chất thải rắn, nước thải, khí thải, tiếng ồn, độ rung, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.
- Thu hút đầu tư các dự án CNHT nằm trong danh mục lĩnh vực đầu tư khuyến khích phát triển theo Quyết định 1483/QĐ-TTg ngày 26/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển.. - Thu hút các doanh nghiệp CNHT có quy mơ nhỏ và vừa từ Nhật Bản là vệ tinh
một số tập đoàn sản xuất linh phụ kiện cung ứng toàn cầu từ Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan sang đầu tư tại TP. HCM.[3]