2.1 Giới thiệu về các KCX, KCN thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
2.1.2 Quá trình hình thành các KCX, KCN thành phố Hồ Chí Minh
2.1.2.1 Hình thành hệ thống các KCX, KCN thành phố Hồ Chí Minh
Thực hiện chủ trương mở cửa, đổi mới nền kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngày 25/11/1991, KCX Tân Thuận – KCX đầu tiên của cả nước - được thành lập theo Quyết định số 394/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Năm 1992, KCX Linh Trung ra đời và lần lượt nhiều KCX, KCN hình thành.
Các KCX thành phố được hình thành nhằm thực hiện 5 mục tiêu kinh tế của Chính phủ thể hiện trên các nhiệm vụ: Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước; Giải quyết việc làm; Du nhập kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý tiên tiến; Tăng năng lực xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ; Góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của thành phố phát triển theo xu hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và đơ thị hóa các vùng ngoại thành.
Đến nay, trên địa bàn thành phố có 3 KCX và 15 KCN có Quyết định thành lập với tổng diện tích 4.089,68 ha, chiếm 68% so với tổng diện tích quy hoạch dành cho các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung (6.000 ha) theo Quyết định số 188/2004/QĐ-TTg ngày 01/11/2004 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp TP. HCM đến năm 2010, có tính đến năm 2020. Trong đó, 15/18 KCX, KCN đã đi vào hoạt động với diện tích đất thương phẩm đã cho thuê là 1.429,35 ha/2.174,96 ha đất công nghiệp được phép cho thuê, đạt tỷ lệ lấp đầy 66%, cụ thể: 12 KCX, KCN hiện hữu (thành lập từ năm 2009 trở về trước) đạt tỷ lệ lấp đầy 92%; Các KCN: Tân Phú Trung, Đông Nam, An Hạ, Hiệp Phước – giai đoạn 2 đang trong quá trình triển khai xây dựng hạ tầng, đã thu hút đầu tư, tỷ lệ lấp đầy là 30%.
Tính đến nay, các KCX – KCN đã giải tỏa đền bù được 3.992,30 ha/6.056,65 ha, đạt tỷ lệ 65,92%; diện tích cịn phải đền bù là 1.925,33 ha.
Có 5 KCN dự kiến thành lập mới, đang trong giai đoạn thực hiện thủ tục pháp lý (Bàu Đưng, Phước Hiệp, Xuân Thới Thượng, Vĩnh Lộc 3, Lê Minh Xuân 2)
với tổng diện tích 1.194,77 ha và02 KCN dự kiến mở rộng (Hiệp Phước - giai đoạn 3, Lê Minh Xuân mở rộng) với tổng diện tích 512,89 ha. Như vậy, đến năm 2020, thành phố sẽ có tổng cộng 23 KCX, KCN tập trung với tổng diện tích 5.797,34 ha.
Nguồn: Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, 2010
Hình 2.2: Sơ đồ định hướng phát triển không gian các KCX, KCN TP. HCM đến
năm 2020
Sau khi KCX Tân Thuận được thành lập vào năm 1991, ngày 26/2/1992, Ban Quản lý KCX Tân Thuận đã được thành lập theo Quyết định số 62/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Sau khi KCX Linh Trung ra đời, Ban Quản lý KCX Tân Thuận đổi tên thành Ban quản lý các KCX TP. Hồ Chí Minh và được sử dụng con dấu có hình Quốc huy theo Thông báo số 433/KTĐN ngày 27/10/1992 của Văn phịng Chính Phủ.Ngày 3/10/1996, Ban Quản lý các KCX TP. Hồ Chí Minh được chuyển thành Ban Quản lý các KCX và CN TP. Hồ Chí Minh theo Quyết định số 731/TTg của Thủ tướng Chính Phủ để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các KCX, KCN trên địa bàn thành phố.
Bộ máy giúp việc của Ban Quản lý hình thành từ cuối năm 1992, đến nay đã ổn định về tổ chức, gồm 08 Phòng nghiệp vụvà 03 đơn vị sự nghiệp.
Nguồn: Ban Quản lý các khu chế xuất và cơng nghiệp Thành phố, 2014
Hình 2.3: Sơ đồ bộ máy tổ chức Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP. HCM
Từ tháng 10/2000, Ban Quản lý được chuyển giao trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố theo Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 17/08/2000 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Ban Quản lý chịu sự chỉ đạo và quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố về tổ chức, biên chế, chương trình cơng tác và kinh phí hoạt động; đồng thời, chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ