Giải pháp phát triển công nghiệphỗ trợ tại các KCX, KCN thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ tại các khu chế xuất, khu công nghiệp thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 78 - 83)

Chí Minh

3.2.1 Về thu hút đầu tư

- Các KCN mới và mở rộng (Xuân Thới Thượng, Phong Phú, Bàu Đưng, Vĩnh Lộc 3, Vĩnh Lộc mở rộng, Hiệp Phước giai đoạn 3, Phước Hiệp) hoàn chỉnh thủ tục pháp lý về giải tỏa đền bù, quy hoạch 1/2000, chứng nhận đầu tư để sớm triển khai xây dựng hạ tầng KCN.

- Theo dõi, hỗ trợ triển khai nhanh xây dựng hạ tầng tại các KCN mới và mở rộng. Khuyến khích Cơng ty phát triển hạ tầng xây dựng sẵn nhà xưởng tiêu chuẩn, thí điểm mơ hình nhà xưởng cao tầng, trung tâm dịch vụ phục vụ công nghiệp phù hợp cho các ngành sản xuất phần mềm, công nghệ thông tin, nghiên cứu và phát triển.

- Xây dựng các cụm CNHT trong khu công nghiệp, dự kiến đặt tại KCN Hiệp Phước – giai đoạn 2, KCN Lê Minh Xuân 3 và KCN Cơ khí ơ tơ để thu hút các ngành CNHT phục vụ phát triển cơng nghiệp cơ khí, điện tử, tin học. Thúc đẩy việc xây dựng ít nhất 04 nhà xưởng cao tầng ở: KCX Tân Thuận, KCX Linh Trung, KCN Hiệp Phước, KCN Đông Nam.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, khai thác các khu công nghiệp đã sẵn sàng quỹ đất và dự kiến thành lập trong giai đoạn này: KCN Tân Phú Trung; Đông Nam; An Hạ; Hiệp Phước – giai đoạn 2; KCX Tân Thuận; Lê Minh Xuân 2;Lê Minh Xuân 3;Lê Minh Xn mở rộng; Cơ khí ơ tơ.

- Thu hút đầu tư có chọn lọc, tập trung vào 04 ngành công nghiệp mũi nhọn có hàm lượng khoa học - cơng nghệ, giá trị gia tăng cao: cơ khí, điện tử - tin học, hóa chất và chế biến tinh lương thực - thực phẩm. Bên cạnh đó, cần thu hút đầu tư trong lĩnh vực nghiên cứu, chế tạo, sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc ngành năng lượng mới như pin năng lượng mặt trời, pin nhiên liệu (fuel cell), tuốc bin điện gió,… để đáp ứng an ninh năng lượng, giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường và ứng phó

với tình trạng biến đổi khí hậu, tập trung kêu gọi đầu tư ở các quốc gia đang phát triển trong lĩnh vực này như Đức, Mỹ, Nhật,…

3.2.2 Về chính sách tài chính:

- Chính sách ưu đãi về thuế:

+ Đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: lĩnh vực CNHT cần được ưu tiên tương tự như lĩnh vực “đặc biệt khuyến khích đầu tư”, để khi nhập khẩu hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu, cụ thể hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho lĩnh vực CNHT được miễn thuế nhập khẩu (khoản 6 Điều 12 Nghị định 87/2010/NĐ-CP); nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất các dự án đầu tư vào lĩnh vực CNHT được miễn thuế trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất (khoản 14 Điều 12 Nghị định 87/2010/NĐ- CP ). Theo đó, đề nghị bổ sung vào Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư (Nghị định 108/2006/NĐ-CP) khi doanh nghiệp đầu tư sản xuất sản phẩm CNHT.

+ Đối với thuế giá trị gia tăng (VAT): các sản phẩm, linh kiện được các doanh nghiệp trong ngành lắp ráp đặt hàng; các dự án sản xuất sản phẩm CNHT cho phát triển cơng nghệ cao, Chính phủ hỗ trợ thuế VAT thấp từ 5-7% (mức thuế quy định là 10%) và có cơ chế miễn, giãn thuế VAT khi gặp điều kiện kinh tế khó khăn, nhằm kích cầu đầu tư và sử dụng sản phẩm CNHT trong nước đối với một số sản phẩm CNHT.

+ Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp: theo quy định pháp luật hiện hành, các doanh nghiệp FDI được hưởng thuế suất thuế TNDN 10% thấp hơn các doanh nghiệp trong nước và được miễn thuế TNDN trong 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% cho 9 năm tiếp theo. Đề xuất có ưu đãi tương tự đối với các doanh nghiệp nội địa hoạt động trong lĩnh vực CNHT.

+ Đối với thuế thu nhập cá nhân, người Việt Nam và người nước ngoài làm việc trong KCN được giảm 50% thuế thu nhập đối với người có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập.

Các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực CNHT không thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư (Nghị định 108/2006/NĐ-CP), vì vậy khơng thuộc nhóm đối tượng được hưởng các ưu đãi về thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và thuê mặt nước theo quy định của pháp luật đất đai và pháp luật về thuế. Đề xuất bổ sung doanh nghiệp CNHT vào Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư để hưởng các ưu đãi này.

- Chính sách tín dụng:

Nguồn vốn dành cho DNNVV là vốn ngắn hạn, trong khi các doanh nghiệp đang rất cần nguồn vốn trung và dài hạn. Để hỗ trợ DNNVV hiệu quả, ngành Ngân hàng cần tiếp tục xác định DNNVV là đối tượng ưu tiên. Nghiên cứu kinh nghiệm của Nhật Bản để thành lập hệ thống ngân hàng phục vụ các DNNVV, có cơ chế về bảo lãnh tín dụng, về thế chấp tài sản… Phát huy mạnh hơn nữa các kênh huy động vốn khác trên thị trường, xây dựng nhiều gói sản phẩm tiết kiệm đặc thù với thời hạn từ 12 tháng trở lên và tăng cường sự phối hợp nhịp nhàng từ các Bộ, ngành, hiệp hội và bản thân doanh nghiệp.

3.2.3 Phát triển thị trường

- Thành lập nhóm nghiên cứu gồm Sở Công Thương, HEPZA, Ban quản lý Khu Công nghệ cao, Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Kinh tế thành phố khảo sát cụ thể các sản phẩm hồn chỉnh của TPHCM có lợi thế cạnh tranh, để từ cơ sở đó phối hợp với các tổ chức liên quan của Nhật Bản và Hàn Quốc để mời gọi đầu tư.Có thể mời các chuyên gia về CNHT của Nhật Bản và Hàn Quốc cùng tham gia.

- Tổ chức thường xuyên hội chợ, hội thảo về các sản phẩm CNHT tại TPHCM (Sở Công Thương, HEPZA, BQL Khu công nghệ cao, Sở Khoa học và Công nghệ). - Bản thân các doanh nghiệp CNHT cần chú ý cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm, quản trị chất lượng theo ISO, là cơ sở để khách hàng nước ngoài tin tưởng vào các sản phẩm của mình.

3.2.4 Đổi mới công nghệ

- Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực thiết kế, chế tạo sản phẩm mới, áp dụng quản lý chất lượng theo ISO. Tổ chức tuyên truyền các chính sách về chuyển giao cơng nghệ: cơng nghệ khuyến khích chuyển giao, cấm chuyển giao, hạn chế chuyển giao. Tổ chức giới thiệu Chương trình ứng đụng khoa học công nghệ phục vụ tái cấu trúc doanh nghiệp: các biện pháp nâng cao năng suất chất lượng, kiểm toán năng ỉượng và sử dụng hiệu quả năng lượng, tăng cường quản lý tài sản trí tuệ trong các doanh nghiệp.

- Tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp. Giới thiệu, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Chương trình kích cầu của thành phố để doanh nghiệp đổi mới công nghệ được hỗ trợ lãi vay.

3.2.5 Bảo vệ môi trường

- Các KCN mới thành lập và mở rộng phải đảm bảo xây dựng và hoàn thành nhà máy xử lý nước thải tập trung trước khi cho thuê đất;đồng thời xây dựng hệ thống quan trắc tự động tại các KCN để phát hiện và xử lý nhanh doanh nghiệp vi phạm bảo vệ môi trường. Công ty phát triển hạ tầng ở từng KCX, KCN phải đảm bảo nhà máy xử lý nước thải tập trung được vận hành thường xuyên, đủ công suất và đạt tiêu chuẩn.

- Doanh nghiệp có phát sinh ơ nhiễm phải xây dựng hệ thống xử lý cục bộ, đạt tiêu chuẩn và vận hành thường xuyên. Nâng cao vai trò trách nhiệm của các công ty phát triển hạ tầng KCX, KCN trong việc nắm tình hình và phát hiện doanh nghiệp vi phạm môi trường.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp trong KCX, KCN thơng qua các hình thức tập huấn, hội thi tìm hiểu, hưởng ứng các phong trào vận động bảo vệ môi trường.

3.2.6 Xây dựng hạ tầng xã hội

- Tại các KCN hiện hữu, tiếp tục rà sốt quỹ đất, đồng thời đề nghị các Cơng ty hạ tầng phải lập kế hoạch triển khai các hạng mục hạ tầng xã hội theo dự án được duyệt. Đối với các cơng trình nhà ở cho cơng nhân và trường mầm non, thành phố

cần có các chính sách hỗ trợ như sử dụng vốn ngân sách để đầu tư hoặc các chủ đầu tư được tiếp cận các nguồn vốn kích cầu; các cơng trình cịn lại thực hiện theo phương thức xã hội hóa. Khi cơng trình xây dựng hồn thành, giao cho các đơn vị có chức năng khai thác và vận hành.

- Tại các KCN mới và mở rộng đã có khu dân cư liền kề, cần triển khai các hạ tầng xã hội cấp bách như nhà lưu trú công nhân, nhà trẻ và các dịch vụ phục vụ doanh nghiệp và người lao động.

3.2.7 Tuyển dụng lao động

- Nắm bắt nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, lao động phổ thông và lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật; Lập kế hoạch phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề trên địa bàn Thành phố để có thể đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp, chuẩn bị nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp; liên kết với các Trung tâm dịch vụ việc làm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh để tạo nguồn lao động phổ thông đáp ứng nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp. - Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng các chính sách cho người lao động; tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động, an toàn vệ sinh lao động; vận động doanh nghiệp chăm lo đời sống người lao động để người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp và thu hút lao động làm việc; Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại doanh nghiệp, phát huy cơ chế đối thoại, thương lượng tại doanh nghiệp để giải quyết kịp thời các kiến nghị của người lao động, hạn chế các tranh chấp lao động, đình cơng xảy ra.

- Các ban ngành, tổ chức đoàn thể tăng cường quan tâm và chăm lo đời sống người lao động thiết thực hơn.

3.2.8 Cải cách thủ tục hành chính

- Đơn giản hóa, cơng khai minh bạch các thủ tục hành chính.

- Thực hiện có hiệu quả ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong quản lý. Xây dựng cơ sở dữ liệu doanh nghiệp phục vụ quản lý, xây dựng phần mềm cấp phép qua mạng.

- Duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vào hoạt động quản lý nhà nước.

- Phối hợp với các Sở, ngành thực hiện có hiệu quả “cơ chế một cửa tại chỗ” trong quản lý các KCX, KCN Thành phố.

3.2.9 Về liên kết ngành

Cần xây dựng các chương trình liên kết để phát triển 04 ngành cơng nghiệp trọng điểm thông qua 3 hoạt động sau:

Thứ nhất, liên kết ngành (liên kết doanh nghiệp): Cần xây dựng lộ trình thực hiện

từ nay đến năm 2020, trước mắt (1) cần có kế hoạch kết nối các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước thông qua các chương trình giới thiệu nhu cầu phát triển và sử dụng sản phẩm hỗ trợ; (2) đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề kỹ thuật theo nhu cầu định hướng ngành nghề thuộc 04 ngành công nghiệp trọng điểm.

Thứ hai, hợp tác với các khu công nghiệp, khu công nghệ cao; liên kết với các địa

phương của các tỉnh có KCN như Bình Dương, Đồng Nai, Long An… để hình thành thị trường sản phẩm CNHT cho 04 ngành công nghiệp trọng điểm, khuyến khích phát triển các ngành CNHT cho các ngành này.

Ngoài ra, cần nghiên cứu để phối hợp với các tỉnh và các KCN thuộc các tỉnh trong việc khuyến khích những doanh nghiệp cần hoặc có nhu cầu di dời trong việc chuyển dịch cơ cấu ngành nghề. [2]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ tại các khu chế xuất, khu công nghiệp thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 78 - 83)