CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.5.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của điều kiện thủy phân tinh bột bằng enzyme α – amylase đến hàm lượng protein
enzyme α – amylase đến hàm lượng protein
a. Mục tiêu
Xác định được điều kiện thủy phân để thu được chế phẩm bột đạt hàm lượng protein cao nhất.
b. Thiết kế thí nghiệm
Q trình thủy phân tinh bột bằng enzyme có sự tác động của các yếu tố sau: nồng độ enzyme, nhiệt độ thủy phân, thời gian thủy phân.
Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu 2k với tâm được lặp lại 3 lần. Số thí nghiệm: N = 2k + n0 = 23 + 3 = 11.
Bảng 2.2. Các mức của yếu tố theo biến mã hóa và biến thực
Yếu tố Biến thực (Zi) Biến mã hóa (Xi)
Thấp Tâm Cao Thấp Tâm Cao
Nồng độ enzyme (ml/100g) 0.05 0.10 0.15 -1 0 +1
Nhiệt độ thủy phân (oC) 70 80 90 -1 0 +1
Bảng 2.3. Bảng ma trận yếu tố theo biến mã hóa
Nghiệm
thức Nồng độ enzyme(X1) Nhiệt độ thủy phân(X2) Thời gian thủy phân(X3)
1 0 0 0 2 0 0 0 3 0 0 0 4 +1 +1 -1 5 +1 +1 +1 6 -1 -1 -1 7 +1 -1 -1 8 +1 -1 +1 9 -1 +1 +1 10 -1 +1 -1 11 -1 -1 +1 c. Phương pháp xử lí số liệu
Xử lý bằng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính:
Phân tích hồi quy tuyến tính là một phương pháp phân tích quan hệ giữa biến phụ thuộc Y với một hay nhiều biến độc lập X. Mơ hình hóa sử dụng hàm tuyến tính (bậc 1). Các tham số của mơ hình (hay hàm số) được ước lượng từ dữ liệu.
Mơ hình tốn học cấp 1 với ba yếu tố ảnh hưởng, phương trình hồi quy có dạng: Y = b0 + b1X1 + b2X2 + b3X3 + b12X1X2 + b13X1X3 + b23X2X3 + b123X1X2X3
Trong đó:
X1: nồng độ enzyme (%,V/g); X2: nhiệt độ thủy phân (oC); X3: thời gian thủy phân (phút);
bi (i=1,2,3): hệ số trong phương trình hồi quy ứng với ảnh hưởng bậc 1 của các yếu tố đối với mức độ thủy phân;
bij (i=1,2,3; j=1,2,3): hệ số trong phương trình hồi quy ứng với ảnh hưởng của tương tác cặp của các yếu tố đối với mức độ thủy phân;
b123: hệ số trong phương trình hồi quy ứng với ảnh hưởng của tương tác của 3 yếu tố đối với mức độ thủy phân.