CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ
1.7 Rủi ro trong dịch vụ ngân hàng điện tử
Bên cạnh những ưu điểm, những tiện ích, những lợi thế tuyệt đối của loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử so với dịch vụ ngân hàng truyền thống, khi kinh
doanh loại hình dịch vụ này, các ngân hàng sẽ phải đối mặt với những rủi ro và những thách thức mới. Đó là những rủi ro trong thương mại điện tử. Đây là loại rủi ro xuất hiện cùng với sự ra đời của các phương thức kinh doanh mới mẻ như thương mại điện tử hay ngân hàng điện tử. Xét về bản chất, những loại rủi ro này xuất phát
từ quá trình kinh doanh bằng các phương tiện điện tử như fax, e-mail, điện thoại hay internet… Dưới đây là một số rủi ro thường gặp ở các ngân hàng khi kinh
doanh dịch vụ ngân hàng điện tử.
1.7.1 Rủi ro về pháp luật
Chúng ta đều biết, loại hình kinh doanh mới ngân hàng điện tử cho phép
khách hàng có thể truy cập vào bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi đâu để tiến hàng các
giao dịch của cá nhân mình với bất kỳ một cá nhân nào khác có tài khoản mở tại ngân hàng. Những tiện ích này dẫn đến một nguy cơ tiềm ẩn mà không phải ngân
hàng nào cũng nhận thức được- đó là rủi ro pháp lý. Khi một hoạt động kinh doanh
vượt ra khỏi biên giới một quốc gia, hoạt động kinh doanh đó tất yếu sẽ khơng chỉ
chịu sự điều chỉnh của luật pháp trong nước mà còn phải chịu sự điều chỉnh của luật
pháp nước khác và thông lệ quốc tế. Ví dụ, một khách hàng trong nước có nhu cầu
chuyển tiền cho đối tác ở nước khác để thanh toán tiền hàng xuất nhập khẩu, phương thức chuyển tiền là trích từ tài khoản của người nhập khẩu và ghi có tài
khoản của người xuất khẩu thông qua dịch vụ ngân hàng điện tử. Trong trường hợp này, nếu khơng tìm hiểu xem luật pháp của hai nước có cho phép chuyển tiền như vậy khơng thì cả ngân hàng và khách hàng của họ sẽ phải hứng chịu mọi rủi ro.
1.7.2 Rủi ro về tin tặc
Ngày nay, khi kinh doanh dịch vụ ngân hàng điện tử, một điều mà các ngân
hàng cần phải quan tâm là nguy cơ trang web của họ có thể bị các hacker tấn cơng. Trên thực tế, các hacker với khả năng của mình, có thể tấn công vào các website
của các ngân hàng, dị tìm mật khẩu của các thẻ tín dụng hay các thẻ rút tiền tự
động, để rồi sau đó tiến hành các giao dịch phi pháp, gây thiệt hại cho ngân hàng và
khách hàng của họ. Muốn tránh được rủi ro này, các ngân hàng cần phải xây dựng một hệ thống bảo mật có độ an tồn cao, có khả năng hạn chế đến mức tối đa sự tác
động của các hacker chuyên nghiệp. Có như vậy, ngân hàng mới tạo niềm tin cho
khách hàng và thực hiện tốt nghiệp vụ của mình.
Thơng thường, khi cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử, các ngân hàng đều
phải cho khách hàng sử dụng chữ ký điện tử đã đăng ký trước với ngân hàng. Việc
sử dụng chữ ký điện tử như vậy sẽ đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng nhưng đồng thời cũng kéo theo những rủi ro vô cùng to lớn đối với ngân hàng. Đó là việc người khơng được ủy quyền sử dụng trái phép chữ ký điện tử của người đã đăng ký
với ngân hàng để tiến hành các giao dịch phi pháp, gây tổn hại cho chủ tài khoản và gây ảnh hưởng tới uy tín ngân hàng.
1.7.4 Rủi ro về hệ thống bảo mật
Để cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử, các ngân hàng buộc phải có quan hệ đại lý với nhau, thực hiện việc nối mạng để thanh toán với nhau và mỗi ngân hàng
có một mã khóa riêng, mã khóa này được đăng ký với các ngân hàng đại lý thanh
toán của ngân hàng. Khi thanh toán bất kỳ một giao dịch nào, để xác minh tính chân thực, các ngân hàng đều phải cung cấp mã khóa cho ngân hàng bạn. Nếu cơ chế bảo mật khơng tốt, mã khóa này bị lộ thì sẽ vơ cùng bất lợi cho ngân hàng. Mặt khác, mỗi khách hàng đều có một mã số nhận dạng cá nhân riêng, chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ vơ tình lộ mã số này?
Một điều nữa cũng cần phải quan tâm là khi giao dịch, các ngân hàng còn phải hứng chịu rủi ro nếu như hệ thống mạng bị lỗi hay bị nghẽn mạch, dẫn đến việc truyền sai lệch các dữ liệu cần thiết hoặc không thể truyền dữ liệu vào một số thời điểm nhất định. Đây cũng là vấn đề mà các ngân hàng phải quan tâm.