Các tiêu chí cơ bản cần đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của người lao động tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận bình tân TP HCM (Trang 56)

6. Bố cục của đề tài

2.4. Thực trạng công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc cán bộ, công chức

2.4.2. Các tiêu chí cơ bản cần đánh giá

2.4.2.1. Các tiêu chí cơ bản cần đánh giá đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo:

Tiêu chí đánh giá cơng chức, nhân viên hợp đồng của các cơ quan chuyên môn gồm 6 tiêu chí:

- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước; - Giữ gìn phẩm chất chính trị; đạo đức, lối sống lành mạnh, tác phong và lề lối làm việc;

- Năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ thể hiện ở khối lượng, chất lượng, hiệu quả thực hiện công việc; tinh thần học tập nâng cao trình độ;

- Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;

- Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; - Thái độ phục vụ nhân dân.

2.4.2.2. Các tiêu chí cơ bản cần đánh giá đối với cán bộ, cơng chức là cấp trƣởng, cấp phó của các cơ quan chun mơn:

Tiêu chí đánh giá cán bộ, cơng chức là cấp trưởng, cấp phó các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận gồm 6 tiêu chí đánh giá cơng chức (khơng giữ chức vụ lãnh đạo), đồng thời bổ sung thêm 2 tiêu chí sau:

- Năng lực lãnh đạo, quản lý; năng lực tập hợp, đồn kết cán bộ, cơng chức, viên chức đơn vị.

- Kết quả hoạt động của cơ quan, đơn vị được giao quản lý, phụ trách.

Nhận xét:

Các tiêu chí đánh giá nêu trên chưa mơ tả, liệt kê được những công việc cụ thể, cần thiết để đo lường mức độ đạt hay khơng đạt đối với từng tiêu chí: như thế nào là chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước; thế nào là có lối sống lành mạnh, tác phong, lề lối làm việc; tinh thần trách nhiệm và phối hợp tốt trong thực hiện nhiệm vụ; thái độ phục vụ nhân dân như thế nào mới đảm bảo đạt yêu cầu...

- Theo kết quả khảo sát:

+ Đo lường mức độ “rõ ràng, cụ thể” của các tiêu chí đánh giá: Có 80/110 (tỷ lệ 72,73%) đáp viên cho rằng các tiêu chí đánh giá hiện nay “Không rõ ràng cụ thể” (70%) và “Hồn tồn khơng rõ ràng, cụ thể” (2,73%); Có 24/110 (tỷ lệ

21,82%) đáp viên cho rằng “Tương đối rõ ràng cụ thể”; còn lại 6/110 (tỷ lệ 5,45%) đáp viên cho rằng “Rất rõ ràng cụ thể”.

+ Đo lường mức độ “đầy đủ của tiêu chí đánh giá khi phản ánh các công việc cần thiết phải thực hiện”: có 87/110 (tỷ lệ 79,09%) đáp viên cho rằng các tiêu chí đánh giá hiện nay “khơng phản ánh đầy đủ” (71,82%) và “phản ánh hồn tồn khơng đầy đủ” (7,27%) các cơng việc cần thiết phải thực hiện ở vị trí chức danh của

họ; chỉ có 19/110 (tỷ lệ 17,27%) đáp viên cho rằng “phản ánh tương đối đầy đủ”,

còn lại 4/110 (tỷ lệ 3,64%) cho rằng “phản ánh rất đầy đủ”. - Nguyên nhân:

+ Các tiêu chí đánh giá đang sử dụng tại UBND quận Bình Tân được thực hiện theo quy định tại các văn bản hướng dẫn. Do đó, số lượng và tên gọi của các tiêu chí cơ bản cần đánh giá phải được đảm bảo theo quy định.

+ Mặc dù, đã có hướng dẫn về việc xây dựng vị trí việc làm, bản mơ tả cơng việc để phục vụ cho hoạt động phân tích cơng việc tại Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch cơng chức và Thông tư số 05/2013/TT-BNV ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Bộ Nội vụ

hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch cơng chức; tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có quy định, hướng dẫn hoặc nghiên cứu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc kết nối giữa hoạt động phân tích cơng việc và cơng tác đánh giá kết quả thực hiện công việc.

+ Hiện nay chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể về nội dung thành phần trong các tiêu chí cơ bản cần đánh giá, về trọng số của các tiêu chí đánh giá cũng như chưa có hướng dẫn về phương pháp đánh giá khoa học để đo lường chính xác mức độ thực hiện cơng việc của cán bộ, công chức.

2.4.2.3. Đo lƣờng tiêu chí đánh giá và phân loại kết quả đánh giá: * Phân loại kết quả đánh giá cán bộ, công chức:

Kết quả đánh giá cán bộ, công chức tại các cơ quan chuyên môn được phân loại thành 4 mức: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ nhưng hạn chế về năng lực, khơng hồn thành nhiệm vụ. Kết quả đánh giá được phân loại dựa trên mức độ hồn thành các tiêu chí đánh giá chung và tiêu chí đánh giá riêng phân biệt giữa cơng chức không giữ chức vụ lãnh đạo và lãnh đạo từ cấp phó trở lên.

* Đo lƣờng tiêu chí đánh giá:

Việc đo lường tiêu chí đánh giá và phân loại kết quả đánh giá được tổng hợp trong bảng 2.2, cụ thể:

- Đo lường tiêu chí đánh giá chung:

Yêu cầu chung đối với 3 kết quả phân loại gồm HTXSNV, HTTNV, HTNV nhưng hạn chế về năng lực là không vi phạm 2 tiêu chí đầu tiên về: Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước; Giữ gìn phẩm chất chính trị; đạo đức, lối sống lành mạnh, tác phong và lề lối làm việc (nếu vi phạm 1 trong 2 tiêu chí này sẽ bị xếp vào loại khơng hồn thành nhiệm vụ). Đồng thời, kết quả phân loại còn phụ thuộc vào việc đo lường mức độ hồn thành cơng việc trong mỗi tiêu chí theo các mức A+, A, B, C, như sau:

A+, A, B, C, thông qua nhận xét của tập thể công chức (bao gồm cả đồng nghiệp, cấp trên) và quyết định cuối cùng của thủ trƣởng đơn vị sử dụng cơng chức đó.

+ Việc đo lường mỗi tiêu chí trong 6 tiêu chí chung đánh giá đối với cơng chức giữ chức vụ lãnh đạo từ cấp phó trở lên: khơng được quy đổi ra số điểm mà dựa trên 4 mức A+, A, B, C thông qua nhận xét của tập thể công chức cơ quan (bao

gồm cả đồng nghiệp, cấp dưới, cấp trên), nhận xét của tất cả Đảng viên trong Chi

bộ (tính Đảng – mang yếu tố chính trị) và kết luận cuối cùng của Ban Thƣờng vụ Quận ủy (tính Đảng). Đối với 02 tiêu chí đánh giá riêng đối với công chức giữ chức

vụ lãnh đạo gồm: Năng lực lãnh đạo, quản lý và năng lực tập hợp, đồn kết cán bộ, cơng chức và Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, phòng – ban và tương đương được giao lãnh đạo, quản lý, phụ trách khơng thực hiện để tính các mức đánh giá A+, A, B, C mà làm cơ sở để tập thể cán bộ, công chức cùng làm việc ở cơ

quan, đơn vị có ý kiến đánh giá, góp ý trước khi tổng hợp xếp loại cơng chức năm cho cán bộ, cơng chức là lãnh đạo, quản lý.

Ví dụ: Kết quả phân loại hồn thành xuất sắc nhiệm vụ yêu cầu tiêu chuẩn đánh giá chung là không vi phạm 2 tiêu chuẩn đầu tiên về “chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước”; “giữ gìn phẩm chất chính trị; đạo đức, lối sống lành mạnh, tác phong và lề lối làm việc”; đồng thời, phải đảm bảo 6/6 tiêu chí được đánh giá từ mức A trở lên, trong đó có ít nhất 4/6 tiêu chí đạt mức A+; Kết quả phân loại hoàn thành tốt nhiệm vụ yêu cầu tiêu chuẩn đánh giá chung là không vi phạm 2 tiêu chuẩn đầu tiên về “chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước”; “giữ gìn phẩm chất chính trị; đạo đức, lối sống lành mạnh, tác phong và lề lối làm việc”; đồng thời, phải đảm bảo 6/6 tiêu chí được đánh giá từ mức A trở lên, trong đó có ít nhất 2/6 tiêu chí đạt mức A+.

 Sự khác biệt trong cách thức đo lường các tiêu chí đánh giá chung giữa cơng

chức và lãnh đạo (từ cấp phó trở lên) thể hiện ở chỗ: cơng chức chỉ được tập thể công chức góp ý về nhiệm vụ hành chính; kết quả đánh giá của công chức do Thủ trưởng trực tiếp của đơn vị sử dụng cơng chức đó quyết định. Riêng cấp phó trở lên phải được góp ý, nhận xét về cả 2 khía cạnh là nhiệm vụ hành chính của khối chính quyền và nhiệm vụ chính trị của khối Đảng, cụ thể: tập thể cơng chức cơ quan góp ý về việc thực hiện nhiệm vụ hành chính và tập thể Đảng viên Chi bộ góp ý, nhận xét về việc

thực hiện nhiệm vụ chính trị. Do đó, kết quả đánh giá cấp phó trở lên cịn phản ánh việc hồn thành nhiệm vụ chính trị bên cạnh nhiệm vụ hành chính.

Tuy nhiên, việc góp ý của tập thể cơng chức cơ quan và Đảng viên trong Chi bộ thường mang nặng tính hình thức, chiếu lệ vì cấp dưới không dám chỉ ra các khuyết điểm, hạn chế của cấp trên. Từ đó, xảy ra thực trạng là hầu hết lãnh đạo đều nhận được góp ý tốt với nội dung từ tốt đến xuất sắc thông qua các ý kiến của tập thể công chức tại đơn vị do mình quản lý. Đến khi gửi qua Phòng Nội vụ tổng hợp, trình UBND quận báo cáo Ban Thường vụ quận ủy thì một số trường hợp được Ban Thường vụ quận ủy kết luận đánh giá thấp hơn so với đề xuất ban đầu. Theo cách đánh giá này, quyền quyết định đánh giá lãnh đạo từ cấp phó trở lên tại các cơ quan chun mơn có sự chi phối bởi tính Đảng và quyền quyết định đánh giá do Ban Thường vụ quận ủy kết luận. Ngoài ra, việc khơng phân chia trọng số giữa các tiêu chí đánh giá đã tạo ra những khó khăn nhất định cho người đánh giá trong việc ứng dụng kết quả đánh giá vào các quyết định nhân sự khác nhau; đồng thời, không tạo ra những mục tiêu rõ ràng để định hướng cho công chức nỗ lực, phấn đấu.

- Đo lường tiêu chí đánh giá riêng: Ở mỗi kết quả phân loại đều có yêu cầu về tiêu chuẩn đánh giá riêng bên cạnh tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí chung mang tính phân biệt giữa cơng chức và lãnh đạo từ cấp phó trở lên. Ví dụ:

+ Kết quả phân loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ yêu cầu tiêu chuẩn đánh giá riêng đảm bảo một trong các tiêu chí sau: Đối với cơng chức: Hồn thành 100% khối lượng, đạt chất lượng, tiến độ và hiệu quả cơng việc được giao; có sáng kiến cải tiến trong công việc được Thủ trưởng cơ quan quản lý cán bộ, công chức công nhận. Đối với cấp trưởng, cấp phó: cơ quan, đơn vị hoặc bộ phận được phân công phụ trách hoàn thành 100% chỉ tiêu nhiệm vụ; tổ chức Đảng đạt trong sạch vững mạnh và các đoàn thể của cơ quan, bộ phận đạt vững mạnh, xuất sắc.

+ Kết quả phân loại hoàn thành tốt nhiệm vụ yêu cầu tiêu chuẩn đánh giá riêng đảm bảo một trong các tiêu chí sau: Đối với cơng chức: Hồn thành 100% khối lượng, đạt chất lượng, tiến độ và hiệu quả công việc được giao. Đối với cấp trưởng, cấp phó: cơ quan, đơn vị hoặc bộ phận được phân công phụ trách hoàn thành 100% chỉ tiêu nhiệm vụ; tổ chức Đảng đạt trong sạch vững mạnh và các đoàn thể của cơ quan, bộ phận đạt trong sạch vững mạnh.

Nhận xét:

- Việc đo lường các tiêu chí (ngồi tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ) gặp nhiều khó khăn do các tiêu chí mang tính chất trừu tượng, chung chung, chưa được cụ thể hóa bằng những hoạt động, hành vi trên thực tế, cụ thể các tiêu chí gồm: Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước; Giữ gìn phẩm chất chính trị; đạo đức, lối sống lành mạnh, tác phong và lề lối làm việc; Năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ thể hiện ở khối lượng, chất lượng, hiệu quả thực hiện công việc; tinh thần học tập nâng cao trình độ; Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; Thái độ phục vụ nhân dân; Năng lực lãnh đạo, quản lý; năng lực tập hợp, đồn kết cán bộ, cơng chức, viên chức đơn vị;

- Kết quả khảo sát về mức độ “dễ dàng khi đo lường các tiêu chí đánh giá”: Có 77/110 (tỷ lệ 70%) đáp viên cho rằng “không dễ dàng”; 18/110 (tỷ lệ 16,36%) đáp

viên cho rằng “hồn tồn khơng dễ dàng”; 10/110 (tỷ lệ 9,09%) cho rằng “tương đối

dễ dàng”; còn lại 5/110 (tỷ lệ 4,55%) cho rằng “rất dễ dàng”.

- Từ việc phân tích thực tế các tiêu chí đánh giá trong Kế hoạch đánh giá hàng năm, Phiếu đánh giá cán bộ, công chức (tại phụ lục 6 và 7) và nhận xét của 110 đáp viên thông qua cuộc khảo sát cho thấy: Các tiêu chí đánh giá chưa gắn kết với bản mô tả công việc tại từng vị trí việc làm; chưa có sự phân biệt về mức độ quan trọng của mỗi tiêu chí đánh giá trong q trình thực hiện cơng việc để người lao động tích cực rèn luyện, phấn đấu. Ngồi ra, việc xếp loại theo các mức A+, A, B, C đối với từng tiêu chí đánh giá chưa dựa trên chỉ số hay số điểm cụ thể. Theo đó, người đánh giá rất khó định lượng mức độ thực hiện công việc của mỗi công chức, dễ xảy ra lỗi trong đánh giá như: thiên kiến, định kiến, xu hướng thái q, bình qn chủ nghĩa...

Do đó, việc xây dựng lại các tiêu chí đánh giá là vô cùng cần thiết. Kết quả khảo sát cho thấy 105/110 (tỷ lệ 95,5%) đáp viên cho rằng “cần thiết” phải xây dựng lại các tiêu chí đánh giá và “sẵn sàng tham gia” xây dựng lại các tiêu chí đánh giá.

Số ít cịn lại 5/110 (tỷ lệ 4,5%) đáp viên cho rằng không cần thiết phải xây dựng lại các tiêu chí đánh giá và “không sẵn sàng tham gia” vào việc xây dựng lại các tiêu

chí đánh giá. Tất cả 5 trường hợp khơng mong muốn xây dựng lại các tiêu chí đánh giá và khơng sẵn sàng tham gia vào việc xây dựng lại các tiêu chí đánh giá là các đối tượng có kết quả đánh giá năm 2013 ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Bảng 2.2: Tổng hợp việc đo lƣờng tiêu chí đánh giá và phân loại kết quả đánh giá. Kết quả phân loại Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Hoàn thành tốt nhiệm vụ Hoàn thành nhiệm vụ nhƣng hạn chế về năng lực Khơng hồn thành nhiệm vụ Đo lƣờng tiêu chí đánh giá Tiêu chuẩn chung - Khơng vi phạm 2 tiêu chí đầu tiên - 6/6 tiêu chí xếp loại từ A trở lên. - và ít nhất 4/6 tiêu chí đạt A+ - Khơng vi phạm 2 tiêu chí đầu tiên - 6/6 tiêu chí xếp loại từ A trở lên. - và ít nhất 2/6 tiêu chí đạt A+ - Khơng vi phạm 2 tiêu chí đầu tiên - 6/6 tiêu chí xếp loại từ B trở lên. - và ít nhất 3/6 tiêu chí đạt A. - Vi phạm 2 tiêu chí đầu tiên. - Hoặc 6/6 tiêu chí xếp loại B và C, - Hoặc 6/6 tiêu chí xếp loại từ B trở lên nhưng không đủ số lượng phân loại là hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực Tiêu chuẩn riêng

Đối với cơng chức:

- Hồn thành 100% khối lượng, đạt chất lượng, tiến độ và hiệu quả được giao. - Có sáng kiến cải tiến, được thủ trưởng cơ quan công nhận.

Đối với công chức: Hoàn thành 100% khối lượng, đạt chất lượng, tiến độ và hiệu quả được giao.

Đối với cơng chức:

Hồn thành trên 80% khối lượng công việc được giao nhưng chất lượng, tiến độ công việc chưa đạt yêu cầu.

Đối với cơng chức:

Hồn thành từ 80% trở xuống khối lượng công việc được giao; chất lượng, tiến độ công việc không đạt yêu cầu

Đối với cấp phó trở lên:

- Cơ quan hoặc bộ phận được phân công phụ trách hoàn thành 100% chỉ tiêu nhiệm vụ. - Tổ chức Đảng đạt trong sạch vững mạnh và các đoàn thể của cơ quan, bộ phận đạt vững mạnh, xuất sắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của người lao động tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận bình tân TP HCM (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)