Hồn thiện các tiêu chí đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của người lao động tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận bình tân TP HCM (Trang 78)

chung theo hướng sau đây:

- Tiêu chí đánh giá 1 (TC1): Chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước (có trọng số T = 1,5), được cụ thể hóa thành:

+ TC1.1. Luôn tuân thủ, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, chấp hành nghiêm túc quy định tại nơi cư trú; vận động gia đình và người thân chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước (mức điểm Đ từ 1 – 5 điểm).

+ TC1.2. Luôn chấp hành tốt nội quy, quy chế cơ quan về: giờ giấc làm việc, chào cờ thứ 2 hàng tuần, trang phục, bảng tên, sinh hoạt cơ quan, sinh hoạt chi bộ (nếu có) (mức điểm Đ từ 1 – 5 điểm).

- Tiêu chí đánh giá 2 (TC2): Giữ gìn phẩm chất chính trị; đạo đức, lối sống lành mạnh, tác phong và lề lối làm việc (có trọng số T = 1,5), được cụ thể hóa thành:

+ TC2.1. Tác phong làm việc nghiêm túc, vui vẻ, hòa đồng (mức điểm Đ từ 1 – 5 điểm).

+ TC2.2. Có đạo đức, lối sống lành mạnh; khơng có những hành vi tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ: khơng lãng phí, khơng lợi dụng chức vụ để tham nhũng, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân (mức điểm Đ từ 1 – 5 điểm).

- Tiêu chí đánh giá 3 (TC3): Năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ thể hiện ở khối lượng, chất lượng, hiệu quả thực hiện cơng việc; tinh thần học tập nâng cao trình độ (có trọng số T = 2,5), được cụ thể hóa thành:

+ TC3.1: Khối lượng văn bản: tham mưu đầy đủ các văn bản theo bản mô tả công việc và yêu cầu thực tế phát sinh do Lãnh đạo cơ quan chỉ đạo; Chất lượng tham mưu các văn bản: khơng sai sót, đảm bảo kỹ thuật trình bày; theo đúng quy

trình: phải định hướng các cơng việc rõ ràng, có phân cơng tổ chức thực hiện cụ thể; Đối với Báo cáo: thể hiện các số liệu cụ thể, chính xác trên cơ sở có phân tích, so sánh qua các năm) (mức điểm Đ từ 1 – 5 điểm)

+ TC3.2: Bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu kiến thức, kỹ năng chuyên ngành hàng năm (thời gian thực hiện là 01 tuần/01 năm; một tuần được tính bằng 05 ngày học, một ngày học 08 tiết)18 (mức điểm Đ từ 1 – 5 điểm).

- Tiêu chí đánh giá 4 (TC4): Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ (có trọng số T = 2), được cụ thể hóa thành:

+ TC 4.1: Tham mưu kịp thời, đảm bảo thời gian theo quy định (mức điểm Đ từ 1 – 5 điểm).

+ TC4.2: Kết quả tham mưu được UBND thành phố, các Sở, ban ngành thành phố hoặc UBND quận đánh giá từ mức điểm 95 trở lên đối với lĩnh vực được phân công phụ trách (mức điểm Đ từ 1 – 5 điểm).

- Tiêu chí đánh giá 5 (TC5): Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ (có trọng số T = 1,5), được cụ thể hóa thành:

+ TC 5.1: Ý thức trách nhiệm cao, không đùn đẩy công việc, sẵn sàng nhận nhiệm vụ và nỗ lực hoàn thành (mức điểm Đ từ 1 – 5 điểm).

+ TC5.2: Sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp; xây dựng được mối quan hệ tốt với các cơ quan, đơn vị (mức điểm Đ từ 1 – 5 điểm).

- Tiêu chí đánh giá 6 (TC6): Thái độ phục vụ nhân dân (có trọng số T = 1,5), được cụ thể hóa thành những việc làm cụ thể như: Thái độ hòa nhã, lịch sự; ân cần, tận tình giải đáp thắc mắc, hướng dẫn công dân hoặc cá nhân, tổ chức đến liên hệ công tác (mức điểm Đ từ 1 – 5 điểm).

* Hồn thiện các tiêu chí đánh giá riêng đối với lãnh đạo (cấp phó trở lên):

Hồn thiện 2 tiêu chí đánh giá riêng đối với lãnh đạo, như sau:

- Tiêu chí đánh giá 7 (TC7): Năng lực lãnh đạo, quản lý; năng lực tập hợp, đồn kết cán bộ, cơng chức đơn vị (có trọng số T = 4), được cụ thể hóa thành:

18 Chính phủ Việt Nam, 2010. Nghị định số 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng. Hà Nội, tháng 3 năm 2010.

+ TC 7.1: Tuyển dụng, phân cơng, bố trí cán bộ, cơng chức phù hợp với khả năng, trình độ nghiệp vụ chun mơn; kiểm tra tiến độ, chất lượng và đánh giá hiệu quả công việc của cán bộ, công chức (mức điểm Đ từ 1 – 5 điểm).

+ TC 7.2: Hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện cho cấp dưới; Tạo khơng khí thoải mái trong cơng việc giữa các nhân viên; Lắng nghe ý kiến phản ánh, góp ý, sáng kiến của CBCC để hồn thiện hoạt động cơ quan (mức điểm Đ từ 1 – 5 điểm).

+ TC 7.3: Đào tạo, cử CBCC tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên mơn, lý luận chính trị (mức điểm Đ từ 1 – 5 điểm).

- Tiêu chí đánh giá 8 (TC8): Kết quả hoạt động của cơ quan, đơn vị được giao quản lý, phụ trách (có trọng số T = 4), được cụ thể hóa thành:

+ TC 8.1: Chỉ đạo, điều hành hoạt động của phịng Nội vụ hồn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ (mức điểm Đ từ 1 – 5 điểm).

+ TC 8.2: Tổ chức Đảng đạt trong sạch vững mạnh và các đoàn thể của cơ quan, bộ phận đạt vững mạnh, xuất sắc.

3.2.2.2. Hoàn thiện việc đo lƣờng các tiêu chí đánh giá và phân loại kết quả đánh giá:

- Hồn thiện việc đo lƣờng các tiêu chí đánh giá đối với cơng chức (không giữ chức vụ lãnh đạo):

Theo các mức điểm và trọng số T đối với các tiêu chí đánh giá đã được đề xuất xây dựng tại mục a của 3.2.1, kết quả đánh giá công chức là tổng điểm của các mức điểm tại mỗi tiêu chí đánh giá theo cơng thức sau: TĐ = T×Đ

- Hồn thiện việc đo lƣờng các tiêu chí đánh giá đối với lãnh đạo (từ cấp phó trở lên):

Theo các mức điểm và trọng số T đối với các tiêu chí đánh giá đã được đề xuất xây dựng tại mục b của 3.2.1, kết quả đánh giá cán bộ lãnh đạo là điểm trung bình giữa tổng điểm của các tiêu chí đánh giá chung và tổng điểm của các tiêu chí đánh giá riêng, theo cơng thức sau: TĐ = (T×Đ):2

3.2.2.3. Hồn thiện việc phân loại kết quả đánh giá: Việc phân loại kết quả đánh giá cần được hoàn thiện và thay đổi theo hướng: gắn kết mỗi mức phân loại với đánh giá cần được hoàn thiện và thay đổi theo hướng: gắn kết mỗi mức phân loại với số điểm cụ thể mà mỗi cá nhân đạt được, như sau:

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 90 ≤ TĐ ≤100. - Hoàn thành tốt nhiệm vụ: 75 ≤ TĐ ≤ 89. - Hoàn thành nhiệm vụ nhưng hạn chế về năng lực: 60 ≤ TĐ ≤ 74. - Khơng hồn thành nhiệm vụ: TĐ ≤ 59.

Ví dụ về cách đo lƣờng và phân loại kết quả thực hiện cơng việc tại Bảng 3.1.

Bảng 3.1: Ví dụ về cách đo lƣờng và phân loại kết quả thực hiện công việc của một công chức (không giữ chức vụ lãnh đạo) có số điểm ở mỗi tiêu chí đánh giá, nhƣ sau: STT Tiêu chí (TC) Trọng số (T) Mức điểm (Đ) Tổng = (T×Đ) 1 TC1.1 1,5 4 6 2 TC1.2 1,5 4 6 3 TC2.1 1,5 5 7,5 4 TC2.2 1,5 5 7,5 5 TC3.1 2,5 3 7,5 6 TC3.2 2,5 3 7,5 7 TC4.1 2 5 10 8 TC4.2 2 5 10 9 TC5.1 1 4 4 10 TC5.2 1 4 4 11 TC6 1,5 4 6 TỔNG ĐIỂM (TĐ) TĐ = 76

Xếp loại đánh giá: Hoàn thành tốt nhiệm vụ

3.2.2.4. Xây dựng lại phiếu đánh giá cán bộ, công chức:

- Dựa trên việc xây dựng lại các tiêu chí đánh giá theo hướng cụ thể hóa bằng những hoạt động, hành vi trên thực tế; đồng thời, điều chỉnh cách thức đo lường kết quả đánh giá thông qua phương pháp bảng điểm kết hợp với gắn trọng số và mức

điểm cho từng tiêu chí đánh giá (trên cơ sở phù hợp với bản mô tả công việc, bản tiêu chuẩn công việc của phương pháp đánh giá quản trị theo mục tiêu), phiếu đánh giá cán bộ, công chức nên được thiết kế lại, chi tiết tại Phụ lục 9 và Phụ lục 10.

- Ưu điểm của phiếu đánh giá mới (Phụ lục 9 và 10) so với phiếu đánh giá cũ (Phụ lục 6 và 7) gồm:

+ Liệt kê rõ ràng, cụ thể các tiêu chuẩn về hành vi, thái độ, công việc, nhiệm vụ... cần phải thực hiện tại mỗi tiêu chí cơ bản cần đánh giá theo quy định; khắc phục hạn chế chung chung, khơng rõ ràng của các tiêu chí đánh giá trong phiếu đánh giá cũ.

+ Gắn kết mỗi tiêu chí đánh giá với một trọng số nhất định T (0 < T < 4) thể hiện mức độ quan trọng khác nhau của mỗi tiêu chí đánh giá so với kết quả đánh giá. Đồng thời, tại mỗi công việc, nhiệm vụ chi tiết của các tiêu chí được đánh giá từ 1 điểm đến 5 điểm. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đo lường các tiêu chí đánh giá, mang lại kết quả đánh giá tồn diện, chính xác; khắc phục sự mơ hồ, cảm tính, thiếu khách quan trong cách đo lường các tiêu chí đánh giá.

+ Cột tự nhận xét, đánh giá được đặt gần cột nhận xét, đánh giá của người có thẩm đánh giá: tạo ra sự so sánh giữa mức độ thực hiện của bản thân công chức tự nhận xét với kết quả cuối cùng. Qua đó, người được đánh giá dễ dàng nhận ra mức độ thực hiện công việc của bản thân ở từng nhiệm vụ của mỗi tiêu chí đánh giá.

3.2.3. Hồn thiện việc lựa chọn chu kỳ đánh giá:

Do tính đặc thù về hoạt động của UBND quận Bình Tân bao gồm 12 cơ quan chun mơn. Trong đó, mỗi cơ quan chun mơn có đặc trưng riêng về tổ chức, hoạt động và lĩnh vực phụ trách; một số đơn vị như Văn phòng UBND, Phòng Tài nguyên và Mơi trường quận, Phịng Tư pháp: bên cạnh các hoạt động hành chính với đặc trưng là tham mưu và tổ chức thực hiện các văn bản hành chính thì có thêm hoạt động nghiệp vụ về giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến đối tượng là dân sự bên ngồi cơ quan. Theo đó, những hoạt động hành chính – tổng hợp chủ yếu tham mưu các văn bản mang tính định hướng, cần phải có thời gian để kiểm nghiệm tính hiệu quá trên thực tiễn thì chu kỳ đánh giá 1 năm hoặc 6 tháng là tương đối phù hợp. Riêng đối với các hoạt động nghiệp vụ có khả năng đo lường hiệu quả

của cơng việc sau khi hồn thành liên quan đến giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính cho các đối tượng chủ yếu là dân sự thì việc đánh giá theo chu kỳ hàng năm là tương đối dài, rất khó kiểm sốt được khối lượng và chất lượng công việc; đồng thời kết quả đánh giá theo chu kỳ hàng năm trong trường hợp này sẽ không tạo được động lực cho người được đánh giá cố gắng, nỗ lực để hoàn thiện và thay đổi kết quả đánh giá vào lần đánh giá tiếp theo trong năm. Vì vậy, để lựa chọn được chu kỳ đánh giá mang lại hiệu quả cao nhất mà không ảnh hưởng quá lớn đến hoạt động chung của tồn UBND quận (cơng sức, thời gian, chi phí...) nên sử dụng chu kỳ đánh giá 6 tháng/lần để phù hợp chung với tất cả các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận bao gồm cả 2 hoạt động là hành chính – tổng hợp mang tính định hướng và nghiệp vụ giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính liên quan đến các đối tượng là dân sự.

Ngoài ra, những bộ phận trong cùng 1 cơ quan có đặc thù về nghiệp vụ giải quyết hồ sơ cần được lãnh đạo chú ý đánh giá nội bộ theo chu kỳ hàng quý để kịp thời nắm bắt, kiểm soát mức độ thực hiện công việc của công chức; thông tin trao đổi để họ hoàn thiện bản thân, cải thiện kết quả trong lần đánh giá tiếp theo trước khi được ghi nhận vào lần đánh giá chung do UBND quận triển khai đồng loạt.

3.2.4. Hồn thiện cơng tác lựa chọn ngƣời đánh giá và huấn luyện kỹ năng đánh giá:

Thực tế cho thấy toàn bộ (100%) người có thẩm quyền đánh giá là Trưởng phịng của 12 cơ quan chun mơn chưa được tập huấn về công tác đánh giá kết quả mà chỉ dựa vào văn bản pháp lý và tình hình của UBND quận để xây dựng Kế hoạch đánh giá hàng năm; đồng thời, cịn tình trạng Trưởng phịng (người có thẩm quyền quyết định kết quả đánh giá công chức trong cơ quan) chưa thực sự khách quan trong q trình đánh giá kết quả thực hiện cơng việc của cơng chức dưới quyền quản lý.

Do đó, việc đào tạo người thực hiện đánh giá là vô cùng cần thiết so với việc Phòng Nội vụ chỉ gửi dự thảo Kế hoạch đánh giá hàng năm cho các cơ quan, đơn vị góp ý. Mong muốn được đào tạo, tập huấn các kỹ năng, nghiệp vụ về công tác đánh giá rất phù hợp với ý kiến tán thành của tất cả 12/12 Trưởng phịng các cơ quan chun mơn.

Việc đào tạo nên thực hiện định kỳ hàng năm với mục đích vừa thơng tin lại cho tất cả từ lãnh đạo đến công chức không giữ chức vụ lãnh đạo về nội dung,

phương pháp trong quy trình đánh giá; vừa giải đáp những thắc mắc và kịp thời phát hiện những vấn đề khơng phù hợp trong quy trình đánh giá để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với từng cơ quan.

3.2.5. Hồn thiện hệ thống thơng tin phản hồi về kết quả đánh giá:

Như đã phân tích, tại UBND quận Bình Tân đã xây dựng được một hệ thống thơng tin phản hồi mang tính hai chiều giữa người đánh giá và người được đánh giá:

Việc huy động thêm các đối tượng khác là đồng nghiệp cơ quan hoặc Đảng viên trong Chi bộ tham gia góp ý, nhận xét đối với bản thân của người được đánh giá trong quy trình đánh giá đã góp phần tăng cường sự khách quan trong quá trình đánh giá. Các ý kiến góp ý đó trở thành nguồn thơng tin tham khảo để người đánh giá đưa ra quyết định cuối cùng. Tuy nhiên việc góp ý trực tiếp của các đồng nghiệp thường mang tính nể nang, ngại va chạm nên khơng phản ánh chính xác những hạn chế trong năng lực, hành vi của người được đánh giá. Để hạn chế sự nể nang của tập thể đồng nghiệp khi góp ý người được đánh giá, cần thay đổi cách thức góp ý từ trực tiếp sang gián tiếp bằng hình thức phiếu kín. Riêng đối với cán bộ lãnh đạo từ cấp phó trở lên sẽ thay đổi cách thức góp ý từ việc thực hiện song song 2 hình thức biểu quyết thơng qua bằng cách giơ tay và bỏ phiếu kín sang duy nhất hình thức bỏ phiếu kín để gia tăng sự khách quan và tránh tâm lý e ngại của cấp dưới trong việc góp ý cấp trên của mình.

Việc phản hồi thơng tin sau khi có kết quả đánh giá: 100% người được đánh giá (cán bộ, công chức) đều được thông tin về kết quả đánh giá ngay tại cuộc họp. Vì vậy tất cả cán bộ, cơng chức đều biết được chính xác mức độ thực hiện cơng việc của bản thân và kết quả xếp loại của mình. Người được đánh giá có quyền phản kháng về kết quả đánh giá và trình bày những ý kiến trái ngược của mình so với kết quả đánh giá. Tuy nhiên việc phản hồi mang tính phản kháng thường không được thực hiện do cá nhân được đánh giá sợ xung đột với cấp trên, ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ công tác giữa cấp trên – cấp dưới sau này. Để cải thiện tình trạng hệ thống thông tin thực tế chỉ vận hành được 1 chiều từ người đánh giá đến người được đánh giá mà khơng có chiều thơng tin phản hồi ngược lại từ người được đánh giá đến người đánh giá, UBND quận Bình Tân cần lồng ghép nội dung về: quyền của người được đánh giá khi không đồng ý với kết quả đánh giá, cách thức xử lý và thẩm quyền xem xét

lại kết quả đánh giá được cho là không thỏa đáng của cá nhân cơng chức khi có u cầu. Hội đồng đánh giá với cơ cấu gồm Phó Chủ tịch UBND quận và các thành viên từ các cơ quan chuyên môn sẽ tổ chức thẩm định lại mức độ thực hiện công việc của cá nhân đó. Kết quả thẩm định sẽ được thơng tin đến cá nhân không đồng ý về kết quả đánh giá lần đầu và là kết quả đánh giá cuối cùng của cá nhân đó.

3.2.6. Hồn thiện việc sử dụng kết quả đánh giá:

- Nên có sự phân biệt rõ giữa kết quả thực hiện công việc của các cơ quan chun mơn thuộc khối chính quyền và kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của khối Đảng trong các quyết định nhân sự. Khi kết hợp xem xét kết quả thực hiện công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của người lao động tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận bình tân TP HCM (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)