- Hoàn thiện việc đo lường các tiêu chí đánh giá đối với lãnh đạo (từ cấp
3.2.2.4. Xây dựng lại phiếu đánh giá cán bộ, công chức
- Dựa trên việc xây dựng lại các tiêu chí đánh giá theo hướng cụ thể hóa bằng những hoạt động, hành vi trên thực tế; đồng thời, điều chỉnh cách thức đo lường kết quả đánh giá thông qua phương pháp bảng điểm kết hợp với gắn trọng số và mức
điểm cho từng tiêu chí đánh giá (trên cơ sở phù hợp với bản mô tả công việc, bản tiêu chuẩn công việc của phương pháp đánh giá quản trị theo mục tiêu), phiếu đánh giá cán bộ, công chức nên được thiết kế lại, chi tiết tại Phụ lục 9 và Phụ lục 10.
- Ưu điểm của phiếu đánh giá mới (Phụ lục 9 và 10) so với phiếu đánh giá cũ (Phụ lục 6 và 7) gồm:
+ Liệt kê rõ ràng, cụ thể các tiêu chuẩn về hành vi, thái độ, công việc, nhiệm vụ... cần phải thực hiện tại mỗi tiêu chí cơ bản cần đánh giá theo quy định; khắc phục hạn chế chung chung, khơng rõ ràng của các tiêu chí đánh giá trong phiếu đánh giá cũ.
+ Gắn kết mỗi tiêu chí đánh giá với một trọng số nhất định T (0 < T < 4) thể hiện mức độ quan trọng khác nhau của mỗi tiêu chí đánh giá so với kết quả đánh giá. Đồng thời, tại mỗi cơng việc, nhiệm vụ chi tiết của các tiêu chí được đánh giá từ 1 điểm đến 5 điểm. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đo lường các tiêu chí đánh giá, mang lại kết quả đánh giá tồn diện, chính xác; khắc phục sự mơ hồ, cảm tính, thiếu khách quan trong cách đo lường các tiêu chí đánh giá.
+ Cột tự nhận xét, đánh giá được đặt gần cột nhận xét, đánh giá của người có thẩm đánh giá: tạo ra sự so sánh giữa mức độ thực hiện của bản thân công chức tự nhận xét với kết quả cuối cùng. Qua đó, người được đánh giá dễ dàng nhận ra mức độ thực hiện công việc của bản thân ở từng nhiệm vụ của mỗi tiêu chí đánh giá.