Hồn thiện hệ thống thơng tin phản hồi về kết quả đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của người lao động tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận bình tân TP HCM (Trang 84)

- Hoàn thiện việc đo lường các tiêu chí đánh giá đối với lãnh đạo (từ cấp

3.2.5. Hồn thiện hệ thống thơng tin phản hồi về kết quả đánh giá

Như đã phân tích, tại UBND quận Bình Tân đã xây dựng được một hệ thống thơng tin phản hồi mang tính hai chiều giữa người đánh giá và người được đánh giá:

Việc huy động thêm các đối tượng khác là đồng nghiệp cơ quan hoặc Đảng viên trong Chi bộ tham gia góp ý, nhận xét đối với bản thân của người được đánh giá trong quy trình đánh giá đã góp phần tăng cường sự khách quan trong q trình đánh giá. Các ý kiến góp ý đó trở thành nguồn thơng tin tham khảo để người đánh giá đưa ra quyết định cuối cùng. Tuy nhiên việc góp ý trực tiếp của các đồng nghiệp thường mang tính nể nang, ngại va chạm nên khơng phản ánh chính xác những hạn chế trong năng lực, hành vi của người được đánh giá. Để hạn chế sự nể nang của tập thể đồng nghiệp khi góp ý người được đánh giá, cần thay đổi cách thức góp ý từ trực tiếp sang gián tiếp bằng hình thức phiếu kín. Riêng đối với cán bộ lãnh đạo từ cấp phó trở lên sẽ thay đổi cách thức góp ý từ việc thực hiện song song 2 hình thức biểu quyết thơng qua bằng cách giơ tay và bỏ phiếu kín sang duy nhất hình thức bỏ phiếu kín để gia tăng sự khách quan và tránh tâm lý e ngại của cấp dưới trong việc góp ý cấp trên của mình.

Việc phản hồi thơng tin sau khi có kết quả đánh giá: 100% người được đánh giá (cán bộ, công chức) đều được thông tin về kết quả đánh giá ngay tại cuộc họp. Vì vậy tất cả cán bộ, cơng chức đều biết được chính xác mức độ thực hiện cơng việc của bản thân và kết quả xếp loại của mình. Người được đánh giá có quyền phản kháng về kết quả đánh giá và trình bày những ý kiến trái ngược của mình so với kết quả đánh giá. Tuy nhiên việc phản hồi mang tính phản kháng thường không được thực hiện do cá nhân được đánh giá sợ xung đột với cấp trên, ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ công tác giữa cấp trên – cấp dưới sau này. Để cải thiện tình trạng hệ thống thơng tin thực tế chỉ vận hành được 1 chiều từ người đánh giá đến người được đánh giá mà khơng có chiều thơng tin phản hồi ngược lại từ người được đánh giá đến người đánh giá, UBND quận Bình Tân cần lồng ghép nội dung về: quyền của người được đánh giá khi không đồng ý với kết quả đánh giá, cách thức xử lý và thẩm quyền xem xét

lại kết quả đánh giá được cho là không thỏa đáng của cá nhân cơng chức khi có u cầu. Hội đồng đánh giá với cơ cấu gồm Phó Chủ tịch UBND quận và các thành viên từ các cơ quan chuyên môn sẽ tổ chức thẩm định lại mức độ thực hiện công việc của cá nhân đó. Kết quả thẩm định sẽ được thơng tin đến cá nhân không đồng ý về kết quả đánh giá lần đầu và là kết quả đánh giá cuối cùng của cá nhân đó.

3.2.6. Hồn thiện việc sử dụng kết quả đánh giá:

- Nên có sự phân biệt rõ giữa kết quả thực hiện công việc của các cơ quan chun mơn thuộc khối chính quyền và kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của khối Đảng trong các quyết định nhân sự. Khi kết hợp xem xét kết quả thực hiện công việc của các cơ quan chun mơn thuộc khối chính quyền và kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của khối Đảng để vận dụng vào các quyết định nhân sự như: quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức danh lãnh đạo, miễn nhiệm,... cần chú ý xây dựng thành một quy trình cụ thể, trong đó các tiêu chí và cách thức đo lường các tiêu chí đánh giá phải rõ ràng và phải có trọng số thể hiện mức độ quan trọng giữa kết quả thực hiện cơng việc của khối chính quyền với kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị cần thiết đảm nhiệm vị trí lãnh đạo.

- Để tạo động lực khuyến khích về vật chất bên cạnh các khuyến khích về tinh thần như: khen thưởng, đề bạt, đào tạo... cần tiến hành thay đổi cách thức phân phối thu nhập tăng thêm (ngoài lương cơ bản từ ngân sách nhà nước) theo hướng gắn kết với kết quả đánh giá mức độ thực hiện công việc của cán bộ, công chức, cụ thể:

+ Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn cần ban hành hệ số điều chỉnh thu nhập tăng thêm chung của cả cơ quan (Kc) tùy thuộc vào tổng kinh phí tiết kiệm được của cơ quan đó trong năm, với 0,1 ≤ Kc ≤ 1.

+ Gắn kết mức độ hồn thành cơng việc của cá nhân để tính tốn hệ số thu nhập tăng thêm của cá nhân (Kcn) theo bảng 3.2:

Bảng 3.2: Hệ số thu nhập tăng thêm của cá nhân theo kết quả phân loại mức độ thực hiện công việc:

Tổng điểm (TĐ) TĐ ≥ 90 75 ≤ TĐ ≤ 89 60 ≤ TĐ ≤ 74 TĐ ≤ 59 Xếp loại Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Hoàn thành tốt nhiệm vụ Hoàn thành nhiệm vụ nhưng hạn chế về năng lực Khơng hồn thành nhiệm vụ Kcn = Kc 0,7 x Kc 0,4 x Kc 0

+ Cách tính thu nhập tăng thêm được thực hiện theo công thức:

═ x x

Ví dụ: Trong năm 2013, một cơ quan chuyên môn ban hành hệ số điều chỉnh

thu nhập tăng thêm chung của cả cơ quan (Kc = 0,4). Cơng chức A có hệ số lương 2,34 (bậc 1, ngạch chun viên), khơng có phụ cấp lương, chức vụ, thâm niên; mức lương tối thiểu chung tại lúc đó là 1.150.000đ. Kết quả đánh giá năm 2013 của cơng chức A là hồn thành tốt nhiệm vụ. Thu nhập tăng thêm sẽ được tính tốn như sau:

- Hệ số điều chỉnh thu nhập tăng thêm của cá nhân có kết quả đánh giá hồn thành tốt nhiệm vụ: Kcn = 0,7 x Kc = 0,7 x 0,4 = 0,28.

- Thu nhập tăng thêm theo kết quả thực hiện cơng việc của cơng chức đó trong 1 tháng = 1.150.000 x 2,24 x 0,28 = 753.480 đ/tháng.

Tương tự:

- Đối với cơng chức hồn thành nhưng hạn chế về năng lực sẽ có Kcn = 0,4 x 0,4 = 0,16 và thu nhập tăng thêm trong 1 tháng = 1.150.000 x 2,24 x 0,16 = 430.560 đ/tháng.

- Đối với cơng chức hồn thành xuất sắc nhiệm vụ sẽ có Kcn = Kc = 0,4 và thu nhập tăng thêm trong 1 tháng = 1.150.000 x 2,24 x 0,4 = 1.076.400 đ/tháng.

Thu nhập tăng thêm theo kết quả thực hiện công việc (vnd/tháng) Mức lương tối thiểu chung (người/tháng) (Hệ số bậc lương + Hệ số các loại phụ cấp lương, chức vụ, thâm niên) Hệ số điều chỉnh thu nhập

tăng thêm của cá nhân (Kcn)

KẾT LUẬN

Trong tất cả các nguồn lực, nguồn lực con người đóng vai trị hạt nhân, chủ đạo và chi phối các nguồn lực khác trong tổ chức. Likert đã đúc kết cô đọng rằng “quản trị con người là nhiệm vụ trung tâm và quan trọng nhất vì tất cả các vấn đề khác đều phụ thuộc vào mức độ thành cơng của con người”. Chính vì thế, đầu tư vào nguồn nhân lực là sự đầu tư mang tính chiến lược lâu dài, có sức ảnh hưởng to lớn đến sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức.

Với vai trị là một cơng cụ trong nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực, đánh giá kết quả thực hiện công việc mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thẩm định chính xác năng lực, mức độ thực hiện công việc thực tế của các cá nhân trong tổ chức. Nó là chìa khóa để tổ chức có cơ sở tiến hành các hoạt động nhân sự khác như: khen thưởng, nâng lương, đào tạo, đề bạt, thuyên chuyển... một cách công bằng, xứng đáng với mức độ cống hiến khác nhau của mỗi cá nhân. Việc xem nhẹ, hời hợt hay chủ quan trong công tác đánh giá kết quả thực hiện cơng việc có thể dẫn đến nguy cơ xung đột, chia rẽ nội bộ và đánh mất người tài trong tổ chức.

Từ việc phân tích thực trạng cơng tác đánh giá kết quả thực hiện công việc tại các cơ quan chun mơn thuộc UBND quận Bình Tân, đề tài mong muốn đóng góp những giải pháp cụ thể, khách quan, mang tính ứng dụng thực tiễn; trên cơ sở vận dụng lý thuyết và các căn cứ pháp lý liên quan đến hoạt động mang tính đặc thù của khối cơ quan hành chính nhà nước để hồn thiện cơng tác đánh giá tại UBND quận Bình Tân nói riêng và các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói chung.

Tuy nhiên, để các giải pháp đã được đề xuất trong đề tài có thể được kiểm chứng trên thực tế về mức độ phù hợp của nó, địi hỏi phải có sự cam kết mạnh mẽ và quyết tâm thực hiện của Trưởng phòng Nội vụ - lãnh đạo cơ quan tham mưu thực hiện công tác đánh giá hàng năm, trình Chủ tịch UBND quận quyết định. Việc ứng dụng kết quả nghiên cứu phù hợp với thực tế tại quận Bình Tân sẽ tạo điều kiện cho UBND quận Bình Tân đổi mới tồn diện hệ thống đánh giá kết quả thực hiện công việc khép kín ngay từ hoạt động phân tích cơng việc, đến quy trình tổ chức thực hiện

đánh giá, cách thức đánh giá và cuối cùng là việc sử dụng kết quả đánh giá một cách có hiệu quả.

Cam kết thực hiện thí điểm các giải pháp của đề tài vào công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc trong nội bộ cơ quan của Trưởng phòng Nội vụ quận là động lực mạnh mẽ để tính ứng dụng của đề tài được phát huy và được kiểm chứng trên thực tế; đồng thời, là tiền đề tạo ra sự kế thừa và phát triển của các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.

DÀN BÀI PHỎNG VẤN

Thời gian: 45~60 phút

Địa điểm: Trụ sở UBND quận Bình Tân,

521 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân, TP HCM.

I. Phần 1 Mở đầu

- Giới thiệu tên, nơi công tác - Mục đích của việc phỏng vấn

- Một vài câu hỏi làm quen, tạo sự cởi mở trong quá trình phỏng vấn

II. Phần 2 Nội dung

1. Anh/Chị nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của công tác đánh giá đang thực hiện tại UBND quận? (tầm quan trọng đối với UBND quận, bản thân người được đánh giá?)

* Dành riêng cho công chức, lãnh đạo Phòng Nội vụ quận:

2. Trên cơ sở nào mà Anh/Chị tham mưu UBND quận xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác đánh giá hàng năm tại UBND quận Bình Tân?

3. Dự thảo Kế hoạch đánh giá hàng năm tại UBND quận Bình Tân có gửi cho các đơn vị góp ý kiến hay không? Số lượng cơ quan đã gửi góp ý? Trong đó: Số lượng đơn vị phản hồi? Số lượng đơn vị thống nhất? Số lượng đơn vị góp ý?

4. Nếu có gửi Dự thảo Kế hoạch đánh giá hàng năm cho các đơn vị góp ý kiến, thì mức độ quan tâm của các đơn vị về nội dung nào trong Kế hoạch là nhiều nhất? ít nhất? (tiêu chí đánh giá, phương pháp, thời gian thực hiện...). Ngồi ra, cịn quan tâm đến nội dung nào nữa hay không?

* Dành riêng cho lãnh đạo các cơ quan chuyên môn khác:

5. Hàng năm, cơ quan Anh/Chị có nhận được yêu cầu góp ý cho dự thảo Kế hoạch đánh giá hàng năm không?

6. Cơ quan Anh/Chị có góp ý khơng? Nội dung góp ý chủ yếu là gì? * Câu hỏi chung:

7. Cơng tác đánh giá hiện nay tại UBND quận Bình Tân được thực hiện theo phương pháp nào? tiêu chí có cụ thể, dễ đo lường hay không? chu kỳ đánh giá ra sao?

8. Sau khi có kết quả đánh giá, có ý kiến của cơng chức nào khơng thống nhất về kết quả đánh giá hay khơng? Hình thức giải quyết của cơ quan Anh/Chị đối với ý kiến khơng thống nhất là gì? Kết quả giải quyết ra sao?

11. (Nếu đã được tập huấn, đào tạo về công tác đánh giá) Anh/Chị đã được ai, cơ quan nào tổ chức tập huấn cho Anh/Chị về công tác đánh giá?

12. (Nếu đã được tập huấn, đào tạo về công tác đánh giá) theo Anh/Chị

chương trình tập huấn mang lại hiệu quả như thế nào? Có cần cải tiến nội dung tập huấn hay không? Cần cải tiến những nội dung nào khi tập huấn? Nên tiến hành tập huấn vào những thời gian nào, cho những đối tượng nào để mang lại hiệu quả?

13. (Nếu chưa được tập huấn, đào tạo về cơng tác đánh giá) theo Anh/Chị có cần thiết phải tập huấn, đào tạo cho người tham mưu UBND quận về công tác đánh giá không?

14. (Nếu cần thiết phải tập huấn, đào tạo về công tác đánh giá) theo Anh/Chị chương trình tập huấn nên tập trung vào những vấn đề nào, thời gian tiến hành tập huấn khi nào cho phù hợp? đối tượng nào cần được tập huấn? (liệt kê cụ thể).

15. Theo Anh/Chị, kết quả đánh giá được áp dụng vào các quyết định nhân sự (đãi ngộ về lương, khen thưởng, quy hoạch, thăng tiến...) tại UBND quận Bình Tân như thế nào? (hiệu quả hay khơng?), Có sự phân biệt trong việc áp dụng kết quả đánh giá vào hoạt động nhân sự giữa cơng chức và lãnh đạo khơng? Có khó khăn khi ứng dụng kết quả đánh giá vào hoạt động nhân khơng? Khó khăn đó là gì?

PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BÌNH TÂN

Xin chào Anh (Chị) ! Tôi hiện là học viên đang theo học chương trình cao học ngành Quản trị Kinh doanh thuộc trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu về “Hồn thiện cơng tác đánh giá kết quả thực hiện công

việc của người lao động tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh”.

Để nghiên cứu mang lại giá trị thực tiễn cao, xin Anh (Chị) vui lòng dành chút thời gian cho cuộc phỏng vấn khảo sát. Tất cả các câu trả lời của Anh (Chị) sẽ được giữ bí mật hồn tồn, nghiên cứu chỉ cơng bố kết quả tổng hợp. Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Anh (Chị)!

BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA:

Trong vịng 6 tháng qua, Anh (Chị) có tham gia cuộc phỏng vấn nào về công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc tại Ủy ban nhân dân quận Bình Tân khơng?

☐ Có

☐ Khơng

(Có = ngưng phỏng vấn; Khơng = tiếp tục)

Xin vui lịng đánh dấu “X” vào ô ☐ thể hiện sự đồng ý của Anh (Chị) về mỗi câu hỏi điều tra sau đây:

I. THƠNG TIN ĐÁP VIÊN:

1. Giới tính: a. ☐ Nam b. ☐ Nữ

2. Độ tuổi: a. ☐ Dưới 30 tuổi b. ☐ Từ 31 – 40 tuổi

c. ☐ Từ 41 – 50 tuổi d. ☐ Từ 51 – 60 tuổi

3. Chức vụ hiện nay của Anh (Chị):

a. ☐ Chuyên viên b. ☐ Phó trưởng phịng c. ☐ Trưởng phòng

4. Thâm niên công tác:

a. ☐ 1 – 2 năm b. ☐ 3 – 4 năm c. ☐ Trên 5 năm

5. Trình độ:

a. ☐ Trên Đại học b. ☐ Đại học c. ☐ Cao đẳng d. ☐ Trung cấp đ. ☐ Khác

1. Anh (Chị) hiểu đánh giá kết quả thực hiện cơng việc tại UBND quận Bình Tân để làm gì?

(Có thể chọn nhiều phương án trả lời)

a. ☐ Chỉ ra những ưu điểm, khuyết điểm, hạn chế để hoàn thiện bản thân.

b. ☐ Nhận biết kết quả thực hiện nhiệm vụ của bản thân để có định hướng cải tiến phương pháp, tăng cường tính hiệu quả của cơng việc trong tương lai.

c. ☐ Là căn cứ xét khen thưởng, nâng lương, thuyên chuyển công tác, đưa vào quy hoạch, đề bạt, kỷ luật,...

d. ☐ Là cơ sở xác định nhu cầu đào tạo, phát triển trong tương lai.

2. Ở cơ quan của Anh (Chị) có xây dựng các nhiệm vụ chủ yếu cho mỗi vị trí chức danh khơng?

a. ☐ Có b. ☐ Không

3. Các tiêu chí đánh giá được sử dụng tại cơ quan của Anh (Chị) có rõ ràng, cụ thể khơng?

a. ☐ Rất rõ ràng, cụ thể b. ☐ Tương đối rõ ràng, cụ thể c. ☐ Chưa rõ ràng, cụ thể d. ☐ Hồn tồn khơng rõ ràng, cụ thể

4. Các tiêu chí đánh giá có phản ánh đầy đủ các cơng việc cần thiết phải thực hiện ở vị trí chức danh của Anh (Chị) hay không?

a. ☐ Rất đầy đủ b. ☐ Tương đối đầy đủ

c. ☐ Không đầy đủ d. ☐ Hồn tồn khơng đầy đủ

5. Việc lượng hóa, đo lường các tiêu chí đánh giá hiện nay tại cơ quan Anh (Chị) có dễ dàng khơng?

a. ☐ Rất dễ dàng b. ☐ Tương đối dễ dàng c. ☐ Không dễ dàng d. ☐ Hồn tồn khơng dễ dàng

6. Theo Anh (Chị) có cần thiết phải xây dựng lại các tiêu chí đánh giá khơng?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của người lao động tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận bình tân TP HCM (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)